Nhật Bản bất ngờ ghi nhận thặng dư thương mại trong tháng 6

Nhật Bản bất ngờ ghi nhận thặng dư thương mại trong tháng 6

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:20 20/07/2023

Cán cân thương mại của Nhật Bản bất ngờ đạt thặng dư lần đầu tiên kể từ tháng 7/2021, giúp giảm bớt áp lực đối với sự phục hồi của nền kinh tế, mặc dù triển vọng tăng trưởng vẫn còn gặp phải nhiều rủi ro.

Thặng dư thương mại tại Nhật Bản đạt 43 tỷ yên (308 triệu USD), Bộ Tài chính cho biết hôm thứ Năm trong khi các nhà phân tích đã dự báo mức thâm hụt 46.7 tỷ yên. Giá trị xuất khẩu tăng 1.5%, dẫn đầu là các lô hàng ô tô và máy móc xây dựng. Nhập khẩu giảm mạnh 12.9%, do giá trị các chuyến hàng vận chuyển nhiên liệu vào Nhật Bản giảm.

Báo cáo phản ánh các mặt trái chiều của nền kinh tế. Một mặt, thặng dư là một dấu hiệu tích cực cho các doanh nghiệp Nhật Bản khi họ tiếp tục phục hồi sau tác động của đại dịch Covid. Niềm tin doanh nghiệp được cải thiện toàn diện trong báo cáo Tankan mới nhất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản được công bố vào đầu tháng này, ủng hộ quan điểm của ngân hàng trung ương rằng nền kinh tế quốc gia này đang dần phục hồi.

Ngược lại, báo cáo nêu bật những điểm yếu của nhu cầu thế giới hiện nay và chỉ ra những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của Nhật Bản.

Kohei Okazaki, chuyên gia kinh tế cấp cao của Nomura Securities, cho biết: “Nếu chúng ta chú ý vào từng chi tiết, thì đây không hẳn là tình hình tốt. Trong vòng 1 tháng, cán cân thương mại đã phục hồi nhẹ, nhưng xuất khẩu sang Mỹ chưa hẳn đã trong xu hướng tăng”

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu tăng lần lượt 11.7% và 15%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 11%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1, do nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Dữ liệu đầu tuần này cho thấy tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc trong Quý II thấp do chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại.

Xuất khẩu thiết bị sản xuất chip giảm 17.7% so với một năm trước, trong đó xuất khẩu linh kiện chip sang Trung Quốc giảm 12.8%. Nhật Bản chuẩn bị thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu mới, trong đó các quan chức cho biết không nhắm mục tiêu vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Các lô hàng thiết bị sản xuất chip đến Mỹ giảm 36.9%.

JPY yếu hơn 6.8% trong tháng 6 so với cùng kỳ, một yếu tố làm tăng giá trị hàng nhập khẩu. Nhưng giá năng lượng giảm nhanh hơn, làm giảm giá trị của nhiên liệu nhập khẩu. Sự suy yếu này báo hiệu rằng lạm phát hàng hóa nhập khẩu đang giảm bớt, giống với quan điểm của BOJ.

Báo cáo sẽ cung cấp cho BOJ dữ liệu mới để đánh giá tình trạng nhu cầu thế giới trước thềm cuộc họp chính sách vào tuần tới.

Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết: “Xuất khẩu thực sự giảm về khối lượng, điều đó có nghĩa là xuất khẩu không hẳn sẽ thúc đẩy GDP. Nhập khẩu đang giảm do giá dầu giảm, nhưng thật khó để tưởng tượng rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ có được động lực tăng trong tương lai gần.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ