SCMP: Bắc Kinh có thể sẽ bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ, thực hiện QE

SCMP: Bắc Kinh có thể sẽ bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ, thực hiện QE

13:18 10/05/2020

Đáp lại những đồn đoán gần đây của giới truyền thông rằng sự đổ lỗi lẫn nhau về nguồn gốc của đại dịch coronavirus sẽ khiến Mỹ có thể hủy bỏ nghĩa vụ nợ lên tới 1.1 nghìn tỷ USD của mình đối vời Trung Quốc, tờ South China Morning Post (SCMP) trong tuần qua cho biết Trung Quốc có thể sẽ giảm 1 phần lớn danh mục Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ của mình nhằm đáp trả những căng thẳng thương mại đang gia tăng trở lại trong thời gian qua.

Trong khi các nhà phân tích cũng nói rằng Hoa Kỳ rất khó có thể sử dụng biện pháp thoái thác các khoản nợ do Trung Quốc nắm giữ, với việc chính Larry Kudlow cũng đã dập tắt ý tưởng này nhiều lần vào tuần trước, "bản chất việc ý tưởng được nhắc tới, dù chỉ trong các cuộc thảo luận cũng là 1 lời cảnh tỉnh nhắc nhở Bắc Kinh tìm cách tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro bằng việc giảm mức nắm giữ các khoản nợ của chính phủ Mỹ ", SCMP viết.

SCMP sau đó cho rằng “điều này có thể gây ra rắc rối cho thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ vào thời điểm Washington đang tăng cường các đợt phát hành mới nhằm tài trợ cho một loạt các gói kích thích kinh tế để chống lại đại dịch và những thiệt hại khủng khiếp mà nó gây ra”. Ý kiến trên cũng có phần đúng, nhưng chỉ dừng lại ở việc Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ sẽ phát hành 1 khối lượng lên tới hơn 4 nghìn tỷ đô la trái phiếu kho bạc mới trong năm nay. Điều khác biệt ở chỗ giờ đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ sẵn sàng bơm ra thị trường bất cứ số tiền nào Kho bạc Hoa Kỳ huy động, thông qua việc mua lại chính trái phiếu chỉnh phủ thông qua nghiệp vụ thị trường mở và thậm chí lượng mua lại có thể gấp đôi lượng trái phiếu chính phủ phát hành ròng.

Cung cầu trên thị trường trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ

Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ không cần Trung Quốc, hay thậm chí bất cứ quốc gia, tổ chức nào ngoài FED mua các khoản trái phiếu chính phủ của họ, khi giờ đây sự tiền tệ hóa các khoản nợ công chính là sự hạ màn cuối cùng, câu hỏi duy nhất để lại chỉ là việc khi nào những hành động này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của các đồng tiền.

Đáng ngạc nhiên, những người Trung Quốc dường như vẫn không nhận ra rằng bất kỳ lợi thế chiến thuật nào họ có thể có trước đây đã hoàn toàn biến mất:

"Các nhà phân tích cảnh báo, bất kỳ động thái nào để hủy bỏ các khoản nợ đối với Trung Quốc sẽ phản tác dụng đối với lợi ích của Mỹ vì điều đó có thể sẽ phá hủy niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng thanh toán của chính phủ Mỹ. Điều này sẽ khiến lãi suất của Mỹ tăng vọt, khiến cho việc vay nợ của chính phủ cũng như các công ty và người tiêu dùng Mỹ cũng trở nên tốn kém hơn, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đã bị suy yếu nặng nề của Mỹ", trích bài báo của SCMP.

Có thể luận điểm này hoàn toàn hợp lý nếu Fed tỏ ra không mặn mà với thực hiện QE không giới hạn, nhưng hiện tại khi Fed đang mua hàng trăm tỷ trái phiếu chính phủ Mỹ mỗi tháng, những gì Trung Quốc có thể hoặc không thể làm với các khoản nợ của Hoa Kỳ hoàn toàn không còn là mối bận tâm với chính quyền tổng thống Trump.

Cliff Tan, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại MUFG Bank cho biết: "Việc thoái thác các nghĩa vụ nợ đối với Trung Quốc là một ý tưởng điên rồ, và bất cứ cá nhân nào đưa ra ý tưởng trên có lẽ cần xem xét lại năng lực của mình. Chúng tôi xem đây là một mưu đồ chính trị cho cuộc tái bầu cử của Donald Trump và là 1 ý tưởng khá khỏ hiểu bởi nó sẽ phá hủy nguồn tài chính cho các khoản thâm hụt ngân sách liên bang Hoa Kỳ".

Đúng vậy, Cliff, điều đó hoàn toàn điên rồ, nhất là khi chúng ta nhìn vào con số 2.5 nghìn tỷ nợ Chính phủ Mỹ mà FED đã mua vào trong suốt 6 tuần qua.

Bảng cân đối kế toán của Fed đang phình to

Đây là con số nhiều hơn gấp đôi những gì Trung Quốc sở hữu. Vì vậy, vâng, nếu Bắc Kinh muốn thực hiện 1 cú “xả” trái phiếu Kho bạc Mỹ, hãy thực hiện đi: nó sẽ khiến lợi suất tăng đột biến trong một hoặc hai giờ, và không gì hơn cả khi các nhà đầu tư sẽ bắt đầu dự tính việc Fed sẽ kích hoạt POMO (permanent open market operations) và mua vào từng trái phiếu mà Trung Quốc muốn bán.

Sự reo rắc nỗi sợ hãi một cách đầy tuyệt vọng của Trung Quốc - như thể đang cố gắng thuyết phục bản thân rằng họ vẫn còn trong tay những quân bài có thể khiến Mỹ run sợ:

“Trung Quốc có thể gây ra sự sụp đổ đối với đồng đô la Mỹ và các thị trường tài chính bằng cách xả 1 lượng khổng lồ trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, điều sẽ khiến lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đột biến. Nhưng điều đó cũng sẽ gây ra một thảm họa tài chính toàn cầu, làm tổn thương Trung Quốc”, Trích bài báo của SCMP

Có 3 điểm cần lưu ý. Thứ nhất, thảm họa tài chính đã bùng phát khi Trung Quốc cho phép – 1 cách vô tình hoặc cố ý – virus corona phát tán khỏi Viện Virus học Vũ Hán. Nó không cần Mỹ để tạo ra 1 cuộc khủng hoảng. Thứ hai: việc bán một khoản nợ trị giá 1,1 nghìn tỷ đô la tại khi hiện tại khi tổng trái phiếu chính phủ hiện hành của Hoa Kỳ vượt qua mức 25 nghìn tỷ đô la, trong đó Fed đã sở hữu tới 6,66 nghìn tỷ đô la, sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến bất cứ điều gì, ngoài 1 vài tác động tạm thời đối với lợi suất các kì hạn dài, và thậm chí bất cứ sự tăng đột biến nào cũng sẽ nhanh chóng được điều chỉnh khi thị trường nhận ra rằng Fed có thể và sẽ mua mọi thứ mà Trung Quốc muốn bán.

…Và điều thứ 3, nếu Trung Quốc có thể thành công trong việc kéo sập đồng đô la Mỹ, những người vui mừng nhất có lẽ không ai khác ngoài Trump và Powell. Trong trường hợp có ai đó chưa nhận ra, FED đang cố gắng 1 cách tuyệt vọng trong việc làm giảm giá trị đồng USD bởi 1 khi đồng bạc xanh tiếp tục ở mức cao như hiện nay (hệ quả của những cuộc gọi yêu cầu bù đắp kí quỹ lên tới 12 nghìn tỷ USD vừa qua), áp lực từ những sự sụp đổ cận kề tại các thị trường mới nổi sẽ càng đè nặng lên đồng bạc xanh, khiến ngay cả FED cũng khó có đủ khả năng để chống chọi.

Trớ trêu thay, người Trung Quốc dường như không hề có 1 chút ý niệm nào về những điều đã nêu trên, khi vẫn giữ vững 1 niềm tin mù quáng rằng việc bán tháo trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ có thể đem lại những tác động khủng khiếp đối với nước Mỹ:

Có một sự thôi thúc mạnh mẽ đối với các nước như Trung Quốc và Nga, xa lánh khỏi việc thanh toán bằng đồng đô la Mỹ. Điều này chỉ đơn giản là vì đồng đô la Mỹ có thể được vũ khí hóa bởi chính phủ Hoa Kỳ, ông Xu Sitao, nhà kinh tế trưởng tại Deloitte Trung Quốc, đề cập đến thực tiễn hành động gần đây của chính phủ Hoa Kỳ về việc cấm các cá nhân, công ty và chính phủ nước ngoài khỏi hệ thống giao dịch tài chính bằng đồng bạc xanh trên toàn cầu, làm phức tạp đáng kể khả năng duy trì kinh doanh của họ.

“Rõ ràng một số quốc gia nhất định đang ngày càng sẵn sàng đa dạng hóa đồng tiền thành toán, tránh xa các giao dịch bằng USD”

Vậy Trung Quốc sẽ sử dụng đồng tiền nào đây, để thay thế đồng dự trữ ngoại hối USD đang chiếm tới 58% lượng dự trữ ngoại hối của họ????

Có lẽ Trung Quốc chỉ bối rối vì nước này vẫn chưa kích hoạt hoạt động nới lỏng định lượng toàn diện, thứ mà Fed đang ngày càng hoàn thiện trong 1 thập kỷ qua. Điều này có vẻ hợp lí bởi trong một bài viết tiếp theo, cũng chính SCMP cho biết rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đã "tham gia vào cuộc tranh luận sôi nổi về việc liệu ngân hàng trung ương của nước này có nên mua trực tiếp trái phiếu đặc biệt do bộ tài chính phát hành để giúp tài trợ cho các biện pháp hỗ trợ kinh tế của chính phủ hay không. "

Tất nhiên, đó chính là những gì Fed đã liên tục thực hiện trong hai tháng qua.

Theo báo cáo, đang diễn ra những sự bất đồng giữa các trường phái tư tưởng khác nhau ở Trung Quốc về cách tốt nhất để giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hồi phục sau coronavirus. Kì họp quốc hội sắp diễn ra trong vòng chưa đầy ba tuần tới dự kiến ​​sẽ cung cấp các tín hiệu rõ ràng hơn về chính sách kinh tế của Bắc Kinh. Liu Shangxi, chủ tịch của Viện Khoa học tài chính Trung Quốc, cơ quan cố vấn chuyên môn của bộ tài chính Trung Quốc, đã dấy lên các cuộc tranh luận sau khi gần đây ông đề xuất phát hành 5 nghìn tỷ nhân dân tệ (700.5 tỷ USD) trái phiếu kho bạc đặc biệt để giúp ổn định nền kinh tế.

Ông cũng kêu gọi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) mua các trái phiếu đặc biệt này trong từng đợt với lợi suất bằng không.

Điều nực cười ở đây là: ở Trung Quốc, luật pháp nghiêm cấm việc ngân hàng trung ương trực tiếp tài trợ cho các khoản chi tiêu của chính phủ. Chà, đoán xem: có một ngân hàng trung ương khác cũng có điều lệ nghiêm cấm việc tham gia tài trợ cho các khoản nợ, thâm hụt quốc gia: ECB. Và dưới đây là bảng cân đối của ECB

Bảng cân đối kế toán của ECB

Và trong khi bây giờ Trung Quốc đang bị chặn bởi mối đe dọa lạm phát tăng vọt một khi họ cũng kích hoạt các biện pháp QE, thì vấn đề chỉ là thời gian trước khi Trung Quốc nhận ra rằng giai đoạn siêu lạm phát sắp tới sẽ chỉ ảnh hưởng đến giá tài sản, trong khi tạo ra giảm phát kinh tế trên diện rộng (Tất nhiên, cuối cùng tình trạng siêu lạm phát cũng sẽ xảy ra khi niềm tin vào đồng tiền tệ bị dập tắt). Vì vậy, một khi Trung Quốc nhận ra rằng bằng cách bắt đầu QE, họ cũng có thể đạt được tất cả các mục tiêu của mình, họ sẽ thực hiện chính xác điều đó.

Điều này cũng cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về cuộc chiến tối cao cuối cùng: bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, tất cả đều trực tiếp bơm tiền tài trợ cho các khoản nợ của mình, tất cả đều hy vọng sẽ làm giảm giá trị đồng tiền của mình trước các quốc gia đối thủ như là cách duy nhất còn lại để kích thích nền kinh tế toàn cầu. Rồi một ngày, một mắt xích nào đó cũng sẽ tan vỡ và toàn bộ hệ thống tài chính sẽ tan rã chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó, hãy cứ bắt đáy cổ phiếu đi bởi vì khi mọi ngân hàng trung ương trên thế giới đang nói với bạn rằng mọi đồng tiền trong tay bạn sẽ sớm trở nên vô giá trị, tốt nhất hãy chi tiêu ngay lập tức đi.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ