Giá dầu thô của Mỹ đạt mức cao nhất thập kỷ trong khi giá dầu Brent thế giới đạt mức đỉnh từ giữa năm 2014 sau khi OPEC+ bơm dầu để bù đắp cho lượng thiếu hụt trầm trọng do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Các nhà giao dịch dầu đã chấp nhận thực tế rằng, hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt sau khi khởi xướng cuộc xâm lược Ukraine. Sẽ có thể mất vài tuần trước khi mức độ ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu dần trở nên rõ ràng. Cho tới thời gian đó, các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục gây nhiều áp lực và đẩy giá dầu tăng mạnh.
Đầu tuần này, trong khi thế giới đang tranh cãi xem khi nào dầu sẽ chạm $100/thùng, Saad Rahim, kinh tế trưởng của Trafigura lại nói đã đến lúc coi đây là mức sàn mới. Những bình luận của ông có lẽ đang trở thành sự thật.
Dầu thô đắt đỏ đồng nghĩa với việc giá xăng cũng tăng cao. Với việc Brent hiện đang đe dọa chạm mức $90/thùng, áp lực cũng khiến giá xăng tăng. Trong môi trường này, hãy kỳ vọng các chính phủ sẽ cố gắng bảo vệ những người tiêu dùng khó tính – cũng là những cử tri - khỏi bị ảnh hưởng của giá nhiên liệu tăng cao.
Tính từ tuần bắt đầu từ ngày 03/01/2022, giá dầu thô kỳ hạn đã tăng mạnh mẽ đến hơn 3.7%, chạm mốc cao nhất trong 1 tháng qua là 78.5 USD. Tính đến hiện tại, giá hợp đồng tương lai dầu thô đã hồi phục được đến hơn 18% so với mức đáy vùng 65 vào khoảng thời gian thị trường biến động trước sự công bố của biến chủng Omicron.
Dầu đã giữ được đà tăng trong phiên giao dịch buổi sáng tại châu Á sau khi OPEC+ và các đồng minh đồng ý tăng sản lượng dự kiến cho tháng tới, và một báo cáo trong ngành cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters vào thứ Sáu ngày 31 tháng 12, các nhà phân tích dầu mỏ đã hạ dự báo giá của họ cho năm 2022 do biến thể Omicron gây ra sóng gió cho việc phục hồi nhu cầu nhiên liệu và có nguy cơ dư thừa nguồn cung khi các nhà sản xuất bơm thêm dầu.