Áp lực tiếp tục được đè nặng lên đồng USD, khi lượng vị thế Net Short đến từ các quỹ đầu cơ đã tăng trong tuần lễ thứ 5 liên tiếp, trong tuần vừa qua số lượng vị thế đã tăng thêm 33 triệu USD để nâng tổng vị thế Net Short lên mức 1.54 tỷ USD, cao nhất kể từ đầu tháng 3.
Sử dụng lãi suất tương đối, GBP/USD có vẻ được định giá cao hơn 2.7%, hoặc 0.7 độ lệch chuẩn. Theo nhiều khía cạnh, đó là hình ảnh phản chiếu của USD/JPY. Dữ liệu kinh tế tích cực có thể bảo vệ GBP trong ngắn hạn.
Các quỹ đầu cơ có vẻ rất bullish với đồng AUD bất chấp sự sụt giảm của nó so với đồng Bạc Xanh vào tháng 3 vừa qua. Dữ liệu việc làm của Úc trong tuần này có thể cung cấp them thông tin chi tiết về lý do cho xu hướng này.
Việc tỷ giá USD/JPY không thể đóng cửa tuần trước trên đường trung bình động MA 200 ngày là tín hiệu cho thấy đồng Dollar có thể suy yếu trong thời gian tới. Mặc dù vị thế thị trường vẫn nghiêng về Long JPY, nhưng nó đã giảm bớt so với mức cực đoan gần đây theo dữ liệu CFTC và thông qua chỉ số Citi FX pain index.
Vàng đang mắc kẹt giữa phạm vi giới hạn bởi đường trung bình động 50 ngày và 100 ngày sau khi phục hồi một cách bền bỉ vào tuần trước, ngay sau sự lạc quan về gói kích thích kinh tế của Hoa Kỳ.
Tâm lý rủi ro bị lung lay và dòng tiền mua bán điều chỉnh vị thế/danh mục vào cuối tháng có thể tiếp tục củng cố cho sức mua của đồng bạc xanh khi áp lực “Short Covering” vẫn chi phối thị trường.
USD/JPY sẽ không thoát khỏi quỹ đạo đi xuống và có thể giảm đáng kể vào thời điểm các thị trường nội địa của Nhật Bản mở cửa trở lại vào thứ Tư. Tình trạng thanh khoản mỏng sẽ là lời mời gọi các“tay to” gây áp lực lên mốc 104.19, đáy ngày 31/7.
Tỷ giá EUR/USD đã không thể bứt phá sau biên bản cuộc họp FOMC khi nội dung biên bản không "Dovish" như thị trường kỳ vọng, Fed có thể sẽ không công bố "Forward Guidance" tại cuộc họp tháng 9 như thị trường đòn đoán và chưa hàm ý sẽ cân nhắc việc kiểm soát đường cong lợi suất, trong khi vẫn giữ tốc độ mua tài sản ở mức hiện tại.