Siêu lạm phát của những năm 1500s có đang thực sự quay trở lại?

Siêu lạm phát của những năm 1500s có đang thực sự quay trở lại?

Trần Khánh Linh

Trần Khánh Linh

Junior Economic Analyst

08:56 28/12/2022

Những bài học được rút ra từ thế kỉ trước chỉ ra rằng bất kể nguyên nhân là gì, những xã hội để lạm phát tự do phát triển thì sẽ không chỉ có tiêu chuẩn sống bị xuống cấp

Vào thời Quốc vương Henry VIII trị vì, nước Anh rơi vào tình trạng suy thoái. Các nhân chứng thời bấy giờ kể lại rằng chưa bao giờ có nhiều người ăn xin đến thế và nhiều người trong số họ có thể sẵn sàng giúp bạn "quy tiên" nếu có cơ hội. Hóa ra mọi người đều nghi ngờ rằng đồng tiền đang bị mất giá. Đạo đức xuống cấp như xã hội thời đồ đá. Tại một đám tang khét tiếng ở Kent giữa triều đại của Henry, một nhân chứng đã kể lại rằng "lễ chôn cất bỗng trở nên náo nhiệt và vui vẻ", với một cuộc ‘’chè chén trác táng’’ của bảy người đàn ông và những người tình một đêm. Cảm giác rằng có điều gì đó không ổn đã được chia sẻ trên khắp Châu Âu, nơi mà vào những năm 1590 đã bị khủng hoảng tài chính, bất ổn xã hội và chiến tranh tàn phá.

Henry VIII: poems, essays, and short stories | Poeticous

Căn nguyên của sự hỗn loạn là do lạm phát gia tăng, điều này hoàn toàn bất ngờ và xa lạ. Trong ít nhất 300 năm trước những năm 1500, Tây Âu đã khiến Nhật Bản ngày nay trông giống như Zimbabwe. Theo Gregory Clark, một nhà sử học và các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Anh cho biết, tại Anh vào năm 1500, giá của một rổ hàng hóa tiêu chuẩn mà người tiêu dùng phải đối mặt (phần lớn là thực phẩm, nhưng bao gồm cả những thứ khác như quần áo) không cao hơn so với năm 1275 là mấy.

Tất cả điều này đã thay đổi sau năm 1500. Lạm phát giá cả kéo dài, từng là điều không thể tưởng tượng được, giờ đã trở thành điều không thể ngăn chặn được. Trong vòng 50 năm, giá trung bình trên khắp nước Anh đã tăng gấp đôi. Nghiên cứu của Paul Schmelzing thuộc Đại học Boston cho thấy trước đó rất lâu, giá cả ở Ý đã tăng 5% một năm. Ở Pháp và Hà Lan, lạm phát đạt 4% vào cuối thế kỷ. Ở Nga, xu hướng lạm phát gia tăng từ những năm 1530. Tỷ lệ lạm phát toàn cầu đạt đỉnh vào những năm 1590 ở mức gần 3% một năm. Nếu 3% nghe có vẻ không quá cao, hãy nhớ rằng tăng trưởng thời kỳ trước khi tư bản xuất hiện là 0%, nên lạm phát sẽ luôn làm người dân nghèo đi.

Sự gia tăng lạm phát cũng kéo dài trong một thời gian dài - thậm chí còn lâu hơn cả thời kỳ lạm phát phi mã vào đầu thế kỷ 19 do các cuộc chiến tranh của Napoléon gây ra, hoặc của những năm 1970. Một số quốc gia bị thiệt hại nhiều hơn những quốc gia khác. Scotland chứng kiến mức lạm phát thậm chí còn tệ hơn so với Anh. So với các nước còn lại, lạm phát của Hà Lan rơi vào mức nghiêm trọng nhất.

Cũng giống như lạm phát ngày nay, các chuyên gia trong những năm 1500 đã bất đồng gay gắt về nguyên nhân gây ra lạm phát. Không ở đâu cuộc tranh luận này sôi nổi hơn ở Pháp trong những năm 1560 và 1570. Jean Cherruyer de Malestroit, giữ vai trò như Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ trong thời kỳ đó, đồng thời cũng là cựu bộ trưởng tài chính Mỹ, cho rằng áp lực giá cả là kết quả của việc chi tiêu quá mức. Jean Bodin, nhà kinh tế học thời bấy giờ lập luận rằng nguyên nhân là do những cú sốc bất ngờ đối với hệ thống kinh tế toàn cầu. Cả hai nhà kinh tế đều viết những cuốn sách nhỏ công kích quan điểm của người kia. Các nhà sử học thời đó liên tục không tán thành.

Cả Malestroit và Bodin đều có ý đúng. Hiện tượng dư cầu chắc chắn đóng một vai trò trong việc gia tăng lạm phát. Dân số tăng nhanh sau sự kiện Black Death (Cái chết Đen); rất nhiều người đã chuyển đến các thành phố để sinh sống. Điều này làm tăng nhu cầu về lương thực ngay cả khi nhân sự sản xuất bị thiếu hụt. Kể từ đó, một số quốc vương đã thúc đẩy nền kinh tế bằng cách thao túng tiền tệ.

“Chính sách phá giá tiền tệ” của Henry VIII vào những năm 1540 kể về việc lấy một đồng tiền vàng, nấu chảy nó, thêm vào kim loại vô giá trị, rồi đúc lại thành hai đồng tiền “vàng”. Sử dụng phương pháp này, Henry đã kiếm được những đồng xu trị giá khoảng 2% GDP trong nhiều năm. Henry sau đó đã chi rất nhiều tiền cho các cuộc chiến tranh và xây cung điện. Kết quả là sự gia tăng nhu cầu danh nghĩa đã kích động các thương gia tăng giá của họ. Không chỉ Henry, hay người kế vị của ông, Edward VI, cũng đã phá giá tiền tệ. Scotland bắt đầu thực hiện chính sách này vào năm 1538 và sau đó nhân đôi chiến lược này vào năm 1560. Ở vùng đất thấp phía nam, hay ngày nay là Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, đồng bạc đã bị mất giá 12 lần từ năm 1521 đến năm 1644.

Cho dù Malestroit có lập luận thế nào đi chăng nữa, nhưng chỉ riêng chính sách phá giá tiền tệ cũng không thể giải thích được tình trạng siêu lạm phát thời bấy giờ. Bởi, Pháp đã hạ giá đồng bạc của mình 123 lần trong khoảng thời gian từ 1285 đến 1490; tuy nhiên, giữa những năm đó không hề có lạm phát xảy ra. Thế nhưng ngược lại vào những năm 1500, ngay cả khi nhiều quốc gia giảm tốc độ giảm tỷ giá hối đoái, tất cả họ đều chứng kiến lạm phát. Tây Ban Nha đã ngừng hoàn toàn việc hạ giá đồng tiền của họ từ năm 1497 đến năm 1686. Do đó, một số nhà sử học đã đồng tình với Bodin và cho rằng bản thân những lời giải thích cho nguyên nhân gây ra lạm phát đến từ phía nhu cầu là không đủ. Họ cũng xem xét những gì đang xảy ra trên khắp Đại Tây Dương, nguồn gốc gây ra cú sốc cung lớn đối với nền kinh tế Châu Âu.

Vào khoảng năm 1545, người ta đã phát hiện ra những mỏ bạc khổng lồ ở Bolivia. Potosí, trung tâm của ngành công nghiệp mới béo bở này, có lẽ đã trở thành thành phố lớn thứ năm trong thế giới Cơ đốc giáo tính theo dân số (sau London, Naples, Paris và Venice). Trong quý đầu tiên của những năm 1500, chỉ có 10 tấn bạc cập bến bờ biển châu Âu. Đến quý thứ ba của thế kỷ, châu Âu đã nhập khẩu 173 tấn. Tây Ban Nha, nơi phần lớn kim loại được chuyển đến, ban đầu trải qua tình trạng lạm phát đặc biệt cao—nhưng sau đó lạm phát lan rộng khắp phần còn lại của châu Âu, đến tận Nga.

Sự gia tăng lạm phát ngày nay đã gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị và xã hội. Niềm tin của người tiêu dùng đang ở mức thấp nhất khi tiền lương thực tế giảm; các chính trị gia đương nhiệm không được lòng dân; và các cuộc biểu tình về chi phí sinh hoạt đang mọc lên như nấm.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là một phần nhỏ so với tác động của lạm phát thế kỷ 16. Tiền lương thực tế trung bình, vào đầu những năm 1500 ở mức cao nhất là khoảng 7 xu một tuần, sau đó giảm, giảm và giảm. Họ đã không lấy lại được sức mua của mình cho đến cuối thế kỷ 19. Hậu quả của việc siết chặt mức sống toàn năng này đã dẫn đến số người ăn xin tràn lan và những cuộc truy hoan tại các đám tang. Trên khắp châu Âu, xã hội và chính trị trở nên hoàn toàn bất ổn.

Trong một bài báo xuất bản năm 1986, Jack Goldstone, hiện thuộc Đại học George Mason, đã đặt câu hỏi tại sao từ năm 1550 đến năm 1650 “rất nhiều quốc gia tan vỡ trên diện rộng”. Tại Pháp vào năm 1572, vụ thảm sát Ngày Thánh Bartholomew liên quan đến các vụ ám sát giữa Công giáo và Tin lành, dẫn đến hàng nghìn người chết. Những năm 1590 là những năm nổi dậy ở Áo, Phần Lan, Hungary và Ukraine. Nước Nga đã trải qua “thời kỳ khó khăn”, khoảng thời gian 15 năm vô luật pháp kể từ năm 1598. Chiến tranh Ba mươi năm bắt đầu vào năm 1618, và giai đoạn này lên đến đỉnh điểm với việc Charles I của Anh bị hành quyết vào năm 1649. Vào mỗi năm của quý đầu tiên của 1500s, cứ 100,000 người trên toàn cầu thì có khoảng 6 người chết trong các cuộc xung đột. Từ những năm 1620 đến những năm 1640, cứ 100,000 người thì có khoảng 60 người chết hàng năm. Số người bị xét xử và hành quyết vì tội tà thuật tăng mạnh.

Giới tinh hoa một phần phải chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn này. Tầng lớp quý tộc thường phụ thuộc vào các khoản thu nhập cố định (chẳng hạn như tiền thuê nhà) làm thu nhập chính, vì vậy họ chịu ảnh hưởng từ lạm phát nhiều hơn những hộ kinh doanh có thể tự điều chỉnh giá.

Ở miền bắc nước Pháp và Bỉ, bất bình đẳng đã giảm vào những năm 1560 và 1570 khi những người có thu nhập trung bình làm ăn khá hơn trong khi các địa chủ giàu có bị chèn ép. Các nhà tài phiệt, không quen với xung đột kinh tế, đã chủ động để thay đổi.

Quan trọng hơn hết đó là việc các chính phủ đã phải chịu ảnh hưởng nhiều hơn do lạm phát. Nhiều thế kỷ trôi qua chứng kiến mức lạm phát bằng 0 đã gây ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của nhà nước. Các vị vua thường cho thuê những mảnh đất với giá thuê cố định trong thời gian 99 năm. Thuế hải quan được giữ ở mức giá danh nghĩa. Đây là một vấn đề khi lạm phát xảy ra. Từ giữa những năm 1570 đến giữa những năm 1590, nguồn thu thuế của Tây Ban Nha không đổi về mặt tiền mặt, nhưng chúng có sức mua kém hơn. Và chi phí của chính phủ, vốn không cố định, đã tăng vọt. Vào thế kỷ sau năm 1530, giá của việc đưa một người lính vào chiến trường đã tăng gấp năm lần.

Lạm phát, theo thời gian, đã gây tác động lên các quốc gia yếu hơn và gây nên khủng hoảng nợ. Chính phủ đã làm những gì họ có thể để tăng doanh thu. Vào năm 1544 và 1545, Henry VIII đã cắt giảm các tài sản của nhà nước, chẳng hạn như các lô đất, trị giá hơn 150,000 bảng Anh (hoặc hơn 2% GDP), và những vụ mua bán nhỏ hơn dưới thời Elizabeth I vào đầu những năm 1600. Tước hiệp sĩ được phong một cách đại trà, đa số đều có thể mua được với số tiền lớn. Hoạt động cho vay bùng nổ vào đúng thời điểm nhiều người cho vay bắt đầu tăng lãi suất. Tỷ lệ nợ xấu vốn thấp ở những năm 1300 và 1400 đã tăng lên gấp bội với Pháp (năm 1558, 1624 và 1648), Bồ Đào Nha (năm 1560) và Tây Ban Nha (năm 1557, 1575, 1596, 1607, 1627 và 1647); điều này đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài dần thoái vốn.

Cuối cùng, thời kỳ siêu lạm phát đã kết thúc. Tăng trưởng dân số chậm lại, làm giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Các quân chủ nắm quyền kiểm soát chính sách tài chính và tiền tệ hứa hẹn sẽ ít xảy ra vỡ nợ và không để đồng tiền mất giá so với trước đây. Hơn thế nữa, nguồn cung kim loại giá trị cao từ Mỹ bị đình trệ. Tuy nhiên đã có những bài học được rút ra từ thế kỉ trước, rằng bất kể nguyên nhân là gì thì những xã hội để lạm phát tự do phát triển thì sẽ không chỉ có tiêu chuẩn sống bị xuống cấp.

Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ