Thị trường bối rối trước động thái của OPEC+
Nguyễn Phương Anh
Junior Analyst
Những hoài nghi về mức cắt giảm sản lượng thực tế có nguy cơ làm suy yếu nỗ lực của lợi ích nhóm nhằm giữ giá dầu thô ở mức gần 100 USD/thùng.
Trong nỗ lực gây ấn tượng với thị trường dầu mỏ bằng cách bổ sung thêm nhiều đợt cắt giảm sản lượng tích luỹ, nhóm OPEC+ đang tự làm khó mình. Điều này đã khiến cho thị trường bối rối, làm suy yếu mục tiêu không chính thức của họ trong việc giữ giá dầu ở mức gần 100 USD/thùng. Tuy nhiên, cuộc họp chính sách tiếp theo của OPEC+, dự kiến diễn ra vào ngày 2 tháng 6 thông qua hội nghị truyền hình, dường như sẽ không đưa vấn đề này ra để thảo luận, khiến cho sự bối rối ít nhất sẽ còn kéo dài cho tới hết năm nay.
OPEC+ đang xoay xở
Thị trường dầu mỏ ngày càng gặp khó khăn trong việc hiểu - và tin tưởng - các hoạt động cắt giảm sản lượng mà cartel đã thực hiện.
Nguồn: ICE Ltd
Hiện tại, OPEC+ có rất nhiều biện pháp cắt giảm sản lượng: Một biện pháp hạn chế chính, hoặc “chính thức", ảnh hưởng đến hầu hết các thành viên của tổ chức này; Hai lớp cắt bổ sung khác nhau, được gọi là lớp cắt “tự nguyện", liên quan đến một nhóm con; một lớp khác của cái gọi là cắt giảm bồi thường ảnh hưởng đến một số quốc gia do không thực hiện mức cắt giảm chính thức; cộng thêm một lớp cắt giảm bồi thường nữa ảnh hưởng đến nhóm thành viên thứ hai vì không thực hiện việc giảm sản lượng một cách tự nguyện.
Còn nhiều điều khiến cho thị trường bối rối. Một số quốc gia OPEC+ đo lường mức giới hạn của họ dựa trên sản lượng, trong khi những quốc gia khác đo lường qua hoạt động xuất khẩu - một tiêu chuẩn hoàn toàn khác. Ngoài ra, không phải ai cũng đo lường một cách “thô thiển" như thế này trong lịch sử. Thay vào đó, Nga, thành viên lớn thứ hai của OPEC+, đánh giá dựa trên các sản phẩm đã lọc bao gồm dầu diesel và xăng.
Việc cắt giảm sẽ kết thúc vào ngày 01/06, một số khác vào ngày 31/12. Và với cắt giảm bồi thường, mỗi quốc gia sẽ có một ngày cụ thể khác nhau, với các mức khác nhau cho các tháng khác nhau.
Cuối cùng, thoả thuận OPEC+ không bao gồm 3 quốc gia chính: Libya, Venezuela, và Iran. Quốc gia đầu tiên vẫn đang hồi phục sau cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ, hai quốc gia còn lại đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, sản lượng của họ đang gia tăng: Với tổng sản lượng khoảng 5.3 triệu thùng/ngày, tổng sản lượng của họ đang ở mức cao nhất kể từ cuối năm 2018, và tăng khoảng 900 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Tệ hơn nữa, thị trường dầu mỏ ngày càng hoài nghi về mức sản xuất mà các quốc gia OPEC+ công bố, cũng như các ước tính do một nhóm nhà cung cấp dữ liệu độc lập tổng hợp, được gọi là “báo cáo thứ cấp của OPEC".
Thị trường có lý do để quan ngại rằng cartel đang che giấu sự thật. Vào giữa những năm 2010, Ả Rập Saudi đã tăng sản lượng lên gần một triệu thùng mỗi ngày mà không ai, kể cả các quốc gia sản xuất OPEC+, để ý. trong khi sản lượng của Saudi tăng lên 9 triệu thùng/ngày vào thời điểm đó, vương quốc này - và các nguồn thứ cấp - cho biết sản lượng không quá 8.3 triệu thùng/ngày.
Thị trường hiện không nghi ngờ gì về Ả Rập Saudi (mặc dù một số người bắt đầu dấy lên nghi vấn), nhưng số liệu từ Nga, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất,
Thị trường hiện không nghi ngờ gì về Ả Rập Saudi (mặc dù một số người bắt đầu đặt câu hỏi), nhưng số liệu từ Nga, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kazakhstan và Iraq đang khiến nhiều người phải kinh ngạc. Nhìn vào dữ liệu vận chuyển, có vẻ như bốn quốc gia này đang sản xuất nhiều dầu hơn đáng kể so với mức họ thừa nhận.
Khi giá trượt dốc, ta có thể suy đoán là do nguồn cung dầu đang dư thừa. Tuy nhiên, tăng trưởng trong nhu cầu không phải là vấn đề chính: Tình trạng hiện nay vẫn đang duy trì ở mức ổn định. Thứ đang kéo giá dầu thô xuống là nguồn cung bổ sung. Một số đến từ các nguồn không thuộc OPEC+, bao gồm Guyana và Canada. nhưng một số đến từ chính nhóm OPEC+.
Các quan chức của OPEC+ nhận ra rằng các yếu tố cơ bản - cung, cầu, hàng tồn kho - là yếu tố then chốt, nhưng tâm lý thị trường cũng quan trọng không kém. Đôi khi, đặc biệt là khi mức độ bất ổn cao như hiện nay, tâm lý có thể làm lu mờ dữ liệu. Cách tiếp cận theo kiểu đánh lạc hướng có ít nhiều hiệu lực, nhưng điều mà cartel cần hiện nay là sự đơn giản, không phải sự mập mờ. Một mức cắt giảm sản lượng đáng tin cậy duy nhất sẽ ảnh hưởng như nhau đến mọi thành viên OPEC+, tập trung vào sản lượng dầu thô dễ đo lường hơn và có một ngày hết hạn duy nhất, sẽ giúp cho tình hình trở nên rõ ràng hơn.
Năm ngoái, cartel đã giới thiệu một hệ thống đánh giá năng lực sản xuất của các thành viên, bước đầu tiên để sửa đổi chính sách sản lượng của mình đến năm 2025, bao gồm cả việc tính toán lại đường cơ sở cho bất kỳ đợt cắt giảm sản lượng nào. Quá trình đó nên được hoàn thành càng sớm càng tốt. Điều rõ ràng là việc đẩy hiện trạng hỗn loạn sang năm tới sẽ dẫn tới một sai lầm, gây nguy hiểm cho mục tiêu giữ giá ở mức 100 USD/thùng.
Bloomberg