Tại sao miền đông Ukraine lại nảy xung đột? Mục đích của Putin là gì? Đây là những gì bạn cần biết.

Tại sao miền đông Ukraine lại nảy xung đột? Mục đích của Putin là gì? Đây là những gì bạn cần biết.

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

14:50 24/02/2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa trở thành tâm điểm sau khi điều quân đến hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và công nhận hai quốc gia này là các quốc gia độc lập.

Các quan chức và nhà phân tích phương Tây đã chế giễu tuyên bố của ông Putin rằng quân đội Nga được cử tới khu vực này sẽ hoạt động như “những người gìn giữ hòa bình”, nói rằng động thái mới nhất có thể là tiền đề cho một cuộc xâm lược lớn hơn vào Ukraine.

Các nhà phân tích chính trị đã dự đoán rằng Nga có thể có động thái như vậy trong một thời gian ngắn và xung đột ở Donbass giữa phe ly khai, được Nga hậu thuẫn và quân đội Ukraine vẫn không có gì mới.

CNBC mới đây đưa ra bài phân tích về những gì đang xảy ra ở miền đông Ukraine và tại sao nó lại quan trọng.

TẠI SAO LẠI LÀ MIỀN ĐÔNG UKRAINE?

Trong khi có nhiều lo ngại về một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng ở miền đông Ukraine, khu vực này thực sự có thể là địa điểm của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Ukraine và Nga trong thời gian tới.

Ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014, phe ly khai thân Nga đã tuyên bố hai nước cộng hòa ở miền đông của đất nước: Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk.

Kể từ đó, liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp địa bàn giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai.

Đức và Pháp đã cố gắng làm trung gian đàm phán cho Nga - Ukraine, được gọi là “các thỏa thuận Minsk”. Và mặc dù giao tranh ở Donbas đã bị chấm dứt bởi thời gian ngừng bắn, cả Ukraine và Nga đều cáo buộc nhau vi phạm các điều khoản của thỏa thuận và giao tranh đã tiếp tục.

Xung đột vũ trang ở Donbas đã gây thiệt hại lớn về con người, ước tính 13,000 đến 14,000 người đã thiệt mạng. Khó có thể có con số chính xác về số người hi sinh vì tính chất xung đột giống như 1 cuộc nội chiến.

Hôm thứ Ba, Putin nói với các phóng viên rằng “các thỏa thuận Minsk đã chết từ lâu trước khi ngày hôm qua [thứ Hai] công nhận các nước cộng hòa nhân dân” và một lần nữa đổ lỗi cho Kyiv về sự thất bại của họ.

NGA ĐANG TOAN TÍNH ĐIỀU GÌ?

Nga thường phủ nhận họ đã hậu thuẫn cho phe ly khai ở miền đông Ukraine nhưng bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho phiến quân nhằm phá hoại chính quyền, chủ quyền và sự ổn định chính trị của Ukraine.

Sau cuộc xâm lược và sáp nhập Crimea, dẫn đến các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga, các quan chức phương Tây lo ngại mục đích cuối cùng của Putin là xâm lược nhiều vùng hơn của đất nước và thiết lập một chế độ thân Nga ở Ukraine.

Nga đã nhiều lần phủ nhận kế hoạch xâm lược nhưng gần đây, hơn 100,000 quân dọc theo biên giới với Ukraine và nhiều binh sĩ hơn đóng quân tại Belarus để tham gia các cuộc tập trận, dấy lên lo ngại rằng một cuộc tấn công quy mô lớn của Nga sắp xảy ra.

Việc Nga công nhận các nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine hôm thứ Hai chính thức công khai sự ủng hộ của Nga đối với phe ly khai, nhưng nước này đã cố gắng “cải tạo” khu vực này bằng cách cung cấp hộ chiếu và quốc tịch Nga cho cư dân ở đó.

Các nhà phân tích chính trị coi động thái này vào năm 2019 là dấu hiệu hoài nghi cho một cuộc xâm lược bởi vì nếu Nga chọn xâm lược, họ có thể nói rằng họ chỉ làm vậy để “bảo vệ” công dân của mình khỏi Ukraine. Truyền thông Nga đã tập trung vào việc cư dân Donbas chạy trốn khỏi khu vực trong những ngày gần đây, cáo buộc điều này là do quân đội Ukraine pháo kích.

Dân thường đến vùng Rostov, miền nam nước Nga sau quyết định của Nga công nhận vùng Donetsk là một quốc gia độc lập.

Tín hiệu cho thấy Nga đang theo đuổi chiến lược như vậy, Putin đã biện minh cho việc điều quân vào miền đông Ukraine hôm thứ Ba bằng cách nói rằng việc Nga công nhận “các nước cộng hòa” là “chính xác, bởi thực tế là giới lãnh đạo Ukraine đã tuyên bố công khai rằng họ sẽ không tuân theo thỏa thuận Minsk.

“Còn gì nữa để chờ đợi?”, Putin nói. Hơn nữa, khi được hỏi liệu Nga chỉ công nhận biên giới của các nước cộng hòa tự phong hay xa hơn bao gồm cả các khu vực Donetsk và Luhansk lớn hơn mà họ đang tọa lạc, Putin cho biết:

“Liên quan đến biên giới mà chúng tôi sẽ công nhận các nước cộng hòa này, chúng tôi đã công nhận chúng, có nghĩa là chúng tôi đã công nhận các văn bản pháp luật của họ, bao gồm cả Hiến pháp và Hiến pháp quy định biên giới của họ trong các khu vực Donetsk và Luhansk vào thời điểm họ là một phần của Ukraine.”

ÔNG PUTIN MUỐN GÌ?

Về cơ bản, trận chiến Ukraine là cuộc chiến tranh giành quyền lực và tầm ảnh hưởng. Chính phủ Ukraine, hiện dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, đã chuyển hướng về phương Tây trong những năm gần đây, tham vọng gia nhập EU và NATO đồng thời tách biệt khỏi thời hậu Xô Viết của Nga.

Trong khi đó, Putin đã coi việc Liên Xô tan rã là một thảm họa và trong hơn 22 năm cầm quyền ở Nga, ông đã tìm cách gây dựng lại quyền lực và phạm vi ảnh hưởng của Nga đối với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, như Belarus, Gruzia và Ukraine - có thể coi là một viên ngọc quý trên vương miện của Liên Xô, và là tấm lá chắn chống lại châu Âu.

Putin thường ca ngợi sự gắn kết trong lịch sử của Nga và Ukraine, và đã làm như vậy một lần nữa vào thứ Hai khi ông điều quân vào Donbas.

Việc Ukraine hướng về phương Tây khiến Nga “ngứa mắt”, vì họ không muốn thấy NATO, hoặc EU mở rộng về phía Đông để kết hợp với Ukraine, mặc dù việc Ukraine trở thành thành viên của một trong 2 tổ chức là điều không có triển vọng.

Vào tháng 12, Nga yêu cầu đảm bảo pháp lý rằng Ukraine sẽ không bao giờ được gia nhập NATO nhưng những yêu cầu đó đã bị từ chối. Các nhà phân tích cho biết Putin, biết các yêu cầu sẽ bị từ chối và có thể nói rằng những lo ngại về an ninh của Nga đã bị phớt lờ, tung thông tin này cho công chúng Nga thông qua các phương tiện truyền thông, hầu hết là ủng hộ Putin vì nó bị nhà nước kiểm soát hoặc có liên quan đến chính phủ.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi truyền thông Nga liên tục đổ lỗi cho Ukraine và phương Tây làm trầm trọng thêm căng thẳng ở khu vực Donbas, cáo buộc cả hai 2 phát tán thông tin sai lệch và phớt lờ các yêu cầu an ninh của Nga.

Các hành động mới nhất của Nga đã khiến các nước khác lên án, khi Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia và Anh đều công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, mặc dù nước này đã phải chịu các lệnh trừng phạt vì sáp nhập Crimea, can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, tấn công mạng, v.v..

CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN SẼ XẢY RA?

Những người luôn dõi theo Putin tin rằng Nga dự kiến ​​sẽ có thể chịu thêm các biện pháp trừng phạt trong tuần này và Nga đang có một kế hoạch lớn hơn khi nói đến Ukraine.

Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao về thị trường mới nổi tại BlueBay Asset Management cho biết “Putin đáng bị trừng phạt vì điều mà chúng ta đều biết rõ rằng, ông ấy có quân trong DPR và LPR và thực tế là nắm quyền kiểm soát chúng”.

“Tôi không hiểu Putin nhận được gì từ việc công nhận LPR và DPR. Ông ta phải chịu chi phí hỗ trợ cho 3.5 triệu người nghèo. Ông ta chịu tác động của các lệnh trừng phạt. Ông ta rút khỏi Minsk2, vì vậy từ bỏ kế hoạch của mình cho một giải pháp Liên bang cho Ukraine như một biện pháp để ngăn chặn động thái của phương Tây. Và ông ta bị quốc tế coi là kẻ đánh cắp lãnh thổ từ các quốc gia khác”.

“Thực sự điều này chỉ có ý nghĩa nếu đây là sự khởi đầu của một điều gì đó lớn hơn và tất cả chỉ là cố gắng kích động người Ukraine và phương Tây vào một số phản ứng phi logic, và điều tôi nghĩ đang thực sự diễn ra ở đây, đó là ông ấy đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Ukraine cùng với người dân Nga”, Ash nói.

Mario Bikarski, nhà phân tích Nga tại Đơn vị tình báo Economist, nhận xét rằng các hành động gần đây của Nga “được tạo ra để gây áp lực tối đa lên Ukraine, thu hút sự chú ý của phương Tây, và cố gắng tạo ra một dàn xếp ngăn Ukraine gia nhập NATO.”

Ông lưu ý rằng Nga vẫn có thể chờ xem liệu có chỗ cho sự thỏa hiệp với liên minh quân sự hay không.

Ông cho biết: “Bằng cách công nhận sự độc lập của DPR và LPR, Nga đã chứng minh cho phương Tây thấy rằng họ nghiêm túc trong việc ngăn chặn các nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine, vốn bị Nga coi là một mối đe dọa hiện hữu”.

“Các động thái mới nhất của Nga được sao chép từ vở kịch Crimea trước đó và theo một khuôn mẫu quen thuộc từ các cuộc xung đột khác, bao gồm cả ở Gruzia. Câu hỏi quan trọng là liệu Nga có dừng lại ở đây, và liệu cuộc khủng hoảng đã lên đến đỉnh điểm hay có thể leo thang hơn nữa”.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ