Phân tích diễn biến chính trị - ngoại giao mới tại khu vực Đài Loan

Phân tích diễn biến chính trị - ngoại giao mới tại khu vực Đài Loan

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

09:13 31/01/2024

Đây có thể là cơ hội cho Trung Quốc trang bị thêm các bằng chứng pháp lý để thuận tiện cho các mục đích chính trị trong tương lai.

Những căng thẳng tại Đài Loan không hạ nhiệt ngay cả trong những ngày đầu năm mới. Vào ngày 13/1 vừa qua, người dân tại Đài Loan đã bầu một ứng cử viên có tư tưởng độc lập, William Lai Ching-te, trở thành tổng thống kế nhiệm, và điều này đã khiến cho chính quyền Trung Quốc tức giận. Hai ngày sau, Trung Quốc bắt đầu “ra đòn", khi các quan chức của nước này tuyên bố đảo quốc Nauru bé nhỏ tại Thái Bình Dương đang cắt đứt quan hệ với Đài Loan để đứng về phe của Trung Quốc. Ngày 24/1, hải quân Hoa Kỳ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, điều được Trung Quốc gọi là “một hành động khiêu khích". Giữa “drama" này, một diễn biến ngoại giao mới đang dần leo thang, và có nguy cơ tạo tiền đề cho một cuộc chiến.

Trong hơn 70 năm, chính phủ Bắc Kinh do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã đấu tranh để được thế giới chính thức công nhận. Gần đây, Đảng đã mở ra một mặt trận mới trong diễn biến lần này. Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ có tham vọng là đảng cầm quyền duy nhất tại Trung Quốc, mà còn muốn các quốc gia trên thế giới công nhận quan điểm của họ rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời với Đại Lục. Việc giành phần thắng trong diễn biến lần này có thể mang lại cho các lãnh đạo tại Trung Quốc một vị thế ngoại giao vững chắc hơn, cũng như cơ sở pháp lý để tiến hành thôn tính hòn đảo.

Khi Nauru đưa ra phản ứng như vậy, quốc gia này đã trở thành quốc gia thứ 183 trên thế giới công nhận Trung Quốc. Đây là một con số ấn tượng, so với con số 160 cách đây hai thập kỷ, hay từ 80 lên 90 vào ba thập kỷ trước đó (khi có ít quốc gia hơn hiện tại). Phần lớn các quốc gia lớn đã “quay đầu" cách đây không lâu. Anh và nhiều quốc gia phương Tây khác đã thiết lập quan hệ với Trung Quốc vào đầu những năm 1970. Hoa Kỳ, dù có phản ứng chậm so với các ông lớn phương Tây khác, cũng đã kết giao với Trung Quốc vào năm 1979. Trong nỗ lực tìm kiếm sự công nhận từ quốc tế, Trung Quốc đã và vẫn đang thành công. Ngược lại, chỉ có 11 quốc gia (bao gồm Vatican) công nhận chủ quyền của Đài Loan.

Diễn biến lần này dường như không đơn giản. 183 quốc gia công nhận Trung Quốc có thể có những góc nhìn khác nhau về Đài Loan. Nếu đặt những góc nhìn đó trên một phổ, ở một đầu của phổ, ta có thể thấy các quốc gia coi hòn đảo này là một quốc gia độc lập trên thực tế, ngay cả khi họ không công nhận ra mặt. Ở đầu còn lại của phổ là những quốc gia ủng hộ các yêu sách của Trung Quốc. The Economist đã phân tích các tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ năm 2023, tất cả đều bằng tiếng Quan Thoại. The Economist đánh giá rằng có ít nhất 28 quốc gia đã khẳng định quan điểm của Trung Quốc về mọi việc. Ví dụ, vào tháng 10, Pakistan cho biết họ “ủng hộ mạnh mẽ" nỗ lực thống nhất đất nước của Trung Quốc (không đề cập tới việc duy trì hoà bình); một tuyên bố của Syria vào tháng 9 cũng đưa ra hàm ý tương tự. Thúc đẩy để con số các tuyên bố như vậy gia tăng hiện là mối bận tâm lớn của các quan chức Trung Quốc. Trong mắt họ, sự hậu thuẫn từ các quốc gia khác giúp Trung Quốc chứng minh rằng việc “thống nhất lãnh thổ" là hợp lý, và có thể sử dụng vũ lực nếu cần thiết.

Hầu hết các quốc gia phương Tây nằm ở phía cuối trong phổ quan điểm ủng hộ Đài Loan - và đang tiến xa hơn theo hướng đó, ngay cả khi họ chính thức duy trì chính sách không công nhận. Mỹ đã nới lỏng các hạn chế về tương tác giữa các quan chức Hoa Kỳ và người dân trên đảo Đài Loan. Chuyến ghé thăm của Nancy Pelosi, khi đó là Chủ tịch Hạ viện, đã gây ra một cuộc khủng hoảng vào năm 2022. Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự cho Đài Loan. Tổng thống Joe Biden thậm chí còn nói răng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi nguy cơ bị xâm lược, mặc dù các trợ lý của ông thường rút lại những tuyên bố như vậy nhằm duy trì một chiến lược “mơ hồ".

Có lẽ điều khiến các quan chức Trung Quốc khó chịu nhất là việc Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh của Hoa Kỳ đứng về phía Đài Loan. Chính quyền Biden đã khuyến khích các quốc gia “mở rộng hợp tác với Đài Loan". Đều đặn luôn có các phái đoàn nghị viện phương Tây đến thăm hòn đảo này. Úc, Anh, Canada và Pháp đã cử tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan (nơi mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của họ). EU và G7 đã đưa ra quan điểm kêu gọi sự ổn định trong khu vực.

Cộng hoà Séc đã có những động thái tích cực trong diễn biến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Họ đã có lịch sử chống lại một thế lực độc tài, và giờ họ đang cố gắng để giúp đỡ Đài Loan. Các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Séc đã ghé thăm quốc đảo này cùng với các phái đoàn lớn. Petr Pavel, tổng thống Séc, đã nói chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Đài Loan - Thái Anh Văn - vào năm ngoái. Ông Pavel cũng là nguyên thủ quốc gia châu u đầu tiên chúc mừng Đài Loan trong cuộc bầu cử gần đây nhất. Các quan chức Séc chia sẻ rằng điều này không hàm ý công nhận chính thức chủ quyền của Đài Loan, và hành động của họ phù hợp với chính sách “Một Trung Quốc". Nhưng tại Trung Quốc, khủng hoảng dường như đang ngày một leo thang, khi các quốc gia dân chủ hiểu sai ý nghĩa của chính sách “Một Trung Quốc", theo Fukuda Madoka đến từ Đại hoc Josei (Nhật Bản).

Do đó, Trung Quốc đã tập trung dành nỗ lực (và có những áp lực kinh tế) cho các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các quốc gia khẳng định lập trường của mình về Đài Loan là các quốc gia nghèo. Trung Quốc đã đưa quan điểm của mình vào các tuyên bố với nhiều nhóm quốc gia Châu Phi, Ả Rập, Trung Á, và Thái Bình Dương. Họ cũng đã quảng bá quan điểm của mình trên những diễn đàn mới, chẳng hạn như Nhóm bằng hữu bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc (Group of Friends in Defence of the Charter of the United Nations), bao gồm Iran, Nga và Triều Tiên. tại một cuộc họp nhóm gần đây, Trung Quốc tự nhận mình là “người bảo vệ trật tự quốc tế.”

Gần đây, Trung Quốc tuyên bố chính Liên hợp quốc tán thành quan điểm của họ về Đài Loan. Trung Quốc viện dẫn Nghị quyết 2758, được thông qua năm 1971, công nhận chính phủ Bắc Kinh là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên hợp quốc. Biện pháp này đã trục xuất các đại diện của Tưởng Giới Thạch, lúc đó là lãnh đạo Đài Loan. Các quan chức Mỹ cho rằng điều này khiến cho vị thế của đảo quốc trở nên lung lay. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thành công trong việc ép các quốc gia như Nauru trích dẫn nghị quyết khi nói về Đài Loan. Trung Quốc cũng đã ghi thêm một bàn thắng mới vào tháng 1 khi Dennis Francis, một nhà ngoại giao người Trinidad hiện đang giữ chức Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, gợi ý rằng công việc của cơ quan này sẽ tuân theo quan điểm của Trung Quốc về mọi việc, theo Nghị quyết 2758.

Do đó, trong diễn biến lần này, Trung Quốc cũng có thể đạt được một số thành công. Họ đã thuyết phục được nhiều quốc gia áp dụng thuật ngữ của họ về những vấn đề trong quyền con người và phát triển. Với Đài Loan, diễn biến có nguy cơ vượt ra ngoài các cuộc chiến ngữ nghĩa. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động gây hấn ở eo biển Đài Loan, cho máy bay bay gần hòn đảo này. Lai I-Chung của Đài Loan Thinktank, một tổ chức chính sách, cho biết Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng về mặt quân sự và ngoại giao, có thể nói là một tín hiệu xấu cho tương lai. Theo quan điểm của Trung Quốc, càng có nhiều quốc gia chấp nhận quan điểm của họ về Đài Loan thì họ càng có nhiều cơ sở để biến lời nói thành hành động.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ