Tuần qua, hợp đồng tương lai dầu WTI ghi nhận mức tăng nhẹ, chấm dứt đà sụt giảm kéo dài 4 tuần liên tiếp, trong khi dầu Brent tiếp tục đà giảm. Dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc cùng với tồn kho dầu cao đang làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm nhu cầu. Số lượng giàn khoan dầu tăng và các chỉ báo kỹ thuật tiêu cực cho thấy giá WTI có thể tiếp tục đà giảm.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống mức tồi tệ nhất trong 5 quý do doanh số bán lẻ chậm lại, gây áp lực buộc Bắc Kinh phải củng cố niềm tin tại cuộc họp chính sách 5 năm một lần diễn ra trong tuần này.
Nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 5.1% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước, chậm lại so với mức khởi đầu mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm do nhu cầu tiêu dùng trì trệ, nhấn mạnh kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ cần tung ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn.
Thị trường bất động sản chiếm từ 20% đến hơn 30% GDP của Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng bất động sản gần đây, bắt đầu từ sự sụp đổ của Evergrande, đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, buộc chính phủ Trung Quốc phải can thiệp mạnh mẽ hơn nhiều so với các nước khác như Mỹ.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2022 dù sản xuất công nghiệp tăng tốc, làm nổi bật sự phục hồi không cân bằng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
Nhìn chung, có một vài yếu tố khiến lạm phát tăng hoặc giảm ở những quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo CPI của Mỹ sẽ là sự kiện chính trong tuần này khi thị trường tiếp tục tìm kiếm những dấu hiệu về triển vọng lạm phát.
Bất động sản thương mại đang là quả bom nổ chậm trên thị trường tài chính vào năm 2024, với khoản nợ tồn đọng hơn 6 nghìn tỷ USD. Các ngân hàng khu vực đang phải đối mặt với rủi ro khổng lồ này, khi họ đang nắm giữ một nửa số nợ bất động sản thương mại chưa đến hạn. Nhà đầu tư cần làm gì khi xảy ra kịch bản kinh tế suy giảm?