USD/JPY phục hồi sau khi lao dốc chạm mức thấp nhất 7 tháng. Đợt bán tháo mạnh gần đây có vẻ đã dừng lại. Phe mua hy vọng cặp tiền có thể đóng cửa trên mức 146.58 để mở rộng đà tăng.
Đồng Yên Nhật chịp áp lực sau những phát biểu có xu hướng nới lỏng từ Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Shinichi Uchida. Ông Uchida của BoJ nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương phải duy trì mức độ nới lỏng tiền tệ hiện tại trong thời gian tới. Công cụ CME FedWatch cho thấy thị trường dự báo xác suất 67.5% Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9, tăng từ mức 13.2% tuần trước.
Sự kết hợp của nhiều yếu tố tạo áp lực lên giá vàng trong ngày thứ tư liên tiếp. Dấu hiệu ổn định trên thị trường chứng khoán làm suy yếu kim loại quý trong bối cảnh đồng USD tăng nhẹ. Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9 và các rủi ro địa chính trị hạn chế đà giảm của XAU/USD.
AUD/USD mở rộng đà tăng tiếp tục tăng trong phiên giao dịch thứ hai liên tiếp vào thứ Tư. Đà tăng này được cho là do quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vào hôm thứ Ba. RBA đã duy trì lãi suất chính sách (OCR) ở mức 4.35% lần thứ sáu liên tiếp.
NZD/USD tiếp tục mở rộng đà phục hồi lên gần 0.6000 vào đầu phiên Á sáng thứ Tư, được hỗ trợ bởi báo cáo việc làm tích cực của New Zealand. Các nhà giao dịch theo đó cũng hạ kỳ vọng về việc RBNZ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tuần tới.
Dầu thô vẫn giao dịch ảm đạm dù căng thẳng leo thang tại Trung Đông. Chuỗi giảm mạnh tồn kho dầu thô Mỹ nhiều tuần liền dường như đã chững lại sau báo cáo của API. Giá dầu thô có thể đã tìm thấy điểm tựa tạm thời, nhưng áp lực bán vẫn chưa nguôi ngoai.
Chỉ số DXY đang cho thấy những nỗ lực phục hồi sau khi giảm mạnh hai phiên liên tiếp. Hôm nay, Chủ tịch RBA đã xác nhận lập trường của Fed rằng một vài dữ liệu suy yếu là không đủ để thay đổi quan điểm về nền kinh tế. Chỉ số DXY đang tiến gần đến mức 103.00 và có thể chuyển biến tích cực hơn trong tuần này.
Vàng tiếp tục thu hút lực cầu, mặc dù phiên giao dịch trước đó có vẻ giống như một đợt "thanh lý bắt buộc" của các quỹ lớn để bù lỗ trên các thị trường khác.
Cặp tiền đang giao dịch không ổn định trong biên độ 142.60-148.00, với xu hướng giảm vẫn chưa kết thúc nếu không vượt qua ngưỡng 148.60. Mặc dù có dấu hiệu hồi phục ngắn hạn, các chuyên gia từ UOB Group vẫn dự báo khả năng USD tiếp tục suy yếu trong 1-3 tuần tới, với mức hỗ trợ tiếp theo ở 140.80.
Đồng Yên Nhật rút lui khỏi mức cao nhất 6 tháng do việc giải tỏa các giao dịch carry trade chậm lại. Xu hướng giảm của JPY có thể bị hạn chế nhờ khả năng tăng lãi suất thêm của BoJ ngày càng cao. Đồng bạc xanh đối mặt với thách thức do kỳ vọng gia tăng về việc Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9.
Đồng AUD bật tăng trước quyết định chính sách của RBA vào thứ Ba. RBA được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4.35% trong cuộc họp thứ sáu liên tiếp. Đồng bạc xanh sụt giảm khi dữ liệu lao động gần đây không khả quan làm tăng khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Giá vàng tăng nhẹ từ thấp nhất một tuần đã chạm tới vào thứ Hai. Kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9 và các rủi ro địa chính trị đang hỗ trợ cho kim loại trú ẩn an toàn này. Sự thay đổi trong tâm lý rủi ro toàn cầu và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ phục hồi có thể hạn chế đà tăng của XAU/USD.
NZD/USD phục hồi chạm mức cao 0.5980 vào đầu phiên Á sáng thứ Ba. Kỳ vọng về việc Fed hành động sớm và mạnh tay hơn tăng vọt. Các nhà phân tích của BNZ cho biết không loại trừ khả năng RBNZ cắt giảm lãi suất vào tháng 8.
USD/CAD giảm xuống dưới 1.3800 vào đầu phiên Á sáng thứ Ba. Lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra ở Mỹ có thể khiến Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hơn trong năm nay. Giá dầu thô tiếp tục giảm có thể gây áp lực lên đồng Loonie và hạn chế đà giảm của USD/CAD.
GBP/USD đã giảm mạnh vào thứ Hai khi thị trường bị bán tháo trên diện rộng. Mặc dù vậy, lực mua vẫn duy trì gần mốc 1.2800. Dữ liệu kinh tế Mỹ xấu đi đã khiến thị trường gia tăng kỳ vọng vào việc Fed cắt giảm lãi suất.