"Swexit" sẽ có ảnh hưởng thế nào đến Châu Âu và Thụy Sĩ
Đức Nguyễn
FX Strategist
Thất bại trong đàm phán thương mại Thụy Sĩ-EU có thể có ảnh hưởng xấu tới cả hai bên
Quyết định chấm dứt 7 năm đàm phán củng cố giao thương với Brussels của Thụy Sĩ không lùm xùm như Brexit. Nhưng việc này có thể gây tác hại lâu dài cho quốc gia hưởng lợi rất nhiều từ khả năng tiếp cận thị trường nội bộ của EU. Nó cũng cho thấy một điều rõ ràng: EU có vẻ không hòa thuận với hàng xóm của mình. Mất đi đối tác thương mại lớn nhất, Anh, có thể là sự không may mắn. Nhưng mất đi đối tác thương mại lớn thứ hai, Thụy Sĩ, có vẻ là sự bất cẩn.
“Swexit” giống Brexit ở chỗ 2 nền dân chủ lâu đời, chán nản với giá cả và điều kiện tiếp cận thị trường, chọn một một mối quan hệ tách biệt hơn, và cái giá phải trả cho việc này đã bị đánh giá thấp bởi các chính trị gia. Anh muốn dựa vào quyền lợi với các quốc gia EU khác để ép Brussels giữ nguyên điều khoản thương mại. Thụy Sĩ tiếp tục sa ngã vào ảo tưởng này.
Có một số khác biệt ở đây. Thụy Sĩ ban đầu muốn thắt chặt mối quan hệ với EU. Giao thương giữa Anh và EU giảm sâu trong năm nay. Quyết định ngừng đàm phán của Bern sẽ dẫn đến sự suy thoái từ từ trong khả năng tiếp cận thị trường: một “Swexit” chậm.
Vào năm 1992, người dân Thụy Sĩ bỏ phiếu chống lại việc nâng cấp từ hiệp định thương mại tự do thành thành viên chính thức Thị trường chung châu Âu . Nhưng nhiều năm sau quyết định đó, Thụy Sĩ lại tham gia vào nhiều khía cạnh của thị trường này và hợp tác theo nhiều thỏa thuận song phương. Quốc gia này hưởng nhiều quyền lợi như giao thương miễn thuế, di chuyển không biên giới, quyền sống và học tập tại EU, và quyền tiếp cận với chương trình giáo dục và nghiên cứu của EU.
Khi EU đã quá mệt với những mặc cả của Bern, họ yêu cầu một thỏa thuận khung. Điều này sẽ nâng cấp thỏa thuận tiếp cận thị trường của Thụy Sĩ, và thiết lập hệ thống quản trị mới: yêu cầu Thụy Sĩ thực hiện theo các quy định của EU. Với cách này, sẽ có cơ chế để giải quyết mâu thuẫn.
Chính phủ Thụy Sĩ đã ký thỏa thuận này, nhưng không được chấp thuận tại quê nhà. Phía phản đối nói rằng nó sẽ làm suy yếu chính sách nhập cư và bảo vệ lương. Brussels đã nhượng bộ một số vấn đề cho Thụy Sĩ, bao gồm giới hạn 90 ngày cho các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ thị trường lao động Thụy Sĩ. Nhưng phe dân tộc cánh hữu và công đoàn cánh tả đã hợp sức để bãi bỏ nó.
Một số người Thụy Sĩ phản đối thỏa thuận khung, cho rằng sự thúc ép của EU trong các ràng buộc sẽ xóa bỏ nền dân chủ trực tiếp của nước này. Nhưng Thụy Sĩ đã áp dụng luật lệ của EU trong nhiều thập kỷ. Và khác với Anh khi có được sự linh hoạt trong thỏa thuận thương mại với EU, Thụy Sĩ gần như nằm trong thị trường chung này. Theo một nghiên cứu, Thụy Sĩ hưởng lợi trên đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia EU nào khác.
Những lợi ích đó sẽ hao mòn dần với việc EU cập nhật bộ luật và Thụy Sĩ mất đi vị thế tương đương của mình. Nó đã mất vị thế ở thị trường chứng khoán và thiết bị y tế. Nhưng các công ty Thụy Sĩ vẫn kiên cường. Một đồng tiền mạnh có thể là vấn đề nhức nhối hơn cả. Một trong những quốc gia giàu nhất thế giới sẽ nghèo đi một chút. Đó là quyết định của riêng Thụy Sĩ, nhưng nước này sẽ không thể kì vọng được nhận đãi ngộ đặc biệt nữa.
Financial Times