Những khoản nợ của Eurozone có thực sự đáng lo ngại?
Trong một bài báo đăng trên Frankfurter Allgemeine Zeitung, Isabel Schnabel, Thành viên Ban điều hành của ECB tuyên bố rằng các chính phủ vay nợ nhiều hơn hiện nay không phải là vấn đề đáng lo ngại và sẽ tăng cường tính độc lập của ngân hàng trung ương trong tương lai.
Bà tuyên bố rằng “sự can thiệp của chính sách tài khóa mang tính quyết định trong cuộc khủng hoảng Covid-19, sẽ tăng cường hiệu quả của chính sách tiền tệ và giảm thiểu chi phí dài hạn của đại dịch. Với các khoản đầu tư có mục tiêu, hướng tới tương lai, đặc biệt dưới sự bảo trợ của quỹ phục hồi EU, chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn và tạo điều kiện giảm tỷ lệ nợ cần thiết khi EU vượt qua cuộc khủng hoảng”.
Vấn đề trong bài báo của bà Schnabel là nó bỏ qua sự thật và đặt cược vào tương lai về sự độc lập của ngân hàng trung ương trên một mức độ đầu tư chặt chẽ, có lợi nhuận và thành công của chính phủ, điều chưa từng xảy ra và thậm chí còn khó có khả năng xảy ra hơn trong hiện tại.
Trên thực tế, bà Schnabel nên cảnh báo về nguy cơ đầu tư quá lớn và nợ quá mức có thể phát sinh từ việc thực hiện Quỹ Phục hồi châu Âu và thâm hụt chi tiêu khổng lồ phát sinh khắp Eurozone. Tại sao? Vì bà có những bằng chứng về sự thất bại của nền kinh tế trong việc đạt mức tăng trưởng tốt và giảm nợ mà bà mong đợi, ví dụ như kế hoạch Tăng trưởng và việc làm năm 2009, kế hoạch Junker và khoảng cách lớn trong thâm hụt chi tiêu giai đoạn 2009 – 2011 ở nhiều quốc gia khu vực châu Âu. Một khi tăng trưởng, 3 điều dưới đây dễ dàng được nhận thấy:
- Hầu hết các nước Eurozone duy trì mức thâm hụt chi tiêu làm tăng tỷ lệ Nợ/GDP trong cả giai đoạn tăng trưởng và suy thoái vì các chính phủ đã quen với việc chi tiêu nhiều hơn trong thời kỳ bùng nổ và thậm chí nhiều hơn nữa trong giai đoạn suy thoái. Bà Schnabel mong đợi các chính phủ Eurozone có mức độ kỷ luật và thận trọng tài khóa mà chỉ Đức và Hà Lan thực hiện. Với việc ngân sách chi tiêu của Tây Ban Nha và Ý tăng vọt mất kiểm soát, những ý niệm về việc các chính phủ sẽ chi tiêu tiền một cách khôn ngoan và hiệu quả chỉ còn là giấc mơ hão, ngay lập tức bị phủ nhận bởi bằng chứng quá khứ
- Gánh nặng nợ nần do “các chính sách tài khóa quyết đoán” tạo ra trong thời kỳ suy thoái không chỉ ở lại và tăng lên mà còn dẫn đến việc tăng thuế sau đó để “giảm thâm hụt” cản trở tăng trưởng và tạo mới việc làm. Eurozone đã bị áp thuế không cạnh tranh tại nhiều quốc gia, và việc thâm hụt chi tiêu không hiệu quả, kéo theo thuế đánh vào các khoản đầu tư và tạo mới việc làm đã trở thành một hiện tượng bình thường. Tăng trưởng của Eurozone không chậm hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn Hoa Kỳ không phải do đen đủi, mà do hiện tượng chèn lấn của cải và năng lực sản xuất từ nhiều chính phủ trong khu vực.
- Bà Schnabel chắc chắn là người rõ nhất, sau nhiều năm kích thích, các chính phủ không “thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tăng khả năng cạnh tranh dài hạn”. Trong bài viết của mình, bà đề cập rằng hiệu suất tăng trưởng còn rất yếu, nhưng bà không thấy có mối liên hệ nào giữa năng suất thấp và vai trò ngày càng gia tăng của chi tiêu chính phủ và chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy năng suất thông qua lãi suất âm và can thiệp của chính phủ. Đầu tư của chính phủ không thể thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh đủ để trang trải cho khoản nợ khổng lồ đang tiếp tục gia tăng bởi các chính phủ không có động lực sản xuất và tạo ra các khoản lợi nhuận kinh tế thực. Động lực đầu tư sai và tình trạng dư cung kéo dài đang ngày càng tăng vì các chính phủ không phải là người gánh chịu hậu quả cho những khoản đầu tư tồi tệ, mà đó là người nộp thuế.
Theo bà Schnable, kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng trước đây cho chúng ta thấy rằng trong thời điểm suy thoái, các chính phủ không nên thay thế khu vực tư nhân. Các chính phủ không có nhiều thông tin hơn khu vực tư nhân về các khoản đầu tư và cách thức đầu tư. Hơn nữa họ còn có nhiều động lực để đầu tư sai và chi tiêu vượt mức do ECB tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế bằng cách mua trái phiếu chính phủ và cắt giảm lãi suất. Bằng chứng về việc nợ gia tăng, năng suất kém và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với các quốc gia phát triển khác sẽ là dấu hiệu cảnh báo, và ví dụ về Nhật Bản cũng có thể coi là một lời cảnh báo.
Bà cũng hiểu rằng mức nợ tăng cao so với GDP mà hầu hết các quốc gia Eurozone đang gánh chịu sẽ không giảm xuống mức trước đại dịch, thậm chí còn xa mới tới mức bền vững, khi thâm hụt chi tiêu công liên tục được thúc đẩy bởi chính sách tiền tệ và những lời kêu gọi đầu tư đáng ngờ. Bà Schnable có lẽ đã tự hỏi: Nếu tất cả những khoản “đầu tư” khổng lồ mà một số chính phủ Eurozone đang công bố đều có lợi nhuận hiệu quả, và sẽ thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và việc làm, tại sao không có khoản nào trong số chúng được thực hiện trong giai đoạn 2014-2019 mặc dù tỷ giá, tính thanh khoản cao và kế hoạch hỗ trợ Juncker? Bởi vì phần lớn những gì mà hầu hết các nước khu vực đồng euro sẽ đưa vào kế hoạch phục hồi "đầu tư" không phải là các dự án mang lại hiệu quả, lợi nhuận hoặc định hướng tăng trưởng.
Bà Schnable biết rằng nhiều nước eurozone như Tây Ban Nha đã dựa vào chính sách tiền tệ để che giấu những thách thức cơ cấu, và chính sách tiền tệ đã biến từ một công cụ câu giờ để thực hiện cải cách cơ cấu thành một công cụ để né tránh chúng. Bà Schnable cũng nên biết rằng đồng euro không phải là đồng tiền dự trữ thế giới và việc sao chép chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không khiến các chính phủ chi tiêu một cách khôn ngoan và hiệu quả. Bảng cân đối kế toán của ECB hiện là 57% GDP và lãi suất âm đã tồn tại trong nhiều năm, và kết quả là tăng trưởng đáng thất vọng trong thời điểm tốt và một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn trong thời điểm xấu. Vai trò ngày càng tăng của các chính phủ trong nền kinh tế không phải là điều ngẫu nhiên. Đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự suy yếu của khu vực eurozone, khi các chính phủ đã tiêu tốn hơn 40% GDP hàng năm.
Bằng chứng của quá khứ cho chúng ta thấy rằng các chính phủ không tạo ra việc làm, tăng trưởng hoặc khả năng cạnh tranh. Một bài báo của IMF phân tích các kế hoạch chi tiêu của chính phủ đã kết luận rằng “tác động của tiêu dùng của chính phủ là rất nhỏ, gần bằng 0… điều này đặt ra câu hỏi về tính hữu ích của chính sách tài khóa tùy ý cho các mục đích ổn định ngắn hạn” (Ilzetki et al , 2011). Eurozone đã cho thấy tác động tích cực không đáng kể đó trong nhiều năm.
Các chính sách tiền tệ phi truyền thống không được thực thi không phải bởi vì chính phủ chi quá ít tiền, mà bởi vì họ chi nhiều tiền tới mức và không thể tự tài trợ cho chính mình nếu không có nới lỏng định lượng và việc mua tài sản của các NHTW.
ECB sẽ không củng cố tính độc lập của mình với chi tiêu thâm hụt lớn và nợ lớn từ các quốc gia thành viên. Họ sẽ còn phụ thuộc nhiều hơn vào việc ngụy trang tình trạng vỡ nợ của các quốc gia, khi Covid-19 không còn là cái cớ nữa, nợ và chi tiêu chính phủ sẽ tiếp tục tăng.