Quan điểm Kathy Lien 4/5: Vì sao đô la Mỹ giảm bất chấp kỳ vọng báo cáo NFP tích cực?

Quan điểm Kathy Lien 4/5: Vì sao đô la Mỹ giảm bất chấp kỳ vọng báo cáo NFP tích cực?

07:30 04/05/2021

Đồng đô la Mỹ giảm trên diện rộng trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng 5. Vào thứ Sáu tuần này, bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ sẽ được công bố. Với việc bộ lao động dự kiến ​​sẽ báo cáo một triệu việc làm mới, một số nhà đầu tư đang tự hỏi tại sao đồng đô la Mỹ không thể tăng.

Kathy Lien
Kathy Lien

Với tỷ lệ tiêm chủng thuộc nhóm tốt nhất thế giới, hàng loạt gói kích thích mạnh mẽ và các biện pháp phong toả được áp dụng, Hoa Kỳ không chỉ đang phục hồi nhanh chóng mà còn nổi lên như một động lực tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Vấn đề lớn nhất đối với đồng đô la Mỹ là ở chức năng cơ bản nhất của nó, đồng bạc xanh là một loại tiền tệ trú ẩn an toàn. Hoa Kỳ dẫn đầu sự phục hồi kể từ đầu năm, vì vậy các nhà đầu tư có nhiều thời gian để mua đô la và chốt lời các vị thế này. Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên ở châu Âu và khu vực này cũng  đang tìm cách giảm bớt các biện pháp hạn chế. Quý đầu tiên là sự phục hồi thương mại của Hoa Kỳ, nhưng từ quý thứ hai chúng ta nên tập trung vào sự phục hồi toàn cầu. Tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ nhìn chung tích cực hơn đối với các loại tiền có hệ số beta cao hơn so với các loại tiền trú ẩn an toàn như đô la Mỹ. Khi các quốc gia Eurozone cuối cùng đã khôi phục các hạn chế và hiển thị dữ liệu mạnh hơn, sẽ xuất hiện nhu cầu mới đối với đồng euro. Sự suy yếu gần đây của đồng đô la phản ánh việc các nhà đầu tư đang đón đầu cơ hội giao dịch này,

Thêm vào đó là việcFed liên tục đưa ra thông điệp rằng nền kinh tế chưa đạt được tiến bộ đáng kể, cộng thêm sự sụt giảm bất ngờ của chỉ số ISM sản xuất là lý do tại sao đồng đô la Mỹ không thể tăng, bất chấp triển vọng của một báo cáo việc làm rất tích cực vào thứ Sáu. Theo chi tiết của báo cáo, chính giá cả tăng cao và sự thiếu hụt nguồn cung đã khiến hoạt động sản xuất thu hẹp. ISM dịch vụ và báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vẫn được kỳ vọng sẽ thể hiện bức tranh phục hồi nóng của nền kinh tế. Đồng đô la Mỹ sẽ phản ứng tích cực với những báo cáo này, nhưng khi sự phục hồi toàn cầu trở thành câu chuyện lớn hơn, nhu cầu đối với đô la Mỹ sẽ suy yếu.

Ngoài báo cáo việc làm của Hoa Kỳ, các thông báo về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Úc và Ngân hàng trung ương Anh cũng là tiêu điểm trong tuần này. RBA sẽ có cuộc họp sáng nay và dự kiến ​​sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ. RBA có thể sẽ quan tâm tới giá nhà (tương tự như RBNZ), nhưng với áp lực lạm phát tổng thể đã giảm bớt, không cần vội vàng hành động. Ngay cả với số lượng kích thích bất thường mà RBA đang cung cấp, lạm phát cơ bản vẫn thấp nhất từ ​​trước đến nay trong quý đầu tiên. Phần lớn do tăng trưởng tiền lương chậm, đây là một thách thức cho kịch bản phục hồi, vì vậy có thể phải mất một thời gian để áp lực giá tăng tốc.

Sterling là đồng tiền tăng mạnh nhất vào thứ Hai khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho sự lạc quan từ Ngân hàng Trung ương Anh. Mặc dù không có thay đổi nào được mong đợi từ BoE, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ sẽ khiến ngân hàng trung ương xem xét lại triển vọng của mình. Đánh giá kinh tế của họ sẽ tích cực hơn khi chính phủ chuẩn bị chấm dứt các quy định 1m giãn cách vào ngày 21 tháng 6, giúp mở lại các buổi hòa nhạc trực tiếp, các trận đấu thể thao và nhà hát ngay trong mùa hè.

Đồng đô la Úc và New Zealand cũng tăng trong phiên hôm qua, nhưng đô la Canada bị tụt lại phía sau. Không giống như Hoa Kỳ, các nhà kinh tế đang dự kiến báo cáo việc làm tại Canada tiêu cực trong tháng Tư. Phần lớn đất nước vẫn đang trong tình trạng phong toả, và với việc dữ liệu việc làm tại Canada vô cùng tích cực nhiều tháng qua, một báo cáo tiêu cực hơn trong tuần này không có gì khó hiểu.

Kathy Lien

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ