Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối?
Võ Trí Mạnh
Junior Analyst
Chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của BoJ đang bị ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất và giảm bảng cân đối kế toán của một loạt các ngân hàng trung ương toàn cầu. Trong khi nhiều ngân hàng trung ương, bao gồm cả Fed và BoE đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát trong khi vẫn giữ cho nền kinh tế tăng trưởng, thì BoJ lại có một loạt vấn đề khác cụ thể là tăng trưởng chậm và lạm phát dưới mục tiêu.
Khi chênh lệch lãi suất ngày càng gia tăng giữa Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác, Yên Nhật sẽ tiếp tục suy yếu. Và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không những đứng và để điều này xảy ra, mà họ dường như đang khuyến khích động thái này.
LỢI ÍCH CỦA NỀN KINH TẾ CÓ TIỀN TỆ YẾU
Đồng tiền yếu giúp thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu của một quốc gia bằng cách làm cho hàng hóa của quốc gia đó cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Sự phát triền này giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thị trường việc làm và cán cân thanh toán của các quốc gia. Đồng tiền yếu hơn cũng làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, đẩy lạm phát lên cao hơn. Bằng cách khiến cho đồng tiền mạnh hơn hoặc yếu hơn, một quốc gia có thể hướng nền kinh tế tới mức mong muốn mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp tài khóa.
Mặc dù về lý thuyết, việc ảnh hưởng đến tiền tệ để phù hợp với chính sách trong nước nghe có vẻ khá khôn ngoan về mặt kinh tế, nhưng việc thao túng tiền tệ lại bị các đối tác thương mại phản đối, đặc biệt là Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Quốc gia này có một bộ luật về thao túng tiền tệ và nếu nước nào khác vi phạm thì Hoa Kỳ sẽ tham gia với vai trò quốc gia liên quan để loại bỏ lợi thế cạnh tranh không công bằng. Nếu can thiệp không thành công, Mỹ có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt thương mại.
LỊCH SỬ CAN THIỆP CỦA BOJ
BOJ đã phải can thiệp vào thị trường ngoại hối nhiều lần kể từ khi đồng Yên Nhật được thả nổi so với Dollar Mỹ vào năm 1973. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã can thiệp liên tục trong 25 năm qua để giữ cho đồng tiền này hấp dẫn với các nhà đầu tư. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đưa ra biện pháp nới lỏng vào đầu năm 2000 trong nỗ lực thúc đẩy lạm phát bằng cách đề nghị mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ với lãi suất ấn định. Chính sách này đã được nâng cấp trong thời gian dài để tăng số lượng trái phiếu mà ngân hàng trung ương sẽ mua, thêm các loại chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản và sau đó đưa cổ phiếu vào rổ tài sản mà BoJ sẽ mua. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hiện là người nắm giữ cổ phiếu lớn nhất của Nhật Bản, thông qua các quỹ ETF khác nhau và nắm giữ khoảng 50% thị trường trái phiếu Nhật Bản.
Biểu đồ giá USDJPY hàng tháng cho thấy sự đảo chiều dài hạn rõ rệt trong cặp USD/JPY khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách tiền tệ.
BIỂU ĐỒ M1 của cặp USD/JPY
Biểu đồ hàng tháng cho thấy mức 125.00 được giữ trong gần hai thập kỷ vì đây được thị trường coi là ngưỡng cuối cùng. Mức độ này hiện đã bị phá vỡ.
Daily FX