Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn gặp trở ngại

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn gặp trở ngại

18:04 21/07/2021

Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã bày tỏ nghi ngờ về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Và nhiều bằng chứng rõ ràng đang cho thấy vẫn còn vô khối vấn đề cần giải quyết về tương lai của thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với New York Times vào tuần trước, bà Janet Yellen cho rằng, về thuế quan, không nên đối xử với Trung Quốc theo cách áp đặt. Trong một số trường hợp, dường như những gì đang diễn ra đã làm tổn thương người tiêu dùng Mỹ và việc loại bỏ thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Donald Trump trước đó đã đàm phán thực sự không giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản mà nước Mỹ đang gặp phải với Trung Quốc.

Thỏa thuận được ký kết giữa 2 nước vào tháng 1/2020 nhằm chấm dứt một cuộc chiến thương mại mà cả 2 bên đều thiệt hại, gây ra các mức thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la. Việc hủy bỏ nó hay tìm cách thay thế nó bằng một thứ gì đó mới khác sẽ chưa diễn ra vào thời điểm này.

Cựu quan chức ngoại giao và thương mại Trung Quốc Zhou Xiaoming cho biết, hiện tại sự yên ả tương đối trên “mặt trận thương mại” giữa 2 nền kinh tế dường như không thể hiện việc bình thường hóa, mà là báo hiệu những cơn giông bão sắp tới. Mặc dù vẫn đang xem xét lại lập trường của mình đối với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Biden có thể dự kiến sẽ hành động quyết liệt và mạnh mẽ hơn vào cuối năm nay.

Nếu chính quyền Mỹ hành động, thị trường công nghệ của Trung Quốc sẽ là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong hai thập kỷ, các công ty công nghệ Trung Quốc đã đổ xô vào thị trường chứng khoán Mỹ, vốn có sức hút lớn bởi môi trường pháp lý thân thiện và nguồn vốn khổng lồ. Các công ty này mong muốn đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới..

Thực tế là không quá khó để nói về tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với các công ty Trung Quốc. Làn sóng đầu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc đặt chân tới Mỹ bắt đầu vào năm 1999. Kể từ đó, hơn 400 công ty Trung Quốc đã chọn các sàn giao dịch của Mỹ để niêm yết chính, huy động được hơn 100 tỷ USD, trong đó hầu hết là các ngành công nghệ. Cổ phiếu của họ sau đó được hưởng lợi từ một trong những thị trường tăng giá dài nhất trong lịch sử.

Tất cả sau đó đã tạo ra một môi trường cho phép các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết thành công trong nước và ít phụ thuộc hơn vào vốn của Mỹ. Nhu cầu này càng trở nên cấp bách hơn khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington gia tăng trong giai đoạn sau nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã đưa ra các quy tắc mới cứng rắn, rằng các công ty Trung Quốc có thể bị kiểm soát trong một vài năm tới nếu họ từ chối cung cấp thông tin tài chính cho các cơ quan quản lý của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại không làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, đó là một trong những mục tiêu của cựu Tổng thống Donald Trump. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt kỷ lục trong một thời gian, nhưng sau đó nhập khẩu từ đại lục đã tăng vọt, đầu tiên là khẩu trang và đồ bảo hộ, sau đó là đồ điện tử và thiết bị gia đình và bây giờ là sự phục hồi của tiêu dùng nói chung khi nền kinh tế mở cửa và mọi người chi tiêu tiền để kích cầu.

Các đơn hàng nhập khẩu mà Trung Quốc đồng ý sẽ hết hạn vào cuối năm nay và Trung Quốc đang tụt ở phía sau so với những gì họ cam kết. Tuy nhiên, hai bên cũng đồng ý rằng lượng mua hàng của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng từ năm 2022 đến năm 2025, mặc dù không có chi tiết nào được công khai.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết, vào tháng 5/2021, Mỹ đã cam kết tiến hành xây dựng thỏa thuận và nói rằng việc loại bỏ thuế quan sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đối thoại sắp tới với Trung Quốc. Mặc dù vậy, kể từ khi bắt đầu công việc của mình, bà chỉ có một cuộc điện thoại với người đồng cấp là Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc, Phó Thủ tướng Liu He. Quan hệ Thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đang mất cân bằng đáng kể.

Hiện vẫn chưa rõ, liệu các vấn đề của thỏa thuận thương mại có được giải quyết trong năm nay hay không? Tuy nhiên, việc hai bên không thống nhất về chuyến thăm của một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ trong tuần này, rõ ràng không phải là điềm báo tốt cho các cuộc đàm phán sớm.

Link gốc tại đây.

Theo Thời báo Ngân hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ