Rủi ro bủa vây các thị trường tài chính
Nguyễn Hà Trang
Junior Analyst
Những rủi ro trước hiện trạng lãi suất tăng và đồng USD tăng giá.
Thị trường tài chính ngày một trở nên tồi tệ hơn. Tại Anh, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, cùng lúc đó, đồng GBP giảm, khiến Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Anh buộc phải đưa ra các biện pháp nhằm xoa dịu thị trường. Còn đối với Nhật Bản, chính phủ Nhật đã phải thực hiện các biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên kể từ năm 1998 nhằm ngăn cản đà giảm giá của đồng yên. Trong khi đó tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương đã tăng yêu cầu dự trữ đối với các giao dịch ngoại hối, với mục tiêu hạn chế dòng tiền chảy ra. Việc đồng USD và lãi suất toàn cầu gia tăng không ngừng chính thủ phạm dẫn đến sự hỗn loạn hiện nay.
Mỗi thị trường đều có những đặc thù riêng. Chính phủ mới của Anh lên kế hoạch cho việc cắt giảm thuế lớn nhất trong nửa thế kỷ nay. Trong khi đó, Nhật Bản đang cố gắng giữ lãi suất ở mức chạm đáy, đi ngược lại với xu hướng toàn cầu. Còn với Trung Quốc, chính phủ nước này đang phải vật lộn với những hậu quả của chính sách “zero-covid”- chính sách khiến Trung Quốc bị cô lập so với thế giới.
Bên cạnh những vấn đề trên, các quốc gia còn phải đối mặt với một loạt thách thức khác. Hầu hết các loại tiền tệ trên thế giới đã suy yếu rõ rệt so với đồng USD. Chỉ số DXY- công cụ đo lường giá trị của đồng USD so với một rổ tiền tệ, đã tăng 18% trong năm nay, đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ. Tình hình lạm phát kéo dài ở Mỹ cùng với chính sách thắt chặt đã khiến thị trường trở nên vô cùng nhạy cảm.
Ngay trước những biến động dữ dội trong tuần qua, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổ chức bao gồm các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, đã lưu ý rằng điều kiện tài chính đã thay đổi, khi thị trường định giá các cam kết tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương và mức thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ ngày một xấu đi. Sau đợt tăng khiêm tốn vào tháng 8, chứng khoán toàn cầu đã thiết lập một mức đáy mới trong năm: chỉ số MSCI toàn cầu giảm 25% vào năm 2022. Căng thẳng bao trùm khắp mọi nơi. Lợi suất trái phiếu rác tại Mỹ đã tăng trở lại 9%, cao gấp đôi so với năm trước đó. Trái phiếu doanh nghiệp có chất lượng xếp hạng BBB mang lại lợi suất 6%, mức cao nhất trong 13 năm theo Bloomberg.
Theo giám đốc nguồn vốn tại các doanh nghiệp, nhà đầu tư và Bộ Tài chính, dự kiến thị trường sẽ có nhiều biến động. Các biện pháp phòng vệ rủi ro được thiết lập và các kế hoạch được thiết lập kĩ càng. Chỉ một năm trước, không nhiều nhà dự báo cho rằng lạm phát sẽ chạm mức hai con số. Tuy nhiên, khi thị trường hoạt động kém hơn so với kì vọng trước đó, hàng loạt vấn đề xuất hiện, và các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với các lựa chọn không mấy khả quan.
Cam kết của Cục Dự trữ Liên bang trong việc giảm lạm phát rất rõ ràng. Sau thông báo tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương vào ngày 21/9, chủ tịch Jerome Powell cho biết cơ hội cắt giảm lạm phát Mỹ vẫn khá khó khăn, tuy nhiên Fed vẫn kiên định với cam kết này. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Hoa Kỳ cho thấy giai đoạn 1980-2020, tại các quốc gia phát triển, nếu lạm phát tăng trên 5% thì trung bình cần mất 10 năm để giảm trở về mức 2%.
Kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu giảm nhanh chóng. Theo dự báo mới được công bố vào ngày 26/9, OECD kì vọng GDP toàn cầu chỉ tăng 3% trong năm nay, giảm hơn so với mức 4.5% được dự đoán vào tháng 12. Năm 2023, dự kiến tăng trưởng chỉ đạt 2.2.%. Chính vì vậy, tình hình giá hàng hóa cũng giảm mạnh. Giá dầu thô Brent quay trở về mức $85/ thùng, mức thấp nhất kể từ giữa tháng một. Tại ngày 26/9, giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng gần đây. Kinh tế toàn cầu suy yếu cũng sẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải điều chinh dự báo lợi nhuận, tiếp bước gã khổng lồ ngành vận chuyển Fedex, khi doanh nghiệp này cảnh bảo về sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu. Việc lãi suất toàn cầu liên tục tăng đã khiến giá cổ phiếu bị ảnh hưởng tiêu cực, thu nhập doanh nghiệp vì thế cũng thấp hơn.
Sự giảm tốc tăng trường toàn cầu thậm chí không khiến đồng USD yếu hơn. Trong thời kì suy thoái, các nhà đầu tư sẽ hướng đến sự an toàn của đồng tiền dự trữ toàn cầu, và vì thế đồng USD sẽ có xu hướng tăng giá. Và đây sẽ là một viễn cảnh đáng ngại với các quốc gia và công ty trên thế giới.
The economist