Tại sao có quá nhiều người Anh thất nghiệp?
Nguyễn Thu Thủy
Junior Analyst
Đừng đổ lỗi cho danh sách chờ của Covid hoặc Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe toàn quốc. Hệ thống phúc lợi mới là nguồn gốc của vấn đề.
Lười biếng. Chậm chạp. Người ăn không ngồi rồi. Kẻ làm biếng: hàng loạt những thuật ngữ để ám chỉ những người được coi là lười biếng. Các chính trị gia Anh đã tận dụng triệt để những từ ngữ trên khi tranh luận về tình trạng trì trệ kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường chỉ ra rằng nước Anh có thành tích tốt trong lĩnh vực này. Trong hai thập kỷ cho đến năm 2019, tỷ lệ không hoạt động của nước này (tỷ lệ người trong độ tuổi lao động không làm việc và không tìm kiếm việc làm) ở mức thấp nhất so với bất kỳ quốc gia giàu có nào. Sau đó đã có sự cố xảy ra. Việc khóa cửa vì đại dịch đã bóp nghẹt hoạt động kinh tế trên toàn thế giới. Nhưng trong khi các nền kinh tế khác phục hồi trở lại - kể từ năm 2020, tỷ lệ không hoạt động đã giảm trung bình 0.4 điểm phần trăm trên toàn OECD, một nhóm các nước giàu có - riêng ở Anh, tỷ lệ này tiếp tục tăng và tăng 0.5 điểm. Chuyện gì đang xảy ra?
Một nguyên nhân không thể phủ nhận: ngày càng có nhiều người Anh được xếp vào diện sức khỏe yếu. Dữ liệu được công bố trong tuần này cho thấy con số kỷ lục là 2.6 triệu người không hoạt động kinh tế do bệnh tật kéo dài - tăng 476,000 người kể từ đầu năm 2020. Việc không hoạt động giúp giải thích lý do tại sao các công ty đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực và một phần là do lạm phát gia tăng liên tục. Do đó có một khoản phí phải trả rất lớn. Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách, cơ quan giám sát tài chính, cho biết tình trạng ốm đau kéo dài nhiều hơn đã khiến chính phủ phải vay thêm 15.7 tỷ bảng Anh (19.6 tỷ USD), tương đương 0.6% GDP hàng năm do thất thu thuế và chi tiêu phúc lợi cao hơn.
Việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra các bệnh về sưng tấy khó khăn hơn. Có thể đổ lỗi cho Covid, là loại Covid kéo dài chưa được biết đến, hay sức khỏe tình thần bị ảnh hưởng sau đại dịch? Đây không phải vấn đề của riêng nước Anh. Những tai ương của Dịch vụ Y tế Quốc gia có phải là nguyên nhân? Danh sách chờ điều trị tự chọn đã tăng lên rất nhiều: từ 4.6 triệu vào tháng 2 năm 2020 lên 7.6 triệu vào mùa hè này. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận thấy rằng đây cũng không phải là giải pháp. Hơn một nửa số người cần được chăm sóc y tế không thuộc độ tuổi lao động. Hơn nữa, nguyên nhân chính dẫn đến thời gian chờ đợi lâu hơn cho mỗi loại hình điều trị (ví dụ như rối loạn cơ xương khớp) không tương ứng với các bệnh đã nêu của người bệnh mãn tính (thường liên quan đến sức khỏe tâm thần).
Mặt khác, lý do cơ bản nằm ở hệ thống phúc lợi. Sau năm 2010, chính quyền Lao động trước đây cũng như các chính phủ do Đảng Bảo thủ lãnh đạo sau năm 2010 đã liên tục gây khó khăn hơn cho người nộp đơn trong việc nhận trợ cấp khuyết tật. Điều đó giúp chống gian lận và giữ tỷ lệ không hoạt động kinh tế ở mức thấp. Nhưng một số người có nhu cầu thực sự đã bị từ chối trợ cấp một cách vô lý. Vào năm 2019, sau một số trường hợp nổi tiếng về những người được tuyên bố là đủ sức khỏe để làm việc và sau đó qua đời, chính phủ đã thay đổi hướng đi và tạo điều kiện dễ dàng hơn nhiều để nhận được trợ cấp. Hơn 80% số yêu cầu bồi thường được nộp trong năm tài chính 2019-20 đã thành công, tăng mạnh so với mức 35% trong thập kỷ trước.
Trong khi đó, các biện pháp khuyến khích trái ngược đã được thêm vào. Hệ thống trước đây đã làm rất tốt việc khuyến khích những người bị khuyết tật tạm thời quay trở lại làm việc ngay khi có thể. Chính sách mới đã tăng mạnh những lợi ích của việc tuyên bố mình bị mất năng lực vĩnh viễn. Những người được coi là không thể quay trở lại làm việc hiện nhận được trợ cấp cao hơn gấp đôi so với những người dự kiến sẽ quay lại làm việc vào một ngày nào đó. Điều này tạo cho cho mọi người động lực mạnh mẽ để phóng đại bệnh tật của họ và không bao giờ quay trở lại làm việc nữa.
Các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách thắt chặt hơn. Trong khi chú ý không bỏ rơi những người thực sự bị bệnh, họ nên khuyến khích những người có khả năng lao động quay trở lại làm việc, thậm chí là công việc bán thời gian. Điều này có nghĩa là tăng cường phúc lợi cho những người mất khả năng tạm thời và thường xuyên đánh giá lại người nhận trợ cấp để xem sức khỏe của họ có cải thiện hay không, điều này hiếm khi xảy ra ngày nay. Các chính trị gia chắc chắn không muốn mở lại cuộc tranh luận về phúc lợi khi cuộc bầu cử sắp diễn ra. Nhưng bỏ qua vấn đề này sẽ kéo theo một chi phí lớn và ngày càng tăng. Hiệu chỉnh mạng lưới an toàn một cách hợp lý là trách nhiệm của họ. Họ không được trốn tránh, né tránh hoặc phớt lờ điều này.
The Economist