Ngày bầu cử Siêu Thứ Ba đã cho chúng ta thấy gì về nền kinh tế và xu hướng bầu cử hiện tại?

Ngày bầu cử Siêu Thứ Ba đã cho chúng ta thấy gì về nền kinh tế và xu hướng bầu cử hiện tại?

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

02:35 10/03/2024

Không phải dữ liệu và sự thật, cảm xúc có thể sẽ là thứ quyết định tới kết quả của cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới ở Hoa Kỳ.

Siêu Thứ ba, ngày mà nhiều bang ở Mỹ tổ chức bầu cử sơ bộ, đang đến gần. Kết quả đã rõ: Donald Trump và Joe Biden sẽ là những người vào vòng chung cuộc. Nhưng các cuộc bầu cử sơ bộ có thể cho ta cái nhìn sâu sắc hơn về sự khác biệt giữa những gì dữ liệu đang cho chúng ta thấy, đặc biệt là sự đa dạng về kinh tế và cảm nhận thực tế của cử tri.

Một trong những bí ẩn lớn nhất của đợt tranh cử này là việc Joe Biden không được ghi nhận công lao nhiều hơn đối với sự bùng nổ kinh tế ở Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội tăng, lạm phát giảm, và thị trường việc làm khó có thể tốt hơn được nữa. Bên cạnh đó, niềm tin của người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, và điều đó có thể được phản ánh trong các cuộc thăm dò ý kiến vào thứ Ba sắp tới, khi cử tri sẽ không chỉ chia sẻ về ứng cử viên mà họ chọn, mà sẽ còn giải thích vì sao.

Tuy nhiên, những cuộc khảo sát đó có thể sẽ cho ta thấy dữ liệu kinh tế và cảm nhận thực tế của cử tri đang mâu thuẫn với nhau, hoặc ít nhất là không tương quan với nhau như nhiều người kỳ vọng.

Ta có thể xem xét bối cảnh lạm phát. Đúng là lạm phát đang hạ nhiệt, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp và lương đang tăng. Người dân không cảm thấy gì trước sự thay đổi của chỉ số CPI. Họ chỉ thấy những áp lực cộng dồn từ việc giá nhu yếu phẩm, tiền thuê nhà, tiền gas, tiền điện, tiền bảo hiểm ô tô và các chi phí khác đã tăng hơn 20% trong 2-3 năm qua.

Đối với hầu hết người Mỹ, đặc biệt là những người trẻ tuổi và nhóm người chịu tác động tiêu cực khi giá cả tăng, cảm giác về lạm phát không chỉ là “Này, mọi thứ đều đắt đỏ, nhưng giá cả đang giảm dần, và ta đang có nhiều tiền hơn.” Họ chỉ cảm thấy phẫn uất. Như người thăm dò dư luận của Đảng Dân chủ Stan Greenberg đã nói: “Bài học quan trọng nhất của tôi trong mùa tranh cử này là ngay cả khi bạn thoát khỏi thời kỳ lạm phát, mọi người vẫn sẽ khó chịu rất lâu sau đó.”

Tinh thần bi quan còn bị kéo dài bởi thực tế là những thay đổi kinh tế qua các thế hệ (chẳng hạn như lạm phát tăng trên 5%, điều đã không xảy ra kể từ năm 2008) có xu hướng in sâu vào tâm trí mọi người trong suốt quãng đời còn lại của họ. Thật vậy, có nghiên cứu cho rằng chỉ cần trải qua một năm thực sự khó khăn thì một người trưởng thành cũng có thể thay đổi hoàn toàn hành vi so với trước đó.

Tôi nhớ về bà nội tôi - một y tá người Anh đã sống qua thời Thế chiến thứ Hai, người đã sống qua thời phải dùng đi dùng lại túi trà lọc để có trà uống. Hay là tôi nhớ tới bố mẹ tôi, những người thuộc thế hệ baby boomer, có thể thoải mái về hưu với một khoản thế chấp. Cảm xúc thúc đẩy các quyết định liên quan tới kinh tế, cũng như lựa chọn bầu cho ai trong mùa tranh cử.

Vai trò của cảm xúc có thể được phản ánh không chỉ trong nhận thức về giá cả, mà còn về các vấn đề vĩ mô hơn như di cư, an ninh biên giới, hay bầu cử. Tất nhiên, những người nhập cư luôn là yếu tố cốt lõi cho sự thành công về mặt kinh tế của Mỹ (người nhập cư tác động tích cực ở cả cấp cao và cấp thấp trong các vấn đề kinh tế-xã hội). Thậm chí còn có bằng chứng mới cho thấy lao động sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ là nguyên nhân chủ chốt khiến cho lạm phát lao động không tăng cao hơn.

Và người nhập cư được nhắc ở trên bao gồm cả những người nhập cư bất hợp pháp. Một báo cáo gần đây của Strategas Research Partners về việc “đại nhập cư" là chìa khoá để giải thích cho sự tăng trưởng của Mỹ, lưu ý rằng: “Trong phạm vi mà việc nhập cư của Mỹ khó có thể đo lường đầy đủ trong những năm gần đây, dữ liệu được báo cáo cho thấy tác động giảm phát của di cư có thể đánh giá thấp ảnh hưởng của họ tới nền kinh tế.”

Điều đó bao gồm những người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Một báo cáo gần đây của Strategas Research Partners về việc “nhập cư lớn” là chìa khóa để hiểu sự tăng trưởng của Hoa Kỳ lưu ý rằng: “Trong phạm vi mà việc nhập cư của Hoa Kỳ khó có thể đo lường đầy đủ trong những năm gần đây, dữ liệu được báo cáo [cho thấy tác động giảm phát của di cư] có thể đánh giá thấp sự thúc đẩy này.” Báo cáo cũng chỉ ra: “Chính sách do một số bang ban hành nhằm di dời người nhập cư từ biên giới phía Nam đến các thành phố lớn hơn cũng có thể có tác dụng (đôi khi là ngoài ý muốn) trong việc đưa họ đến những khu vực mà họ có thể làm việc, ngay cả khi đó là những công việc không chính thức.”

Tôi đã quan sát thấy điều đó ở New York. Đúng là tại đây có những vấn đề lớn về nhà ở cho người di cư, nhưng chúng tôi cũng có một lượng lớn lao động phi chính thức giúp giảm chi phí dịch vụ trong các lĩnh vực như nhà hàng và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Tôi rất muốn thấy việc cấp giấy phép lao động cho những người nhập cư có thể lấp đầy những khoảng trống trong thị trường lao động eo hẹp. Nhưng không có nhiều người sẽ đồng tình với tôi - 61% người Mỹ, và 91% đảng viên Đảng Cộng hoà, coi việc nhập cư bất hợp pháp là một vấn đề “rất nghiêm trọng".

Xung đột này có thể phản ánh đúng quan điểm nêu ở đầu bài viết, rằng cảm xúc - chứ không phải sự thật - sẽ là thứ quyết định tới bối cảnh chính trị ngày nay. Và trong nhận thức của mọi người về kinh tế, sự chia rẽ về đảng phái ngày một gia tăng. Một nghiên cứu được các học giả Đại học Stanford và Đại học New York công bố vào năm 2022 cho thấy khoảng cách trong cách Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà nhìn nhận cùng một dữ liệu kinh tế đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1999-2020. Cả hai đảng đều đã rời xa quan điểm cơ bản của các cử tri độc lập. Và giờ có vẻ như ai cũng thuộc một đảng phái nào đó.

Hơn nữa, sự chia rẽ có xu hướng gia tăng trong thời kỳ kinh tế phục hồi, như những năm của Obama sau cuộc khủng hoảng tài chính, hay sự bùng nổ của Biden ngày nay. Các tác giả của nghiên cứu thừa nhận rằng điều này có thể được giải thích là “bởi vì các nhà tư tưởng thuộc mọi thành phần có thể tìm thấy dữ liệu kinh tế hoặc quan điểm củng cố niềm tin chính trị của họ”.

Điều đó chắc chắn đúng với cá nhân người viết là tôi. Hãy xem xét rằng các nơi đang gặp khó khăn về kinh tế chiếm 8% GDP của Hoa Kỳ, đã nhận được 16% khoản đầu tư tới khu vực chiến lược, vào những thứ như năng lượng sạch và chất bán dẫn kể từ năm 2021, nhờ sự tập trung của chính quyền Biden vào kinh tế học tại chỗ (place-based economics). Tuy nhiên, vì đây là những công trình dài hạn, cần nhiều năm để tạo ra trải nghiệm thực tế trong các cộng đồng, nên nhiều người sống ở những nơi đó vẫn có thể bỏ phiếu cho Trump.

Những thông tin về ngày Siêu Thứ Ba chúng ta đều có thể thấy rõ. Thay vì tập trung vào cập nhật số liệu, hãy quan sát những cảm xúc đang có ở cử tri, và những gì chúng có thể gợi mở cho ta về kết quả của tháng 11.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ