Những câu chuyện thú vị về tên gọi của các đồng tiền G-7

Những câu chuyện thú vị về tên gọi của các đồng tiền G-7

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

17:02 25/08/2020

Hãy cùng "vén màn" sự thật đằng sau những tên gọi của các đồng tiền!

Bạn đã mệt mỏi với các thuật ngữ chuyên ngành trên thị trường tiền tệ trị giá hơn 6 nghìn tỷ USD mỗi ngày? Vậy thì hôm nay hãy cùng thư giãn một chút!

Tôi sẽ hỏi bạn một thuật ngữ “đơn giản” hơn. Bạn có biết “Chunnel” là gì không?

Đó là một tên gọi khác của cặp tiền EUR/GBP đấy!

Hãy cùng tôi tìm hiểu một số tên gọi và nguồn gốc của những cái tên đối với các đồng tiền G-7 nhé!

Nguồn gốc nguyên thủy của từ “dollar”

Nhiều quốc gia đã chấp nhận “dollar” làm đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn, ví dụ dễ thấy nhất là Hoa Kỳ (dollar Mỹ), cùng với các nước Úc, Canada, New Zealand, Singapore và nhiều quốc gia khác, họ đều gọi đồng tiền của họ là “dollar Úc”, “dollar Canada” hay “dollar New Zealand”. Điều đó chứng tỏ từ “dollar” có một nguồn gốc từ rất lâu, trước tất cả các tên gọi khác.

Nguồn gốc của từ dollar được cho là xuất phát từ tiếng Đức cổ (Low German), hay tiếng Flemish, bắt nguồn từ “joachimsthal”, được dùng để chỉ thung lũng Joachim - một khu vực nổi tiếng về khai thác bạc thời xa xưa. Các đồng tiền được đúc từ khu vực này được gọi là “joachimsthaler”. Theo thời gian, các từ ngữ dài được đơn giản hóa, joachimsthaler được gọi đơn giản là “thaler”, dần dần biến thành “dollar” mà quen thuộc với chúng ta ngày nay.

Dollar Mỹ – Đồng bạc xanh, Buck

Dollar Mỹ, đồng tiền tệ được giao dịch và sử dụng nhiều nhất trên thế giới, tồn tại khá nhiều biệt danh. Một trong số đó là “Đồng bạc xanh”. Thuật ngữ đồng bạc xanh bắt nguồn từ gần 200 năm trước, trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ năm 1861, các tờ tiền giấy USD đều có mặt sau là màu xanh lá, chính vì thế nó hay được gọi là greenback – đồng bạc xanh.

Đồng dollar vào năm 1861

Một biệt danh khác mà bạn có thể đã nghe là “Buck”. Trong thời kỳ mở rộng lãnh thổ tại Hoa Kỳ, thổ dân da đỏ bản địa thường trao đổi buôn bán bằng da của hươu đực (Buck). Với sự ra đời của USD, các giao dịch giữa người bản địa và người dân thành phố vẫn sử dụng từ “buck” như một cái tên khác của USD.

Bảng Anh – Pound, Quid, Cable

Đồng Bảng Anh (Great British Pound) có một nguồn gốc khá thú vị. Từ “pound” bắt nguồn từ tiếng Latin “poundus” tức là khối lượng. Và “pound” ngày nay cũng là một đơn vị khối lượng cũng bắt nguồn từ đơn vị libra (viết tắt: lb) của La Mã, 1 pound thời nay bằng 453.5 g. Đồng tiền của Vương quốc Anh thời xưa được quy định bằng chính xác giá trị của 349.9 g bạc, tức 1 “Tower pound” bạc (một đơn vị khối lượng thời xưa), vì vậy nó được đặt tên là Pound. Ký hiệu của đồng Bảng Anh thời nay £ cũng bắt nguồn từ chữ cái L của Libra.

Một biệt danh khác khá xa lạ đối với nhiều bạn đọc đó là “Quid”. Nguồn gốc của từ này được cho là xuất phát của cụm từ tiếng Latin “quid pro quo”, tạm dịch là “hàng đổi hàng”.

Vào năm 1858, một đường cáp ngầm nối liền Anh và Mỹ được xây dựng dưới đáy Đại Tây Dương, nhằm phục vụ cho các mục đích thông tin truyền thông, và một trong những mục đích của hệ thống đường dây cáp này là truyền tải các thông tin liên quan đến tỷ giá từ London đến Trading Desk tại New York, nhằm đồng bộ hóa tỷ giá hối đoái. Từ cáp trong tiếng Anh có nghĩa là “Cable”, và do đó, tỷ giá GBP/USD được gọi với cái tên là Cable. Dần dần, nhiều người cũng gọi đồng Bảng Anh là đồng cable.

Euro – Fiber

Mặc dù chỉ mới được giới thiệu vào năm 1990, nhưng việc chấp nhận đồng Euro của các nước thành viên EU đã khiến nó nhanh chóng trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ hai trên thế giới, sau USD. Chính vì được sử dụng rộng rãi bởi nhiều thành viên trong khối EU, nên nó được mang tên “single currency”, là đồng tiền chung châu Âu.

Nguồn gốc cái tên euro cũng khá dễ hiểu, xuất phát từ tên Liên minh châu Âu (European Union – EU). Tuy nhiên còn một cái tên nữa mà chắc không nhiều người biết đến, đó là Fiber. Một giả thuyết cho rằng cái tên này bắt nguồn từ thực tế là tiền giấy euro được in trên giấy có nguồn gốc từ sợi bông nguyên chất (Fiber).

Vào năm 1994, đường hầm xuyên eo biển Manche đã được hoàn thành và đi vào hoạt động. Đây là đường hầm nối liền hai nước Anh và Pháp, mang tên Channel Tunnel. Vì vậy, khá thú vị khi cặp tiền EUR/GBP cũng được gọi bằng một cái tên khác là “Chunnel”.

Franc Thụy Sĩ – Chief

Đơn vị tiền tệ chính thức của Thụy Sĩ, đồng Franc đã từng được các retail trader gọi là “Chief”. Tuy nhiên, đây không phải là cái tên được chấp nhận rộng rãi.

Cặp USD/CHF còn được gọi là “Swissie”. Một điều thú vị là tên ký hiệu gồm ba chữ cái cho đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) là viết tắt của “Confoederatio Helvetica Franc”, trong đó Confoederatio Helvetica là tên tiếng Latin của đất nước Thụy Sĩ.

Dollar Canada – Loonie

Đồng CAD có một tên gọi khác là “Loonie” ngoài cái tên chính thức dollar Canada. Đồng xu 1 dollar Canada kể từ năm 1987 được đúc với hình ảnh của một loài chim sống dưới nước được tìm thấy tại nhiều vùng tại Bắc Mỹ, có tên là “loon”.

Đồng xu dollar Canada

Dollar Úc – Aussie, Ozzie & Dollar New Zealand – Kiwi

Đồng dollar Úc hay được gọi là Aussie/Ozzie. Khi người Úc được hỏi về quốc tịch, họ sẽ ít khi nói “I’m Australian” mà thay vào đó, họ nói “I’m Aussie”. Từ đó, cái tên Aussie được sử dụng cho cả đồng tiền của họ.

Giống như đồng dollar Canada, biệt danh "Kiwi" của đồng dollar New Zealand bắt nguồn từ loài chim kiwi nhỏ bé, loài vật này được coi là động vật quốc gia và biểu tượng của New Zealand.

Chim Kiwi của New Zealand

Yên Nhật

Trong khi đồng Yên Nhật (JPY) hiện đang không có một biệt danh riêng mà phổ biến, tuy nhiên các cặp chéo đối với đồng JPY có một số tên gọi khá vui tai.

Tỷ giá EUR/JPY thường được gọi là “Euppy” hoặc “Yuppy”, phát âm là “Yup-pee” dựa trên sự kết hợp của các ký hiệu EUR và JPY.

Tương tự như Euppy, tỷ giá GBP/JPY được gọi là “Guppy”, dựa trên cách giải thích tương tự. Cặp tiền này cũng đôi lúc được gọi là “Geppy”. Một tên gọi khác là “Gopher” mặc dù nguồn gốc của cái tên này dường như đã bị thất lạc.

Tỷ giá USD/JPY đôi khi cũng được gọi với cái tên “Ninja”.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý

"Bỏ phiếu trống" là chiến lược cho phép nhà đầu tư có quyền biểu quyết mà không chịu rủi ro tài chính, gây tranh cãi về xung đột lợi ích trong quản trị công ty. Vụ kiện giữa Masimo và RTW mở ra cuộc tranh luận về tính hợp pháp và hệ lụy của chiến lược này.
Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed

"Giao dịch nội gián" không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn phản ánh sự yếu kém trong công tác giám sát. Bài viết này sẽ khám phá một thương vụ giao dịch gây sốc tại Fed, làm rõ những động lực đằng sau hành vi này và tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng.
B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain
Bitget

Bitget

Cryptocurrency Exchange

B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain

Bitget sẽ tổ chức sự kiện lần thứ tư tại Thái Lan vào ngày 15 tháng 11, một ngày đặc biệt dành riêng cho phụ nữ trong lĩnh vực blockchain và công nghệ số hóa. Với tên gọi B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến một không gian nơi những người phụ nữ đầy tài năng và nhiệt huyết có thể chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của mình, đồng thời kết nối với những chuyên gia và nhà đầu tư hàng đầu trong ngành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ