Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ: Triển vọng cổ phiếu công nghệ khả quan trong dài hạn?
Trần Kiều Oanh
Junior Analyst
Thị trường chứng khoán biến động, các nhà giao dịch trên phố Wall thận trọng giao dịch do lo ngại đà tăng gần đây không ổn định.
Chỉ số S&P 500 giảm 0.07% xuống còn 4,207 - ảnh hưởng bởi sự sụt giảm trầm trọng trong lĩnh vực tiêu dùng tùy ý. Trong khi đó, Nasdaq 100 đảo chiều giảm 0.65%, cấn mốc 13,291 trong ngày, chịu áp lực bởi lợi suất Mỹ tăng vọt.
Tâm lý trên thị trường bắt đầu phục hồi bất chấp đà giảm giá ngắn hạn; xét cho cùng cũng không ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của các tài sản, miễn là triển vọng kinh tế tích cực, tránh được suy thoái xảy ra. Điều quan trọng nhất các trader cần làm hiện tại là theo dõi những dữ liệu vĩ mô liên quan đến giá tiêu dùng. Mặc dù chỉ số CPI và PPI tháng 7 tại Hoa Kỳ giảm nhẹ so với dự báo, cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc; ngược lại, mới chỉ bắt đầu. Đây sẽ là yếu tố then chốt trong việc thiết lập xu hướng giao dịch trên Phố Wall.
Câu hỏi nhiều nhà đầu tư đặt ra là liệu Fed có giảm tốc độ tăng lãi suất tại các cuộc họp FOMC trong tương lai và chuyển sang lập trường dovish vào năm 2023 hay không? Kịch bản này có thể sẽ xảy ra nếu áp lực lạm phát bắt đầu hạ nhiệt trong những tháng tới, tuy nhiên còn quá sớm để đảm bảo viễn cảnh này sẽ thành sự thật.
Về mặt tăng trưởng, GDP Hoa Kỳ giảm quý thứ hai liên tiếp, tiêu nhiên theo các tiêu chí chính thức của NBER, Hoa Kỳ có thể chưa trải qua suy thoái, ít nhất là xét đến yếu tố sức mạnh thị trường lao động. Chưa có dấu hiệu sa thải nhân viên trên diện rộng, khẳng định nền kinh tế vẫn đang kiên cường chống chọi trong bối cảnh chính sách tiền tệ được thắt chặt mạnh tay. Nếu triển vọng tiêu cực hơn, khả năng cao Fed vẫn sẽ nỗ lực đạt được hạ cánh mềm trong năm nay, tạo ra môi trường thích hợp cho S&P 500 và Nasdaq 100 để phục hồi.
BIỂU ĐỔ S&P 500 KHUNG DAILY
Dailyfx