Nhận định S&P 500: Tiến về test đáy năm trước mùa báo cáo thu nhập

Nhận định S&P 500: Tiến về test đáy năm trước mùa báo cáo thu nhập

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

20:24 11/10/2022

Dữ liệu NFP tốt hơn mong đợi tuần trước đã xoá bỏ hy vọng FED xoay trục. Kể từ đó, chứng khoán Mỹ tiếp tục bị bán tháo và hiện tại chỉ số S&P 500 tiếp cận đáy hàng năm tại 3,571.75.

Thị trường gấu năm nay khá bất thường khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ổn định trong khi lãi suất tăng cao hơn khiến nhiều người tự hỏi liệu vẫn còn điều tồi tệ hơn sắp xảy đến. Theo FactSet, tăng trưởng S&P 500 dự báo giảm mạnh nhất trong hai năm qua, 6.6%. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng của S&P 500 dự kiến vẫn khả quan, ở mức 2.9% cho Q3.

Ngoài ra, định hướng chính sách Q4 cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Ví dụ, trong mùa báo cáo thu nhập quý 3, gần một nửa số công ty trong S&P 500 báo cáo suy thoái, nhiều nhất trong hơn 10 năm. Kể từ đó, lãi suất và lạm phát thậm chí còn tăng cao hơn, gây áp lực kép lên người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Biểu đồ ngày cho thấy S&P 500 rất gần với việc tạo đáy mới trong năm. Đáy hiện tại xuất hiện vào khoảng tháng 9 năm 2020 tại 3590, ngăn cản việc bán thêm vào đầu tháng này. Lợi suất kho bạc 10 năm của Mỹ đã lùi khỏi mốc 4.02%, mốc giảm áp lực cho cổ phiếu trong ngắn hạn. Một đợt break xuống dưới đáy hiện tại mở ra mức thoái lui 50% từ 2020 - 2021 tại 3487, với đỉnh tháng 2/2020 tại 3397.50 là mức hỗ trợ đáng chú ý tiếp theo. Tuy nhiên, các thị trường tiếp tục phản ứng mạnh với dữ liệu và đặc biệt CPI, dự kiến ​​sẽ được công bố vào thứ Năm. Dữ liệu cao hơn sẽ là báo hiệu tốt để xu hướng tiếp tục trong khi một con số thấp hơn sẽ khiến xu hướng hiện tại chững lại. Kháng cự xuất hiện ở đáy tháng 6 tại 3639, theo sau là 3723 và 3796.

Biểu đồ SP500 D1

image1.png

Biểu đồ tuần ghi nhận sự suy giảm của năm nay so với đợt suy thoái mạnh vào năm 2020. Vào năm 2020, chứng khoán giảm 36% trong khi cho đến nay chỉ số mới giao dịch thấp hơn khoảng 25% so với đỉnh. Với việc lãi suất có khả năng tăng và duy trì trong thời gian dài hơn dự kiến ​​ban đầu, chứng khoán Mỹ có thể sẽ trải qua một Q4 khó khăn, đặc biệt nếu đáy hàng năm không được giữ vững.

Biểu đồ ES1! W1

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Châu Á có thể sẽ phải trải qua năm 2025 đầy sóng gió và bất ổn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Á có thể sẽ phải trải qua năm 2025 đầy sóng gió và bất ổn

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy biến động tại Châu Á, với căng thẳng leo thang giữa các siêu cường, những mâu thuẫn dai dẳng ở Đài Loan và Biển Đông, cùng mối đe dọa ngày càng lớn từ Triều Tiên. Trong bối cảnh đó, sự can thiệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiệm kỳ hai sẽ là yếu tố then chốt, khi chính sách đối ngoại của ông có thể định hình toàn bộ cục diện chính trị khu vực. Liệu Châu Á có thể vượt qua những bất ổn này, hay sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn trên con đường phát triển?
Cơ hội vàng từ Trump: Trung Quốc liệu có cơ hội chuyển mình?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cơ hội vàng từ Trump: Trung Quốc liệu có cơ hội chuyển mình?

Sự trở lại của Donald Trump có thể mang đến một khoảng trống trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, nhưng liệu Trung Quốc có đủ khả năng và uy tín để tận dụng cơ hội này? Với những bài học từ nhiệm kỳ trước, Bắc Kinh đứng trước một thách thức lớn khi phải đối mặt với sự hoài nghi từ các đồng minh của Mỹ và các vấn đề nội tại từ kinh tế đến ngoại giao. Liệu đây có phải là thời điểm Trung Quốc bước lên sân khấu quốc tế hay tiếp tục đi vào lối mòn của sự lãng phí cơ hội?
Trump có thể "tùy tiện" áp thuế quan không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump có thể "tùy tiện" áp thuế quan không?

Tổng thống Mỹ đã dần nắm quyền lực lớn hơn trong chính sách thương mại, một lĩnh vực vốn được quy định trong Hiến pháp là quyền của Quốc hội. Donald Trump, khi trở lại Nhà Trắng vào năm 2025, có thể tận dụng quyền lực này để áp thuế quan mạnh mẽ lên các đối tác thương mại lớn như Mexico, Canada và Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù có thể hành động hợp pháp, ông sẽ đối mặt với nhiều thử thách pháp lý và phản ứng từ công chúng, nhất là khi những quyết định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hàng hóa và cuộc sống của người dân Mỹ.
Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ