Nếu một ngày đồng Đô la Mỹ mất đi vị thế 'Đồng tiền Dự trữ'

Nếu một ngày đồng Đô la Mỹ mất đi vị thế 'Đồng tiền Dự trữ'

18:17 01/08/2020

Khi coronavirus khởi động một biến cố kinh tế lịch sử và khiến thị trường chứng khoán rơi tự do vào tháng 3, các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn thế giới đã đổ xô vào một loại tiền tệ mà họ tin tưởng hơn tất cả các loại tiền khác: đồng Đô la Mỹ.

Mong muốn an toàn và nhu cầu tiền mặt để duy trì hoạt động của doanh nghiệp tồn tại được qua một cuộc khủng hoảng kinh tế ở quy mô chưa từng có, họ đã chộp lấy đồng tiền của Mỹ bất cứ nơi nào có thể, khiến nó tăng giá.

Quy mô của đợt tăng - 9% trong 9 ngày - là cực đoan, nhưng hợp lý với quy mô của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, bản thân biến động này có thể dự đoán trước. Khi mọi thứ trở nên khó khăn, đồng đô la nhảy vọt - một mô hình quen thuộc từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09 và trong mọi đợt bùng nổ căng thẳng địa chính trị của những thập kỷ gần đây.

Eswar Prasad, giáo sư tại Đại học Cornell và là cựu quan chức cấp cao của IMF cho biết, “nếu có sự xáo trộn. Bạn có thể đi đâu? Đồng đô la."

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, đồng tiền của Mỹ đã chịu mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất trong 10 năm qua, chạm mức thấp nhất so với rổ đối ứng kể từ năm 2018. Giá trị đồng đô la giảm trong tháng 7 có vẻ khiêm tốn, nhưng có thể được coi là kịch tính trong một thị trường ngoại hối tương đối ổn định.

Tháng tệ nhất của đồng Đô la trong một thập kỷ

Một động thái mạnh mẽ như vậy của đồng đô la chắc chắn đặt ra một loạt câu hỏi đi vào trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu và về vai trò độc tôn của đồng tiền Mỹ.

Trong ngắn hạn, sự sụt giảm của đồng đô la đang phản ánh sự yếu kém tiềm tàng của nền kinh tế Mỹ khi đại dịch lan rộng ở các bang miền Nam.

Trong khi phần lớn thế giới đang dần dần thoát khỏi tình trạng phong tỏa, thì Hoa Kỳ đã trở thành một ngoại lệ trong số các nền kinh tế phát triển về việc quản lý khủng hoảng và mâu thuẫn chính trị ngày càng cao về cách ngăn chặn virus. Các nhà quản lý quỹ đang đặt cược rằng Fed sẽ cần phải tăng cường kích thích kinh tế hơn nữa, làm suy yếu đồng đô la.

Nhưng cũng có những lo lắng cơ bản hơn. Vàng tăng vọt và đạt mức cao mọi thời đại khi các nhà đầu tư tìm kiếm một sự thay thế cho đồng tiền tệ Mỹ. Một số người công khai đặt nghi vấn, một lần nữa, rằng liệu các định chế Hoa Kỳ bây giờ có quá yếu để thế giới có thể dựa vào đồng đô la hay không. Chính trị Mỹ ngày càng trở nên phân cực hơn và có khả năng rối loạn trong lúc EU đang có những dấu hiệu mới về sự thống nhất và đoàn kết.

Jay Powell cảnh báo nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh

Brad Setser, một cựu quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói rằng khó có khả năng đồng Euro sẽ đột ngột thay thế đồng Đô la. Thay vào đó, ông nói, sai lầm trong quản lý của Hoa Kỳ có nhiều khả năng sẽ làm sứt mẻ vị thế đồng Đô la một cách từ từ. Đưa ra đề nghị gây tranh cãi để trì hoãn cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, Donald Trump có vẻ chưa sẵn sàng chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, hiện tại, các học giả đồng ý rộng rãi rằng thời điểm thế giới dứt khoát chuyển hướng khỏi đồng tiền Hoa Kỳ vẫn chưa đến. “Các sự kiện vào tháng 3, thực ra đã củng cố vai trò quốc tế của đồng Đô la”, theo ông Hyun Song Shin, người đứng đầu Bộ phận nghiên cứu tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.

Mark Sobel, cựu quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Chủ tịch Omfif (một tổ chức nghiên cứu) của Hoa Kỳ, đồng ý: “Tháng 3 nhắc nhở thế giới về vai trò không thể thiếu của Cục Dự trữ Liên bang trong hệ thống tài chính toàn cầu.”

Đô la Mỹ vẫn đang là đồng tiền dự trữ độc tôn

Đây là thời điểm khó lường trên thị trường. Giá trị đồng Đô la Mỹ sụt giảm thường là dấu hiệu của sự lạc quan kinh tế toàn cầu. Nó thường biểu hiện cho việc các quốc gia khác có triển vọng tăng trưởng tốt và các nhà đầu tư hài lòng khi đặt tiền của họ sinh lời ở các địa điểm rủi ro hơn.

Triển vọng lần này khác. Sự suy giảm của đồng đô la đã tăng tốc trong tuần qua, bất chấp giá trái phiếu chính phủ vẫn ở gần mức cao kỷ lục phản ánh kỳ vọng tăng trưởng thấp và mong muốn có tài sản an toàn. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư lo ngại về một rắc rối của riêng Mỹ.

David Riley, chiến lược gia đầu tư tại BlueBay Asset Management tại London cho biết, “thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ đang phản ánh thực tế là triển vọng của Mỹ đang suy yếu. Cần phải có kích thích nhiều hơn. Đây là lúc mà phe hâm mộ vàng xuất hiện, và biến nó thành một cuộc tranh luận về đồng tiền dự trữ toàn cầu.”

Vàng đạt mức cao kỷ lục 1,983 USD / ounce trong tuần này. Ngay cả đồng bảng Anh, bị kìm hãm so với các loại tiền tệ lớn khác bởi triển vọng Brexit, đã tăng so với đồng USD, đạt hơn 1.30, tăng 7% trong tháng Bảy.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel

Đồng đô la đã bị kéo xuống bởi sự gia tăng mạnh trong các ca nhiễm coronavirus ở Mỹ, điều này đã khiến người ta lo ngại về một đợt phong tỏa gây thiệt hại kinh tế khác.

Trong cuộc họp gần nhất về chính sách tiền tệ trong tuần này, Chủ tịch Fed Jay Powell đã cảnh báo rằng quỹ đạo của nền kinh tế Mỹ sẽ phụ thuộc đáng kể vào quá trình kiểm soát dịch bệnh. Nhận định này cùng với cam kết hỗ trợ nền kinh tế, các nhà đầu tư dự đoán kích thích bổ sung từ Fed trong những tháng tới.

“Fed có thể nới lỏng hơn so với hầu hết các ngân hàng trung ương khác”, Michael Swell, người đứng đầu bộ phận quản lý danh mục đầu tư thu nhập cố định toàn cầu tại Goldman Sachs Asset Management. Lãi suất tham chiếu có khả năng duy trì ở mức hoặc gần bằng 0 trong nhiều năm, ông nói, ngay cả trong trường hợp bạn thấy sự cải thiện đáng kể trong tăng trưởng và việc làm.

Kênh cấp vốn khẩn cấp 'dollar swap lines'

Phần lớn sự sụt giảm của đồng đô la là so với đồng euro, vốn đã tăng giá 10% kể từ tháng Năm. Vào tháng 7, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý về gói giải cứu coronavirus cho khối và nợ chung giữa các quốc gia thành viên lần đầu tiên với một loạt trái phiếu tập thể mới. Sự đoàn kết này trái ngược hoàn toàn với sự tê liệt chính trị ở Mỹ và mở ra khả năng, tám năm sau đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ eurozone, khu vực EU và đồng euro có thể bắt đầu có một loại tiền tệ mạnh và có tính thể chế hơn để hấp dẫn những nhà đầu tư dài hạn bảo thủ như các ngân hàng trung ương.

Nhưng điều đó sẽ không xảy ra ngay lập tức. Đồng Euro đã bị thiếu đi một thị trường trái phiếu rủi ro thấp và sâu, và bây giờ có khả năng điều này sẽ thay đổi. Nhưng ngay cả như vậy, sẽ mất nhiều thời gian để phát triển và trưởng thành và thanh khoản được như thị trường Trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, ông Jeffrey Frankel, cựu cố vấn kinh tế của Nhà Trắng và là giáo sư tại Đại học Harvard nói.

Barry Eichengreen, giáo sư kinh tế tại Đại học California, Berkeley cho biết, thực sự không có nhiều lựa chọn thay thế đủ lớn để cho phép [người quản lý dự trữ] chuyển hết số tiền ra khỏi đô la Mỹ.

Trạng thái đồng tiền dự trữ mang lại lợi ích đáng kể cho nước sở tại. Đối với chính phủ Hoa Kỳ, nó không chỉ có nghĩa là thu nhập bổ sung dưới dạng ‘seigniorage’ - lợi nhuận thặng dư khi phát hành một loại tiền tệ - mà còn có khả năng vay một khoản vốn đáng kể với giá rất rẻ.

Donald Trump trong một cuộc họp báo về dịch bệnh

Tăng cường hơn nữa uy quyền của Dollar, là thực tế rằng Dollar đóng một vai trò lớn trong thương mại và tài chính toàn cầu, chiếm gần một phần năm của tất cả các giao dịch thương mại bên ngoài Hoa Kỳ.

Đồng đô la thậm chí còn có vai trò lớn hơn trong giao dịch tiền tệ toàn cầu, với khoảng 88% các giao dịch trong thị trường trị giá 6.6 nghìn tỷ đô la mỗi ngày được giao dịch với đồng bạc xanh, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Điều này càng hạn chế khả năng của các ngân hàng trung ương đa dạng hóa khỏi đồng đô la, theo Francesca Fornasari, người đứng đầu các giải pháp tiền tệ tại Insight Investment.

Vì hầu hết các loại tiền tệ, theo mặc định, được giao dịch so với đồng đô la, Euro sẽ ít được sử dụng khi, ví dụ, một ngân hàng trung ương thị trường mới nổi cần phải ngăn chặn đồng tiền của mình lao dốc. “Các ngân hàng trung ương giữ dự trữ như một tấm khiên phòng vệ khi thị trường trở nên rối loạn. Nếu bạn là ngân hàng trung ương của Indonesia và tiền tệ của bạn được đo bằng đồng đô la, bạn thực sự cần phải có đô la để có thể can thiệp,” ông Fornasari nói.

Cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ Mark Sobel

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên trong những năm gần đây, sự thống trị của đồng đô la bị nghi ngờ.

Năm 2008, một nghiên cứu học thuật của Frankel và Menzie Chinn, giáo sư tại Đại học Wisconsin - Madison, đã dự đoán rằng vào năm 2022, đồng euro sẽ vượt qua đồng đô la trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới. Vào thời điểm đó, đồng Euro đang tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đại, đạt gần $ 1.60 vào tháng Tư năm đó để ghi dấu mức tăng 82% so với đồng đô la. Trong cùng thời gian, chỉ số đồng đô la đã giảm 40% giá trị, chạm mức thấp kỷ lục vào tháng 3 năm đó.

Sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ vài tháng sau đó, đã giải phóng nhu cầu về tài sản bằng đồng đô la an toàn, đã chấm dứt cơn sốt đầu cơ đồng Euro thay thế đồng tiền của Mỹ.

Dữ liệu mới nhất từ các nhà quản lý dự trữ ngân hàng trung ương cho thấy rằng đồng tiền của Hoa Kỳ trong kho dự trữ đã tăng trong quý đầu tiên của năm, với gần 62% trong số khoảng 11 nghìn tỷ đô la nắm giữ ngoại hối toàn cầu được phân bổ cho đồng đô la, chỉ 2% thấp hơn so với năm 2008, theo dữ liệu từ IMF. Tỷ lệ dự trữ euro đạt đỉnh vào năm 2009 ở mức 28%; trong quý đầu tiên của năm nay, nó đứng ở mức 20%.

Giáo sư Harvard Jeffrey Frankel

Những người kinh doanh tiền tệ từng coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với sự thống trị của đồng đô la. Nhưng, chừng nào hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn bị hạn chế di chuyển vốn, đồng Nhân dân tệ không thể đóng vai trò là một loại tiền dự trữ toàn cầu, các nhà phân tích nói. Tỷ lệ nắm giữ CNY của các ngân hàng trung ương toàn cầu đã tăng nhưng vẫn chỉ ở mức 2%.

Nhưng chế độ nào cũng có thể thay đổi, đặt ra một rủi ro lâu dài thay vì nguy hiểm ngay lập tức đối với đồng đô la. “Người ta cho rằng không điều gì Mỹ làm có thể biến thành tình huống đồng đô la mất uy tín. Nhưng điều đó là sai và bạn chỉ cần xem Anh như một bài học cảnh báo”, ông Frankel nói. “Sterling từng là đồng tiền tệ dự trữ lớn nhất thế giới nhưng nó đã mất vị thế này, và điều đó cho thấy đồng USD cũng có thể mất đặc quyền đó.”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ