Thực trạng ngành xe bus điện của Mỹ: tiêu tốn hàng tỷ đô la, xe hỏng xếp hàng dài và không được sử dụng
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Hàng tỷ đô la được chi trả để giúp Mỹ dần chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng xanh nhằm giảm lượng khí thải carbon nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả. Vậy có phải do chi tiêu của chính phủ nước này không hiệu quả?
Ví dụ gần đây nhất liên quan tới tiền thuế mà người dân phải trả để xây dựng tuyến xe buýt điện trên toàn quốc. Như Fox News đã đưa tin trong tuần này, ý tưởng này thực sự tồi tệ khi một dàn xe buýt bị hỏng và không được sử dụng.
Fox cũng trích dẫn một số ví dụ, bao gồm cả chính quyền ở Asheville, Bắc Carolina, nơi cũng tồn tại nhiều rắc rối liên quan tới xe buýt điện khi 3/5 tổng xe buýt được mua vào năm 2018 với giá hàng triệu USD không hoạt động. Nguyên do có thể đến từ trục trặc phần mềm, lỗi cơ học và không có sẵn các phụ tùng thay thế cần thiết.
Tờ Denver Gazette cũng nêu bật các vấn đề ở Colorado Springs, nơi sáng kiến xe buýt điện cũng gặp phải nhiều rào cản. Trong số bốn chiếc xe buýt điện tử được mua vào năm 2021, mỗi chiếc trị giá 1.2 triệu USD, chủ yếu được tài trợ bởi chính phủ, hai chiếc hiện không hoạt động.
Một trong những lý do chính khiến ngành xe buýt điện không phát triển là do công ty Proterra, nhà cung cấp và nhà sản xuất xe buýt điện lớn nhất tại Mỹ, đã phá sản. Điều này cho thấy rằng thị trường tự do không đủ mạnh để tiếp tục duy trì ngành này.
Hãng này đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 8. Mặc dù được hỗ trợ bởi Tổng thống Biden và cựu Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm, hãng vẫn phải đối mặt với hàng loạt thách thức khác.
Các vấn đề của Proterra xảy ra trước khi phá sản. Vào năm 2020, SEPTA ở Philadelphia đã rút đội xe Proterra trị giá 24 triệu đô la của mình và vào năm 2021, Foothill Transit ở California đã báo cáo hơn một nửa số xe buýt điện của họ không hoạt động. Các khu vực bị ảnh hưởng khác bao gồm Stockton, Reno, Louisville, nơi toàn bộ đội xe của TARC không được sử dụng trong hai năm và Austin, nơi giao dịch trị giá 46 triệu đô la giữa Capital Metro và Proterra gặp phải sự trì trệ.
Báo cáo cho biết xe buýt Proterra hỏng hóc thường xuyên hơn so với xe chạy bằng dầu diesel, một thách thức lớn trong việc chuyển đổi sang phương tiện chạy bằng điện.
Fox báo cáo rằng công ty đang cố gắng hoạt động trở lại. Jose Paul, giám đốc kinh doanh của Phoenix Motorcars, cũng đã chia sẻ về việc công ty của mình đã mua lại "công nghệ đẳng cấp thế giới" của Proterra. Ông cho rằng xe buýt của Proterra đã được cải tiến theo thời gian.
Ông Paul thừa nhận những thách thức mà khách hàng của Proterra, như Asheville, phải đối mặt, đặc biệt là do tình trạng thiếu linh kiện sau khi phá sản. Ông tiết lộ kế hoạch trước mắt của Phoenix Motorcars là bổ sung thêm phụ tùng thay thế và giải quyết các vấn đề về nhà cung cấp.
Ông Paul cho rằng các vấn đề liên quan tới sự phá sản của Proterra sẽ được giải quyết trong vòng sáu đến chín tháng đồng thời đưa ra cam kết về sự hài lòng đối với khách hàng.
ZeroHedge