Nỗ lực kích cầu của Trung Quốc bất thành bởi chính sách "thắt lưng buộc bụng"
Quế Anh
Junior Editor
Các giám đốc tài chính ở Bắc Kinh đang thử nghiệm những biện pháp mới, nhằm thúc đẩy nền kinh tế thông qua việc kích cầu. Điều này phá vỡ thông lệ lâu năm của quốc gia khi mục tiêu tăng trưởng đang đối mặt với nhiều thách thức.
Tuy nhiên, chính sách mở rộng này của thủ đô Bắc Kinh lại không nhận được nhiều sự ủng hộ ở các tỉnh thành - nơi chính quyền địa phương đang áp dụng triệt để chính sách "thắt lưng buộc bụng"
Các tỉnh Trung Quốc lưu ý về trái phiếu đặc biệt
Sau khi phát hành trái phiếu đặc biệt, Bắc Kinh đã phân bổ một phần lớn nguồn thu từ đó để để trợ cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp mua thiết bị mới. Động thái này nhằm kích thích nhu cầu - điều chưa từng xảy ra trước đây. Trước đó, cách thức ưa thích để thúc đẩy tăng trưởng là chi tiêu cho các hạng mục như đường sá, đường sắt hoặc khu công nghiệp và phần lớn được thực hiện do chính quyền địa phương thực hiện.
Ông Lisheng Wang, nhà kinh tế tại Tập đoàn Goldman Sachs nhận định: "Đây là tín hiệu cho thấy trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách đã chuyển hướng sang phía cầu. Mối liên hệ giữa chi tiêu tài khóa và đầu tư cơ sở hạ tầng có thể đã suy giảm ít nhiều."
Nhiều nhà kinh tế học cũng đã đồng lòng với sự thay đổi này. Họ lập luận rằng chỉ có tăng cường bội chi, phục vụ cho việc hỗ trợ tiêu dùng thay vì các ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước, mới có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi bẫy giảm phát và đảm bảo tăng trưởng ở mức mục tiêu khoảng 5%.
Bắc Kinh có thể thực hiện thêm các chính sách tài khóa trong tuần này, khi các nhà lập pháp hàng đầu tập trung cho một trong những cơ hội cuối cùng trong năm 2024 để công bố phát hành trái phiếu bổ sung.Tại một cuộc họp tương tự vào năm ngoái, các quan chức cũng đã điều chỉnh ngân sách giữa năm và cho phép gia tăng bội chi.
Doanh số suy giảm
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu sự thay đổi định hướng đầy thận trọng ở thủ đô có đủ để bù đắp cho những gì đang diễn ra ở cấp địa phương hay không. Có thể thấy, các chính quyền khu vực chuyển hướng tập trung từ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế sang cắt giảm gánh nặng nợ xấu.
Tại các tỉnh thành của Trung Quốc, trái phiếu đặc biệt, vốn được dự kiến sẽ chi tiêu cho các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận, đang phát hành ở tốc độ chậm nhất kể từ năm 2021 - thấp hơn nhiều so với mức hạn ngạch, đặc biệt trong bối cảnh thiếu các dự án phù hợp khi đất nước đã bão hòa về cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, các chính quyền khu vực đang thiếu tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày như trả lương. Các khoản chi này dựa vào doanh thu thuế. Nhưng hiện nay, thu nhập của họ bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của thị trường bất động sản và sự suy giảm kinh tế. Nhiều quản lý địa phương đã phải trì hoãn thanh toán cho các nhà thầu, áp đặt các khoản phạt nặng và truy thu thuế của các công ty có niên hạn hàng thập kỷ.
Doanh thu từ các nguồn khác ngoài thuế của Trung Quốc tăng đáng kể
Các nhà kinh tế của Nomura Holdings Inc., bao gồm Lu Ting, đã nhận định trong một báo cáo rằng những động thái này cho thấy chính quyền địa phương đang "vơ vét" triệt để từ nền kinh tế. "Điều này có thể là mầm mống cho cú sốc kinh tế thứ hai, từ đó làm suy yếu nền tảng thành công của Trung Quốc."
Tại thành phố Nhạc Dương thuộc tỉnh Hồ Nam miền Trung, chính quyền gần đây đã đưa ra kế hoạch "thu hẹp" quy mô phát hành trái phiếu đặc biệt - và "bán tất cả những gì có thể bán được".
Họ đang nỗ lực tuân thủ chiến dịch trấn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với cái gọi là "nợ ẩn" mà các địa phương Trung Quốc đã sử dụng trong quá khứ để kích thích tăng trưởng. Chính quyền địa phương thành lập các công cụ tài chính để cho phép vay nợ ngoại bảng đã chứng kiến dòng tài chính ròng chảy ra trong ba quý liên tiếp.
Trong bối cảnh này, Bắc Kinh buộc phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua chi tiêu thâm hụt.
Vào tháng 7, chính phủ đã dành hơn 30% trong số 1 nghìn CNY (141 tỷ USD) từ việc bán trái phiếu đặc biệt cho một phương án nhằm khuyến khích mua sắm thiết bị xanh và thông minh. Họ đã tăng gấp đôi khoản trợ cấp cho người mua xe mới, giờ đây cung cấp tối đa 20,000 CNY cho xe điện.
Tác động ngay lập tức được ghi nhận: số lượng đơn đăng ký tăng khoảng 24% trong nửa cuối tháng 8 khi chương trình được triển khai trên toàn quốc. Theo ước tính của Bloomberg Economics, kế hoạch này có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trị giá khoảng 1.5% tổng sản phẩm quốc nội.
Trung Quốc tăng khoản trợ cấp cho những cá nhân mua xe
Có rất nhiều ý tưởng hướng đến sự bền vững đang được đề xuất để hỗ trợ tiêu dùng - như tăng cường mạng lưới an sinh xã hội của Trung Quốc, cải thiện dịch vụ công cho người lao động nhập cư, hoặc khuyến khích sinh con bằng hỗ trợ tài chính khi dân số đang suy giảm.
Tuy nhiên, hiện tại, tổng chi tiêu công - bao gồm cả chính quyền địa phương - đang suy giảm nặng nề, thay vì tăng trường. Nó đã giảm khoảng 2% trong bảy tháng đầu năm 2024.
Ông Jia Kang, cựu giám đốc một viện nghiên cứu thuộc Bộ Tài chính, nhận định: "Chính sách tài khóa phải được tăng cường để ổn định nền kinh tế. Cần xem xét việc tăng thâm hụt ngân sách hoặc phát hành thêm trái phiếu quốc tế chính phủ đặc biệt trong năm nay."
Mục tiêu khác biệt
Song song với tiềm năng tăng cường chi tiêu của chính phủ trung ương, có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể đang nới lỏng một số hạn chế về các khoản vay và chi tiêu của các tỉnh.
Ví dụ, các cơ quan chức năng đang cân nhắc cho phép chính quyền địa phương bán trái phiếu đặc biệt để mua nhà chưa bán được. Điều này thể hiện một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường bất động sản đã khiến các nhà phát triển rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
Một số nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh nên sử dụng khoản vay của mình để tăng tỷ lệ tiền mặt của cho chính quyền địa phương, từ đó giúp giảm bớt áp lực ngân sách và cải thiện bảng cân đối kế toán. Động thái này sẽ phù hợp hơn hay vì chi tiêu cho các biện pháp kích thích không hiệu quả như cơ sở hạ tầng truyền thống.
Bà Jacqueline Rong, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại BNP Paribas SA, nhận xét: "Các nhà lãnh đạo cấp cao xem xét nhiều yếu tố hơn là chỉ tăng trưởng kinh tế. An ninh và phòng ngừa rủi ro là hai mối quan tâm lớn khác, và việc cân bằng giữa ba yếu tố này là một thách thức rất lớn."
Bloomberg