Vào khoảng thời gian này năm ngoái, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã phủ nhận sự dai dẳng của lạm phát. Mười hai tháng sau, có vẻ như đến lượt các trader nghĩ như vậy.
Tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã giảm từ 10.1% xuống 9.2% trong tháng 12, theo ước tính trước của Eurostat. Tuy nhiên, điều này chỉ là do giá năng lượng tăng thấp hơn, mà các biện pháp cứu trợ của chính phủ Đức cũng góp phần vào đó. Nếu loại trừ biến động giá năng lượng và giá lương thực thì đà tăng giá thực sự mạnh hơn. Tỷ lệ lạm phát cơ bản do đó tăng từ 5.0% lên 5.2%. Vì vậy, chúng ta vẫn chưa thể nói về sự suy yếu kéo dài của lạm phát.
Giá dầu tăng trong phiên ngày thứ Tư (21/12) khi dữ liệu báo hiệu lượng hàng tồn kho hàng tuần của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, mặc dù những lo ngại về điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu trong ngắn hạn.
Hoạt động kinh doanh Ifo đã tăng trong tháng 12 - tháng tăng thứ ba liên tiếp, từ 86.4 lên 88.6 điểm. Cả kỳ vọng cho những tháng tới và đánh giá về tình hình kinh doanh hiện tại đều được cải thiện.
ECB và Fed báo hiệu về những lần tăng lãi suất tiếp theo tại các cuộc họp của họ trong tuần này – đặc biệt là Chủ tịch ECB Lagarde. Chúng tôi nâng nhẹ dự báo của mình về lãi suất cơ bản và những nhận định dưới đây sẽ cho biết điều này có ý nghĩa gì đối với lợi suất trái phiếu và đồng EUR.
Đồng Yên tăng trong phiên thứ Hai (19/12) khi có thông tin rằng chính phủ Nhật Bản chuẩn bị sửa đổi tuyên bố chung với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) về mục tiêu lạm phát của ngân hàng này, khả năng có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của BOJ.