Nhận định Yên Nhật quý 4: Yên sẽ phải “dựa” vào sự can thiệp của BoJ khi Fed vẫn diều hâu!
Võ Trí Mạnh
Junior Analyst
Không có nhiều thay đổi trong quý 3 với việc đồng Yên Nhật suy yếu trước USD khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) duy trì lập trường ôn hòa nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Cho đến nay, đồng Yên đã giảm khoảng 20% so với đồng bạc xanh.
Đồng Yên là đồng tiền G10 hoạt động kém nhất và với sự thắt chặt của Fed sẽ duy trì trong thời gian còn lại của năm 2022, đồng Yên có thể tiếp tục lao dốc.
Fed dự kiến sẽ tăng thêm 75 bps nữa trong tháng 11 và khả năng cao là 75 bps nữa vào tháng 12. Điều này khiến BoJ phải suy nghĩ nhiều vì phần còn lại của thế giới đang chạy theo Fed, BoJ lại ở phía ngược lại - khiến nhập khẩu ngày càng đắt đỏ đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Do đó, các quyết định lãi suất sắp tới của BoJ sẽ là chìa khóa quan trọng.
Sự can thiệp gần đây của BoJ đã hỗ trợ cho đồng Yên, điều này diễn ra thông qua việc bán USD lấy JPY lần đầu tiên kể từ năm 1998. Mốc tâm lý 145.00 dường như đã được xác nhận là “mức trần” cho BoJ.
BIỂU ĐỒ KHUNG TUẦN USD/JPY
Bức tranh dài hạn cho thấy sự lạc quan nghiêng về cặp USD/JPY trong năm 2022. Các mức được nhìn thấy lần cuối từ 30 năm trước sẽ bị kiểm tra một lần nữa nếu BoJ ngừng kích thích kinh tế.
CĂNG THẲNG TẠI UKRAINE
RSI cho thấy phân kỳ giảm (màu đỏ). Trên lý thuyết, phân kỳ giảm chỉ ra sự đảo chiều sắp xảy ra và điều này có thể trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng gia tăng ở Ukraine. Mô hình râu nến khung tuần hiện tại ủng hộ quan điểm này. Nếu xu hướng này tiếp tục, tỷ giá sẽ hướng tới 140.00.
BIỂU ĐỒ KHUNG D1 của USD/JPY
Các mức kháng chính:
- 150.00 (nhìn thấy lần cuối vào tháng 8/1990)
- 147.63 (tháng 8/1998)
- 145.00
Các mức hỗ trợ chính:
- 139.98 (76.4% Fibonacci)/EMA 50 ngày (xanh lam)
- EMA-100 ngày (màu vàng)
Daily FX