Thị trường Châu Âu đối mặt với rủi ro khi chu kỳ thanh toán rút ngắn còn T+1
Bùi Thu Phương
Junior Analyst
Giới đầu tư đã cảnh báo các nhà quản lý rằng thị trường châu Âu phải đối mặt với những rủi ro bao gồm nhiều hơn những giao dịch không thành công và mất thanh khoản nếu khu vực này theo đuổi chu kỳ thanh toán nhanh hơn giống như Mỹ.
Các quỹ quản lý tài sản, ngân hàng và các nhóm giao dịch lo ngại rằng việc thanh toán giao dịch theo chu kỳ T+1 - chỉ mất 1/2 thời gian so với hiện tại, có thể gây xáo trộn và ảnh hưởng đến thị trường, theo một bản tổng hợp các phản hồi từ Cơ quan chứng khoán và thị trường châu Âu (ESMA) được công bố vào thứ Năm. Mỹ dự kiến sẽ thực hiện thay đổi này vào tháng 5 và Chủ tịch Ủy ban chứng khoán và giao dịch (SEC) đã kêu gọi châu Âu xem xét làm theo.
Những cảnh báo này được đưa ra khi các nhà làm luật cố gắng cải thiện tốc độ thanh toán tại thị trường khu vực. Trưởng cơ quan quản lý tài chính của EU Mairead McGuinness đã nói rằng “câu hỏi không còn là liệu có hay không, mà là làm thế nào và khi nào” khu vực châu Âu sẽ thực hiện.
''Một số tác động liên quan tới việc vận hành đã vượt xa các biện pháp thích ứng đơn giản” theo báo cáo của ESMA về các phản hồi được công bố thứ Năm. Có một “nhu cầu mạnh mẽ” về những tín hiệu rõ ràng từ các cơ quan quản lý sớm và về sự phối hợp với các ngành.
Các hệ thống thanh toán có thể gặp trục trặc nếu thời gian thanh toán được rút ngắn xuống còn T+1, vì thanh khoản thị trường sẽ dễ bùng nổ gây quá tải hệ thống. Các giao dịch repo và cho vay cầm cố chứng khoán cũng cần cải thiện trong việc trả lại tài sản vào thời điểm đáo hạn.
Cơ quan Tài chính Đức cho biết “việc tương tác trơn tru giữa thị trường giao ngay, repo và thị trường tương lai” trong các trái phiếu chính phủ Đức là cần thiết. Cơ quan này lo ngại rằng sự căng thẳng trong thị trường repo của trái phiếu chính phủ Đức có thể ảnh hưởng đến tổng thanh khoản của chứng khoán.
Các quan chức bao gồm Trưởng phòng giao dịch và phát hành tại Cơ quan tài chính Đức Thomas Weinberg đã viết “Chứng khoán liên bang Đức là tiêu chuẩn cho khu vực Eurozone. Nếu phân khúc thị trường này mất thanh khoản do việc rút ngắn chu kỳ thanh toán và trở nên ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế, điều này có thể dẫn đến tổn thất cho thị trường tài chính châu Âu nói chung, khiến thị trường này mất đi tính cạnh tranh và hấp dẫn”
Ngân hàng Societe Generale SA của Pháp cho biết "Việc chuyển từ giờ làm việc 'bình thường' sang 'muộn hơn' chắc chắn sẽ xảy ra. Sự thay đổi này thúc đẩy các dòng vốn chảy đầu tư rót vào nước khác, khả năng sẽ là Mỹ”
Một chủ đề khác xuất hiện trong các phản hồi là việc đưa T+1 đến châu Âu sẽ phức tạp và tốn kém hơn so với ở Mỹ như thế nào. Điều này là do sự thiếu thống nhất trong thị trường vốn ở khu vực này.
Citibank Europe - một bộ phận của Citigroup cho biết “Việc nhìn vào cách Hoa Kỳ tiếp cận với việc chuyển đổi sang chu kỳ thanh toán T+1 là không chính xác, do hệ thống thanh toán ở EU phức tạp hơn nhiều. 27 thị trường với các mức độ hiệu quả và khả năng kỹ thuật khác nhau, kết hợp với các luật phá sản và luật chứng khoán cũng như chế độ thuế khác biệt sẽ đòi hỏi phải có sự đánh giá cẩn thận, xác định phạm vi, lập kế hoạch và thực hiện cẩn trọng”
Bloomberg