[Market Brief 31.03.2023]: Tâm lý Risk-on vẫn lan tỏa cuối tháng Ba

[Market Brief 31.03.2023]: Tâm lý Risk-on vẫn lan tỏa cuối tháng Ba

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:10 31/03/2023

Diễn biến chính trong phiên giao dịch hôm qua là tâm lý risk-on.

[Market Brief 31.03.2023]: Tâm lý Risk-on vẫn lan tỏa cuối tháng Ba
[Market Brief 31.03.2023]: Tâm lý Risk-on vẫn lan tỏa cuối tháng Ba

Diễn biến chính trong phiên giao dịch hôm qua là tâm lý risk-on. Chứng khoán Mỹ và châu Âu mở rộng đà tăng khi khẩu vị rủi ro phục hồi trở lại. Các nhà đầu tư không mấy lo lắng trước những bình luận diều hâu từ Fed. Các quan chức Fed cho rằng lãi suất có thể cần tăng nhiều hơn để kiểm soát lạm phát. Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn ngắn tăng nhưng kỳ hạn dài giảm. USD giảm trong khi vàng tăng.

Chính quyền Biden kêu gọi các cơ quan quản lý tăng cường thắt chặt quy định đối với các ngân hàng có quy mô trung bình ở Hoa Kỳ. Chính phủ khuyến khích giám sát chặt chẽ hơn các ngân hàng có tài sản từ 100 tỷ USD đến 250 tỷ USD. Đồng thời, chính phủ cũng đề xuất các biện pháp không cần sự chấp thuận của quốc hội. Những biện pháp này bao gồm việc yêu cầu các ngân hàng tăng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, tăng vốn và viết “di chúc sống” nêu chi tiết cách thức thanh lý chúng. Đề xuất này có nghĩa là nhiều ngân hàng sẽ phải chịu các đợt kiểm tra nghiêm túc hàng năm. Tuy nhiên, một chỉ trích đối với các bài kiểm tra này là chúng đã trở nên quá dễ đoán và có thể không tính tới các giả định phù hợp. Ví dụ, các bài kiểm tra mới nhất có thể đã không tính đến việc lãi suất tăng mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết việc giảm bớt yêu cầu về vốn ngân hàng trong năm 2018, cũng như là giảm mức giám sát đối với các ngân hàng vừa và nhỏ có tài sản dưới 250 tỷ USD nên được xem xét lại. Bà nói “Mỗi khi có một ngân hàng sụp đổ, nó gây ra mối quan ngại sâu sắc. Các quy định đã được nới lỏng trong những năm gần đây. Tôi tin rằng việc đánh giá lại tác động của các quyết định bãi bỏ quy định này là cần thiết và chúng ta cần phải thực hiện các hành động cấp thiết.”

Chủ tịch Fed Boston Susan Collins để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất. Bà cho biết “Lạm phát vẫn ở mức quá cao và các chỉ số gần đây củng cố quan điểm của tôi rằng còn nhiều việc phải làm để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%, cùng với ổn định giá cả.” Bà nói thêm rằng “Mặc dù hệ thống ngân hàng vẫn mạnh mẽ và vững chắc, nhưng những diễn biến gần đây có thể sẽ khiến các ngân hàng thận trọng hơn và thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay, do đó góp phần làm chậm lại nền kinh tế và giảm áp lực lạm phát.” Bà cho rằng “Những việc này có thể bù đắp một phần nhu cầu cấp thiết của việc tăng lãi suất.”

Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari cho biết Fed còn “nhiều việc phải làm” để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Ông đặc biệt chỉ ra sức mạnh của nền kinh tế dịch vụ và cho biết “tăng trưởng tiền lương vẫn đang nhanh hơn mức tương ứng với mục tiêu lạm phát 2% của chúng tôi; điều đó cho tôi biết rằng chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để đưa mảng dịch vụ của nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng.” Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng vẫn chưa rõ tác động của các biến động trong ngành ngân hàng gần đây đối với nền kinh tế là gì và sẽ cần thời gian để giải quyết triệt để.

Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cho biết ông vẫn chưa quyết định nên điều chỉnh lãi suất như thế nào tại cuộc họp tiếp theo vào tháng Năm. Ông nói "Nếu lạm phát vẫn tiếp diễn, chúng ta có thể phản ứng bằng cách tăng lãi suất hơn nữa." Ông đề cập rằng chính sách tiền tệ cần phải thích nghi “nhanh nhẹn” trong hoàn cảnh hiện tại. Ông nói thêm rằng mặc dù vẫn còn một số lý do khiến áp lực giá có thể mất thời gian để giảm bớt, nhưng “có thể việc thắt chặt các điều kiện tín dụng, cùng với tác động trễ của việc điều chỉnh lãi suất của chúng tôi, sẽ khiến lạm phát giảm xuống tương đối nhanh chóng”.

Hợp đồng tương lai lãi suất Fed đang định giá 55% cơ hội tăng 25 điểm cơ bản lên 5.25% vào tháng 5 (cận trên của phạm vi lãi suất Fed). Thị trường cũng đang định giá tổng cộng dưới 60 điểm cơ bản lãi suất bị cắt giảm vào cuối năm.

DJIA tăng 0.4%, S&P500 tăng 0.6%, trong khi Nasdaq Composite Index tăng 0.7%. Euro Stoxx 50 tăng 1.3%. Chỉ số Dollar Index giảm 0.5% xuống 102.14 trong khi EUR/USD tăng 60 pip lên trên 1.0900.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ tăng 2 bp lên 4.12% trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 2 bp xuống 3.55%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 5 điểm cơ bản lên 2.37% và lợi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 5 điểm cơ bản lên 3.52%. Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX tăng 1.9% lên 74.37 USD và vàng tăng 0.8% lên 1,980 USD.

Dữ liệu của Hoa Kỳ vừa được công bố như sau:
1) GDP Q4 ước tính lần thứ ba và lần cuối cùng ở mức 2.6% qoq so với 2.7% trong ước tính lần thứ hai. Tiêu dùng cá nhân đã được điều chỉnh giảm xuống 1.0% so với 1.4% trong ước tính lần thứ hai. Nguyên nhân đến từ lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 1.6% so với 2.4% trong ước tính trước đó. Tổng vốn đầu tư tư nhân đã được điều chỉnh lên tới 4.5% so với 3.7%, một phần do điều chỉnh tăng đối với đầu tư phi dân cư; Và

2) số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày 25 tháng 3 tăng 198 nghìn so với 191 nghìn trước đó. Nó đã giữ dưới mức 200 nghìn kể từ đầu năm sau hai tuần, cho thấy thị trường lao động vẫn rất mạnh mẽ.

Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào chỉ số giảm phát PCE tháng Hai, thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Thị trường đang dự báo con số 5.1% yoy so với 5.4% trước đó và lạm phát lõi PCE ở mức 4.7% yoy, không thay đổi so với tháng trước. Thu nhập cá nhân, chi tiêu cá nhân và chỉ số Tâm lý của Đại học Michigan cũng sẽ được công bố.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY giảm chưa tới 20 pip xuống 132.70 trong khi AUD/USD tăng 30 pip lên 0.6710.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!

Fed đã cắt giảm lãi suất, dẫn đến việc tăng thanh khoản dư thừa và rủi ro lạm phát gia tăng trong bối cảnh đồng USD yếu và chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, sự gia tăng thanh khoản này cũng có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, với lợi suất thực vẫn là yếu tố quan trọng cần theo dõi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ