Một góc nhìn khác về chính sách lãi suất âm
Đức Nguyễn
FX Strategist
Sớm hay muộn thì việc nới lỏng các chính sách tiền tệ sẽ cần được thực hiện, và triển khai nó bằng lãi suất âm đang ngày càng hợp lý.
Trong số những chính sách kinh tế chưa từng có tiền lệ 12 năm trở lại đây, lãi suất âm nghe có vẻ phi thực tế nhất. Lãi suất danh nghĩa dưới 0 là điều hiếm có trong tài chính - tới nỗi nhiều kinh tế gia nổi tiếng cho rằng nó là bất khả thi.
Silvana Tenreyro, thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Anh, một người cho rằng lãi suất âm nên được xem xét trong trường hợp cần nhiều hơn kích thích tiền tệ, đã nói về dự tưởng này trong một phát biểu gần đây:
“Nhiều thế hệ kinh tế gia đã được dạy theo sách vở là một khi lãi suất ngân hàng trung ương giảm xuống 0 thì các chính sách lãi suất sẽ không còn ảnh hưởng tới nền kinh tế. Chúng ta đã quá quen với việc xem 0 như một hạn chế. Có lẽ do vậy mà nhiều ngân hàng trung ương mới chỉ giảm lãi suất xuống gần 0 sau khủng hoảng tài chính 2008-09, và phải vài năm sau một số mới hạ xuống dưới 0.”
Dù chậm trễ, chỉ 1 số nhỏ khu vực đặt mức lãi suất âm, như Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Nhật Bản. Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tiếp tục giữ lãi suất dương, dù là đã tiệm cận 0.
Hóa ra để quên đi những thứ đã ăn sâu vào tiềm thức là rất khó với (có thể còn đặc biệt với) những nền kinh tế khôn khéo nhất. Vấn đề đặt ra bây giờ là, tại 1 thời điểm nào đó, người dân sẽ giữ tiền mặt thay vì chịu lãi suất âm từ ngân hàng. Nhiều kinh tế gia nghĩ kể cả khi lãi suất ngân hàng trung ương có thể xuống dưới âm, nó cũng không thể kích cầu vì các ngân hàng sẽ không áp dụng vào nền kinh tế.
Đây không phải là những niềm tin viển vông, chúng có hậu quả thực tới nền kinh tế. Việc các ngân hàng trung ương hết các cách thông thường để kích thích kinh tế chính là lý do họ không hạ lãi suất sâu hơn nữa (hoặc không hạ ngay lập tức). Thay vào đó, họ chuyển sang những chính sách mới lạ, như mua lượng lớn trái phiếu để “nới lỏng định lượng”, và nhiều kinh tế gia cho rằng chúng ta nên dừng trông cậy vào các chính sách tiền tệ. Phản đối lãi suất âm xuất hiện nhiều hơn ở khắp mọi nơi, một phản đối có phần cực đoan nhắm tới Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vì nhiều lý do thực tế.
Vấn đề ở đây là giả định về lãi suất âm không thể kích cầu là sai.
Khi Silvana Tenreyro giải thích về việc thêm cả lãi suất trong công cụ chính sách của Anh, bà nói rằng hạ lãi suất cho kết quả như nhau, dù là âm hay dương.
“Đây là kinh nghiệm chúng tôi rút ra từ châu Âu và nhiều quốc gia khác”, Tenreyro nói về lãi suất âm. “Nó đã có hiệu quả ngang bằng, thậm chí tốt hơn ở kênh tài trợ vốn, và thấp hơn một chút ở kênh cho vay. Nhưng cho vay chỉ chiếm phần nhỏ trong truyền tải chính sách, nên nhìn chung, hiệu quả của việc này là rất đáng kể, và chúng tôi kỳ vọng cũng sẽ hiệu quả khi cần tại Anh.”
Tenreyro không phải là người duy nhất có nhận định này. Tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Luis Brandao-Marques, Gaston Gelos và đồng nghiệp cũng có kết luận tương tự. (Gelos và Tenreyro đã trao đổi kết quả tại một hội thảo online tổ chức bởi IMF.)
Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn 1 thập kỷ trước, Ngân hàng trung ương Anh đang rất chậm chạp trong chuẩn bị cho việc lãi suất xuống dưới 0 (lãi suất chính sách hiện tại là 0.1%). Năm nay hệ thống ngân hàng Anh mới có thể sẵn sàng nếu Ủy ban Chính sách Tiền tệ muốn thực hiện điều này. Cục Dự trữ Liên bang thậm chí còn chưa có nhiều sự chuẩn bị.
Có vẻ những người muốn lãi suất âm trở thành 1 công cụ như Tenreyro và những đồng sự đã vượt qua được rào cản, chỉ tiếc là quá muộn để có tác dụng. Hiện tại, các ngân hàng trung ương nhiều khả năng sẽ thắt chặt thay vì nới lỏng. Tiêm chủng vắc xin Covid được đẩy nhanh, kết thúc giãn cách đang rất gần, và IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ bùng nổ năm nay và tiếp tục tăng trưởng mạnh vào 2022.
Nhưng nếu thực tế không đi đúng hướng, có thể sẽ cần các gói kích thích mới. Khoảng thời gian đáng lo ngại nhất là khi các lệnh giãn cách được dỡ bỏ và các khoản hỗ trợ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp bị cắt. Khi được hỏi về trường hợp yêu cầu thay đổi gói kích thích, Tenreyro nhắc đến diễn biến xấu đi của dịch do chủng mới kháng vắc xin và khả năng người tiêu dùng không tiêu nhiều tiền tiết kiệm. Bà cũng chỉ ra rằng chính sách tiền tệ sẽ được chỉnh sửa theo chính sách tài khóa. Nói cách khác, củng cố tài khóa sẽ dẫn đến tăng nhu cầu và hỗ trợ về tiền tệ.
Hơn nữa, xu hướng giảm của lãi suất thị trường đồng nghĩa với việc lãi suất ngân hàng trung ương âm sẽ quay lại vào chu kỳ kinh tế tiếp theo. Điều quan trọng là sự phù hợp của nó khi là 1 công cụ chính sách tiền tệ được chứng tỏ qua đại dịch Covid chưa.
“Thực tế đã thay đổi rất nhiều. Giới hạn dưới không phải là một con số bất biến. Chúng ta xuống sâu được bao xa sẽ dựa vào tiến bộ công nghệ và các quyết định chính sách. Giới hạn dưới hiện nay đã thấp hơn rất nhiều so với 10 năm trước, thậm chí ngay năm ngoái do đại dịch Covid,” theo Tenreyro
“Hiện tại chúng ta mua hàng và giao dịch online rất nhiều. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta chỉ dùng tiền mặt thay vì thanh toán trực tuyến. Sau mỗi giao dịch ta lại phải ra bưu điện hoặc ngân hàng để gửi tiền đến người bán. Chi phí cho thời gian và sự bất tiện sẽ lớn hơn lãi suất âm rất nhiều.”
Bà lấy ví dụ về một người có 2000 bảng Anh trong tài khoản tiền gửi, lãi suất -0.1% sẽ tốn người đó 2 bảng mỗi năm. “Liệu họ sẽ tiết kiệm số tiền đó bằng cách giữ tiền mặt để rồi lúc nào cần thanh toán cũng phải đi ra ngân hàng?”
Câu trả lời rõ ràng là có, và làm ta quan tâm hơn đến việc lãi suất có thể xuống sâu bao nhiêu mà vẫn chịu thiệt so với yếu tố bất tiện, điều “đã tăng chi phí của việc dùng tiền mặt hiện nay, ngoài vấn đề lưu trữ và an toàn”, theo Tenreyro. “Chúng ta sống trong một nền kinh tế ở đó lãi suất có thể xuống sâu mà không gây nên việc chuyển sang tiền mặt hàng loạt, 1 lý do khiến cho kênh vay tiền ít hiệu quả hơn. Giới hạn dưới càng thấp, kênh vay càng hiệu quả.”
Và cũng có những chính sách làm tăng chi phí giữ tiền mặt hơn nữa, như phí rút tiền. Như Tenreyro đã chỉ ra, “các kinh tế gia đã bàn tán về vấn đề này suốt 1 thế kỷ”. Chính John Maynard Keynes đã dành riêng 1 phần trong cuốn “Lý thuyết tổng quát” để nói về đề xuất 1 loại tiền “đóng dấu” thu phí người giữ của Silvio Gesell từ đầu thế kỷ XX.
Nếu như giới hạn dưới có chức năng trong việc lựa chọn chính sách, nó khó có thể chống lại sử dụng lãi suất âm. Đặt ra giả định mà không quan tâm đến sự thật là độc đoán; tiếp tục tin vào dù thực tế chứng minh ngược lại là mê tín. Sự phản đối lãi suất âm rơi vào cả hai trường hợp, tuy nhiên, như với mọi mê tín, sớm muộn gì cũng sẽ tan biến.
Financial Times