Nỗ lực thúc đẩy sản xuất của Trung Quốc có thể làm gia tăng lạm phát ở Mỹ

Nỗ lực thúc đẩy sản xuất của Trung Quốc có thể làm gia tăng lạm phát ở Mỹ

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

16:26 26/03/2024

Nghiên cứu mới của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho thấy nỗ lực thúc đẩy sản xuất và ổn định nền kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái có thể gây ra "áp lực đáng kể" lên lạm phát của Mỹ.

Nghiên cứu mới của Cục Dự trữ Liên bang New York cho thấy nỗ lực thúc đẩy sản xuất và ổn định nền kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái có thể gây ra "áp lực đáng kể" lên lạm phát của Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc trì hoãn việc nới lỏng chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ.

Dòng tín dụng chảy vào các nhà máy Trung Quốc đã tăng tốc mạnh trong vài năm qua trong bối cảnh tín dụng siết chặt đối với lĩnh vực bất động sản. Điều này đi kèm với sự thay đổi trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi họ đề cao chính sách công nghiệp. Theo bài đăng trên blog được công bố vào tuần này bởi các nhà kinh tế của Fed New York, cách tiếp cận mới này có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vượt qua mức của hai năm qua, ít nhất là trong ngắn hạn.

Nhóm nghiên cứu của Fed New York cho biết, nếu kịch bản đó diễn ra, nhu cầu bổ sung từ các nhà sản xuất Trung Quốc có thể sẽ đẩy giá hàng hóa đầu vào và hàng trung gian lên cao, đồng thời dẫn đến đồng USD suy yếu. Điều này sẽ "khiến cho cán cân rủi ro lạm phát của Mỹ nghiêng về phía lạm phát kéo dài", theo các nhà kinh tế. "Tác động như vậy đối với lạm phát có khả năng trì hoãn kỳ vọng của thị trường về việc nới lỏng chính sách tiền tệ."

Dòng tiền đổ vào sản xuất của Trung Quốc tăng vọt

Chỉ số lạm phát PCE ưa thích của Fed đã giảm xuống 2.4% vào tháng 1 - giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2%. Hiện tại, các nhà đầu tư dự đoán ngân hàng trung ương, vốn đã tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ để chống lại lạm phát thời kỳ đại dịch, sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7.

Nhóm nghiên cứu của Fed New York cho rằng nghiên cứu của họ "trái ngược với lẽ thông thường" - quan điểm cho rằng sự mở rộng lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sẽ có tác dụng giảm lạm phát cho Mỹ. Mặc dù giá thành hàng hóa sản xuất Trung Quốc có thể giảm do nguồn cung tăng lên, các nhà nghiên cứu lưu ý tác động này sẽ bị phủ nhận bởi các yếu tố khác như giá hàng hóa đầu vào cao hơn.

Fed New York lập luận rằng bất kỳ sự gia tăng nào đối với sản lượng kinh tế Trung Quốc đạt được nhờ sự dịch chuyển dòng tín dụng có thể chỉ là một đợt tăng ngắn hạn. Lý do là Trung Quốc vốn đã có "vị thế quá lớn trong hệ sinh thái sản xuất toàn cầu". Điều này có nghĩa là việc mở rộng thêm quy mô sản xuất của họ có thể không tạo ra tác động giảm giá đáng kể như trước đây.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sắc xanh ngành công nghệ đưa S&P 500 và Nasdaq chinh phục đỉnh lịch sử!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc xanh ngành công nghệ đưa S&P 500 và Nasdaq chinh phục đỉnh lịch sử!

Chỉ số Nasdaq và S&P 500 lập đỉnh đóng cửa mới vào phiên giao dịch thứ Hai, được hậu thuẫn bởi đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ sau thành quả ấn tượng trong tháng 11. Thị trường đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế tuần này, đặc biệt là báo cáo việc làm phi nông nghiệp vào thứ Sáu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 8%
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 8%

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025, nhấn mạnh ưu tiên và làm mới các động lực tăng trưởng, để phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ