Tại sao các thành viên NATO lo ngại trước động thái mới nhất của Nga?

Tại sao các thành viên NATO lo ngại trước động thái mới nhất của Nga?

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

15:44 19/02/2024

Các quan chức quốc phòng phương Tây cảnh báo về khả năng của Moscow và mối đe doạ gia tăng vượt ngoài Ukraine.

Những đánh giá mới về khả năng quân sự của Nga và các mối đe doạ của quốc gia này đối với an ninh của NATO đã dẫn đến làn sóng cảnh báo ngày càng gia tăng từ chính phủ phương Tây, và áp lực phải đầu tư mạnh hơn vào quốc phòng.

Một quan chức tình báo quân đội Anh cho biết: “Chúng ta đang sống trong thời kỳ thực sự nguy hiểm, khi các xung đột quy mô lớn có nhiều khả năng xảy ra hơn so với lịch sử hiện đại.”

Một quan chức quốc phòng thứ hai của Anh cho biết: “Ý định hiếu chiến của Nga vẫn còn đó. Lực lượng trên bộ của họ đã bị suy thoái ở Ukraine, nhưng lực lượng không quân và hải quân của họ phần lớn vẫn còn nguyên vẹn, và Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân.”

Lời cảnh báo được đưa ra trong Hội nghị An ninh Munich bắt đầu vào thứ Sáu, một cuộc họp thường niên gồm các quan chức và chuyên gia về an ninh, quân sự và tình báo, nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về bức tranh quốc phòng toàn cầu trong giai đoạn đỉnh điểm của bất ổn.

Một lý do khiến các quan chức phương Tây cảnh giác là việc Nga hồi sinh cỗ máy phòng thủ công nghiệp trong năm qua, diễn ra với tốc độ khó tin.

Nga đã sản xuất 4 triệu quả đạn pháo và hàng trăm xe tăng trong năm. Các quan chức Ukraine dự báo nước này sẽ tuyển thêm 400.000 quân trong năm nay mà không cần huy động toàn diện.

Đồng thời, tương lai của chính NATO cũng bị nghi ngờ trước viễn cảnh Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cuối tuần trước, ông Trump cho biết ông sẽ “khuyến khích" Nga tấn công bất kỳ thành viên NATO nào không đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng của liên minh là 2% tổng sản phẩm quốc nội.

Các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu đã tăng chi tiêu quốc phòng lên khoảng 1/3 trong thập kỷ qua, trong đó, một số quốc gia đã tăng chi tiêu đáng kể kể từ khi Nga xâm lược toàn diện vào Ukraine và tháng 2/2022.

Trong khi quân đội Nga được đầu tư mạnh mẽ ở Ukraine và chịu tổn thất nặng nề trong suốt 2 năm xung đột, hầu hết các quan chức phương Tây đều kỳ vọng Nga có thể tái thiết lực lượng trong vòng 5-6 năm.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps chia sẻ vào hôm thứ Năm vừa rồi: “Chúng tôi biết rằng các đối thủ luôn tìm kiếm những thách thức mới để tiến hành chiến tranh. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải dũng cảm và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi thứ.”

Các quan chức quốc phòng phương Tây khác trong những tuần gần đây đã đưa ra một số cảnh báo công khai chưa từng có về khả năng xảy ra một cuộc xung đột rộng hơn ở châu Âu với một nước Nga tự tin và được vũ trang nhiều hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen tuần trước cho biết Nga có thể thử nghiệm điều khoản phòng thủ chung của NATO "trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm". Điều đó diễn ra sau những cảnh báo tương tự từ Thụy Điển, Anh, Romania, Đức, và các quan chức cấp cao của NATO kể từ đầu năm.

Marie-Agnes Strack-Zimmermann, Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Bundestag, cho biết: “Chúng ta sẽ phải làm quen với ý tưởng rằng thực tế là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tấn công một quốc gia NATO trong vòng 5-8 năm tới. Nhân loại đang bị thúc đẩy bởi một loại chủ nghĩa đế quốc được nhiều người cho rằng khó có thể tồn tại trong thế kỷ 21.”

Một nhà ngoại giao cấp cao của NATO cho biết: “Đó là một mối đe dọa tiềm năng, và ta cần chuẩn bị cho điều đó… Tôi không thấy những dự đoán như vậy là viển vông… Chúng tôi không có khả năng nghĩ tới việc Nga sẽ dừng lại ở Ukraine.”

Một quan chức cấp cao của châu Âu còn đi xa hơn khi nói rằng “ý định và khả năng” của Nga tấn công một quốc gia NATO trước cuối thập kỷ này là “có sự đồng thuận khá lớn” trong liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. “Cơ hội là điều kiện duy nhất,” quan chức này nói.

Các quan chức cho biết một lý do đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng là để chuẩn bị cho xã hội trước mối nguy hiểm tiềm tàng, và để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng dân sự đã sẵn sàng cho những hậu quả có thể xảy ra.

Điều đó bao gồm việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng quốc gia và kho dự trữ đủ linh hoạt, mạng lưới thông tin liên lạc được an toàn, có thể hoạt động bình thường trong chiến tranh. Đồng thời, các cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm đường bộ và đường sắt, phải có khả năng xử lý số lượng lớn thiết bị quân sự cần thiết có thể được vận chuyển khắp châu Âu.

Các quan chức cho biết, Bộ chỉ huy hỗ trợ và hỗ trợ chung của NATO, một trung tâm chỉ huy liên minh ở thành phố Ulm phía nam nước Đức, đang vạch ra kế hoạch về cách lực lượng quân sự của NATO sẽ triển khai khắp châu Âu, cũng như tăng cường trong trường hợp xảy ra xung đột.

Kế hoạch này được phát triển từ các bài học được rút ra từ cuộc tập trận Steadfast Defender, mô phỏng một cuộc xung đột quy mô lớn với kẻ thù ở phía đông NATO - cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử của liên minh kể từ chiến tranh lạnh.

Đô đốc Rob Bauer, người đứng đầu ủy ban NATO cố vấn chiến lược quân sự của liên minh, cho biết cuộc tập trận nhằm "chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga".

Tướng Sir Patrick Sanders, người đứng đầu quân đội Anh sắp mãn nhiệm, đã cảnh báo rằng công chúng Anh cần sẵn sàng chiến đấu trong một cuộc chiến tiềm tàng với Nga. Ông nói trong một bài phát biểu vào tháng trước rằng công dân Anh nên được “huấn luyện và trang bị” để chiến đấu, bởi Moscow đã lên kế hoạch “đánh bại hệ thống và lối sống của chúng ta.”

Quan chức tình báo đầu tiên của Anh cho biết những cảnh báo như vậy không phải là một nỗ lực nhằm gây ra sự hoảng loạn. Ông nói, những lời cảnh báo “là để chúng ta có thể nhìn xa trông rộng, vì chúng ta thường chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn kể từ khi được cảnh báo cho đến khi gặp khủng hoảng.”

Một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết Kiev có "thông tin tình báo đáng tin cậy" rằng nhà lãnh đạo Nga đang chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại các nước vùng Baltic. “Không gì có thể ngăn cản Putin.”

Tuy nhiên, một số thành viên trong liên minh tỏ ra nghi ngờ việc Tổng thống Nga có ý định tấn công một thành viên NATO. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết: “Chúng tôi cho rằng ông ta sẽ thực hiện nghiêm túc Điều 5 của chúng tôi, và không muốn gây chiến với NATO.”

Putin cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20, đồng thời đưa ra nhiều tuyên bố về mong muốn của Moscow trong việc bảo vệ những người nói tiếng Nga bên ngoài biên giới quốc gia này. Lập luận đó là một trong nhiều lập luận được Điện Kremlin triển khai để hỗ trợ cuộc chiến chống Ukraine.

Cơ quan tình báo nước ngoài của Estonia tuần này cho biết Nga có ý định tăng gấp đôi số lượng quân đóng dọc biên giới với các nước vùng Baltic và Phần Lan, một động thái có thể báo trước một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng với NATO trong thập kỷ tới.

“Putin đã nói là làm. Và điều duy nhất có thể ngăn cản ông ấy là một chính sách về quyền lực”, Christoph Heusgen, cố vấn đối ngoại lâu năm của cựu thủ tướng Đức Angela Merkel, và hiện là người đứng đầu Hội nghị An ninh Munich, cho biết. “Đó là điều duy nhất ông ta hiểu.”

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

700 lý do để kỳ vọng lãi suất thực trung bình sẽ cao hơn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

700 lý do để kỳ vọng lãi suất thực trung bình sẽ cao hơn

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đang hạ lãi suất, câu hỏi đặt ra là họ sẽ dừng lại ở mức nào. Lãi suất thực đã có xu hướng giảm trong nhiều thập kỷ qua, nhưng khi nhìn nhận trong dài hạn, quan điểm của chúng tôi cho thấy lãi suất trung bình trong tương lai sẽ cao hơn so với thời kỳ trước đại dịch.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 10: Bitcoin vẫn giao dịch trên ngưỡng $60,000 sau dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 10: Bitcoin vẫn giao dịch trên ngưỡng $60,000 sau dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ

Bitcoin đã chạm mức $64,000 USD vào hôm qua sau khi dữ liệu việc làm khả quan tại Mỹ xua tan lo ngại về suy thoái. Trong khi đó, Bitwise đã nộp đơn xin thành lập quỹ ETF XRP giao ngay, trong khi SEC Hoa Kỳ kháng cáo khoản tiền phạt 125 triệu USD trong cuộc chiến pháp lý kéo dài bốn năm với nhà phát hành XRP. Ripple và Kraken đã ra mắt một nền tảng phái sinh tại Bermuda.
Vai trò mới của chính sách tiền tệ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Vai trò mới của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?

Báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ tuần này đã khiến thị trường ngày càng tin vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản thay vì 50 như trước đó. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đẩy giá dầu và tài sản trú ẩn tăng cao. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp tới và quyết định lãi suất của RBNZ là tâm điểm của thị trường cho tuần tới
Giải mã làn sóng phi toàn cầu hóa
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Giải mã làn sóng phi toàn cầu hóa

Thương mại quốc tế đã tăng trưởng chậm hơn nền kinh tế toàn cầu trong hơn 15 năm qua. Hiện tượng này, thường được gọi là phi toàn cầu hóa, chủ yếu là do sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sự thay đổi trong các hành lang thương mại toàn cầu một phần cũng đến từ căng thẳng địa chính trị của các quốc gia với Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ