Tại sao ông Joe Biden không còn sợ nợ công như trước

Tại sao ông Joe Biden không còn sợ nợ công như trước

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

10:59 02/04/2021

Donald Trump và Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn nền chính trị chi tiêu khổng lồ

Năm 1993, khi Bill Clinton tổ chức cuộc họp báo đầy đủ đầu tiên trên cương vị tổng thống, nợ quốc gia ở mức 63% GDP, và nước Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Trong bài phát biểu khai mạc, ông đã nhấn mạnh rằng ông sẽ cắt giảm thâm hụt trước khi nói về bất kỳ kế hoạch kích thích nền kinh tế nào.

Năm 2009, khi tổng thống tiếp theo của đảng Dân chủ, Barack Obama, tổ chức cuộc họp báo đầu tiên của mình, nợ công là 77% GDP, và nước Mỹ đang quay cuồng trong cuộc Đại suy thoái. Trước khi trả lời câu hỏi, ông cũng cố gắng chống lại những lời chỉ trích về kế hoạch chi tiêu, lập luận rằng “làm ít hoặc không làm gì cả sẽ dẫn đến thâm hụt lớn hơn”.

Ngày nay, khi chi tiêu tăng đột biến và nền kinh tế suy thoái, khoản nợ này ở mức trên 27 triệu đô la, tương đương khoảng 130% GDP. Thâm hụt liên bang tăng gấp ba lần vào năm ngoái lên hơn 3 triệu đô la. Nước Mỹ một lần nữa đang cố gắng khởi động nền kinh tế của mình, lần này là bằng cách chi sốc tài khóa 1.9 triệu USD, nhiều hơn những gì cựu tổng thống Clinton hay Obama dám làm. Tuy nhiên, khi Joe Biden tổ chức cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị tổng thống vào ngày 25 tháng 3, ông cảm thấy không cần phải đề cập đến thâm hụt. Sau khoảng 38 phút, ông đưa ra chi phí cho kế hoạch kích thích của mình, nhưng chỉ để chế nhạo những lo ngại mới đây của các quan chức Đảng Cộng hòa về nó là đạo đức giả, vì họ ủng hộ việc cắt giảm thuế của Donald Trump. “Tôi thích thực tế là họ đã nhận ra ý tưởng về mối quan tâm tới ngân sách liên bang,” ông nói. "Điều đó thật tuyệt vời."

Ông Biden đã phác thảo sáng kiến ​​"siêu to khổng lồ" tiếp theo của mình, một kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể tiêu tốn tới 3 triệu đô la. Không có phóng viên nào hỏi về bất kỳ khoản chi tiêu nào trong số này, họ tập trung chủ yếu vào cách mà gói kích thích này được tài trợ.

Thật khó có thể diễn tả một nền chính trị từng có tiềm năng đã thâm hụt chi tiêu như thế nào. Lãi suất thấp liên tục đã làm giảm bớt lo ngại của nhiều nhà kinh tế về nguy cơ nợ công, từng là nỗi ám ảnh của những người đương chức, ứng cử viên, báo chí và chính sách. Chỉ một vài năm trước đây, việc cắt giảm thâm hụt dường như là một việc làm có hiệu quả, tạo ra những lời tán thành của lưỡng đảng. Bây giờ, trong số các đảng viên Dân chủ, điều đó chỉ tạo ra những ánh nhìn tiêu cực như một phong trào ngu ngốc nếu không muốn nói là vô đạo đức của một thời đại chớp nhoáng. Từ nữ dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez đến các cố vấn kinh tế xung quanh ông Biden, các đảng viên Đảng Dân chủ có ảnh hưởng đều lo lắng về việc không đủ chi tiêu để đối đầu với một loạt vấn đề, có thể là một cây cầu cũ rỉ sét hay đại dương nóng lên. "Từ khi nào hàng tỷ USD đã trở thành hàng nghìn tỷ USD ?", theo bà Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Ngân sách, người đã nhiều năm cảnh báo về những nguy cơ thâm hụt gia tăng trong dài hạn. "Có vẻ như mới chỉ một phút trước, chúng ta còn đang lo lắng về việc vay thêm 10 tỷ đô la."

Ông Biden có công chúng đứng về phía mình. Những cuộc thăm dò ý kiến ​​báo cáo sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chi tiêu kích thích của ông và mối quan tâm không nhiều về nợ. Trong cuộc khảo sát mới nhất của Gallup, chỉ 3% số người được hỏi cho rằng nợ hoặc thâm hụt là vấn đề quan trọng mà đất nước phải đối mặt. “Đảng Cộng hòa không quan tâm, Đảng Dân chủ không quan tâm — không ai quan tâm,” Frank Luntz, một nhà thăm dò ý kiến ​​của Đảng Cộng hòa cho biết. "Chúng tôi cho rằng ai đó sẽ trả tiền cho nó."

Lãi suất thấp đã giúp giảm chi phí trả nợ công, mặc dù ở mức khoảng 300 tỷ đô la hàng năm, con số này vẫn cao hơn nhiều so với mức chi tiêu của chính phủ liên bang để mua nhà ở cho người nghèo. Dựa trên khoản nợ hiện tại, trước bất kỳ khoản chi tiêu nào cho cơ sở hạ tầng, lãi suất tăng thêm một điểm phần trăm sẽ làm tăng khoản thanh toán lãi vay thêm 300 tỷ USD trong năm nay, theo Ủy ban Ngân sách. Các chính trị gia cấp tiến ủng hộ việc tăng thuế để giảm bất bình đẳng thu nhập và ông Biden được cho là đang cân nhắc việc tăng thuế để bù đắp chi phí cho kế hoạch cơ sở hạ tầng của mình, bao gồm tăng thuế đối với các tập đoàn và những người rất giàu có. Nhưng những thay đổi như vậy chắc chắn sẽ gặp sự phản bác từ đảng Cộng hòa và dẫn tới thiếu khả năng chi trả cho toàn bộ kế hoạch. Những người ủng hộ ông Biden lập luận rằng các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tự sinh lời và bù đắp theo thời gian thông qua tăng trưởng.

Trong nhiều thập kỷ, Biden là một quan chức khắt khe về ngân sách (chống thâm hụt). Giống như ông Clinton, ông là một phần của thế hệ “đảng viên Dân chủ mới” đang lên tìm cách thoát khỏi hình ảnh của những người tự do tiêu xài hoang phí mà đảng Cộng hòa đã tự gắn thương hiệu với đảng của họ. Kể từ năm 1984 (nợ liên bang: 37% GDP), ông đã ủng hộ việc đóng băng tất cả chi tiêu liên bang để đối phó với cái mà ông gọi là "thâm hụt phi mã" trong chính quyền của Ronald Reagan. “Trong vòng 12 đến 18 tháng tới, đất nước này sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị với tỷ lệ bất thường nếu Quốc hội từ chối đưa ra hành động quyết định đối với những thâm hụt mà chúng ta phải đối mặt,” ông cảnh báo, và thật tệ, điều đó đã xảy ra.

Bất chấp lòng sùng đạo sai lầm của Reagan về khoản thâm hụt - nó tăng vọt dưới thời ông và người kế nhiệm của ông, George H.W. Bush — Đảng Dân chủ tiếp tục chịu sự nghi ngờ của công chúng là đảng chi tiêu lớn. Vào năm 1996, khi Gallup nhận thấy rằng người Mỹ coi thâm hụt là vấn đề lớn nhất mà đất nước phải đối mặt, ông Clinton đã hứa trong bài phát biểu liên bang sẽ cân bằng ngân sách và tuyên bố: “Thời đại của chính phủ chi lớn đã qua”.

Ông Clinton tiếp tục đưa ra bốn khoản thặng dư liên tiếp trong khi tạo ra một chương trình bảo hiểm y tế cho trẻ em nghèo — một sự kết hợp được coi là một thắng lợi của cánh tả cho đến gần đây. Các trợ lý của ông dự đoán thặng dư ngân sách "đã nằm trong tầm tay". Nhưng những thặng dư này đã bị biến mất bởi sự sụp đổ của thị trường, các cuộc tấn công của ngày 11/9 và các cuộc chiến tranh sau đó, và việc cắt giảm thuế dưới thời George W. Bush.

Tuy nhiên, ông Obama cũng cảm thấy áp lực tương tự như ông Clinton. Chưa đầy một tháng sau nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã triệu tập "Hội nghị thượng đỉnh về trách nhiệm tài khóa". Nó được mở ra bởi phó Tổng thống của ông, ông Biden, người đã nhìn thấy “một cơ hội thực sự để vừa đưa nền kinh tế của chúng ta đi đúng hướng và khôi phục trách nhiệm tài khóa”. Dưới thời ông Obama, mức thâm hụt đã giảm hơn một nửa, cho dù đó chỉ là so sánh với mốc tham chiếu cao do chi tiêu bất thường trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Sau đó là việc Trump cắt giảm thuế, dựa trên những lời hứa là những khoản nợ sẽ tự trả cho mình thông qua tăng trưởng. Giống như lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông Trump là xóa sạch thâm hụt và sau đó trả nợ trong vòng tám năm, kết quả đó đã không thành hiện thực. Và các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, những người có vẻ chân thành trong cam kết giảm thâm hụt đã ủng hộ dự luật thuế. Dưới con mắt của các nhà phân tích độc lập, đây là một điểm đột phá đối với các nhà lập pháp Trung ương đảng Dân chủ, những người kết luận rằng đảng Cộng hòa thực sự quan tâm đến việc giảm thâm hụt chỉ như một mục tiêu chính trị. "Bạn biết những gì tôi gọi là Đảng Cộng hòa?" hỏi Rahm Emanuel, người từng là cố vấn chính sách cho ông Clinton và là chánh văn phòng cho ông Obama. “Những kẻ chống thâm hụt theo mùa. Họ đến quanh mỗi mùa thu khi đảng Dân chủ giành chiến thắng ”.

Giờ đây, kỷ nguyên của một chính phủ chi tiêu lớn sắp kết thúc, tự nó sẽ kết thúc.

FT

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ