Chỉ số kinh doanh tháng 3 của Fed Philadelphia cao hơn dự kiến
- Chỉ số kinh doanh tháng 3 của Fed Philadelphia: +3.2
- Dự kiến: -2.3
- Trước đó: +5.2
- Việc làm: -9.6 so với -10.3 trước đó
- Đơn đặt hàng mới: +5.4 so với -5.2 trước đó
- Giá trả: +3.7 so với +16.6 trước đó
- Giá nhận: +4.6 so với +6.2 trước đó
- Lô hàng: +11.4 so với +10.7 trước đó
- Đơn hàng chưa thực hiện: +1.0 so với -11.7 trước đó
- Thời gian giao hàng: -16.7 so với -21.1 trước đó
- Hàng tồn kho: +4.4 so với -2.8 trước đó
- Tuần làm việc trung bình của nhân viên: -0.2 so với +1.4 trước đó
Các chỉ số dự báo:
- Chỉ số sáu tháng: +38.6 so với +7.2 trước đó
- Việc làm: +5.8 so với +4.9 trước đó
- Đơn đặt hàng mới: +49.9 so với +24.2 trước đó
- Lô hàng: +43.6 so với +26.7 trước đó
- Giá trả: +38.0 so với +41.4 trước đó
- Giá nhận: +37.1 so với +29.9 trước đó
Chỉ số Fed Philadelphia kỳ hạn sáu tháng đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2021 ở mức +38.6 so với +7.2 trước đó. Điều đó có nghĩa là một nửa số công ty mong đợi hoạt động sẽ gia tăng trong sáu tháng tới, vượt quá mức 11% dự đoán sẽ giảm; 34% mong đợi không có thay đổi.
Chỉ số giá nhà ở mới tháng 2 của Canada cao hơn tháng trước
- Chỉ số giá nhà ở mới tháng 2 của Canada +0.1% m/m
- Trước đó -0.1%
USD/CAD không biến động nhiều sau các dữ liệu kinh tế từ Mỹ và Canada.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ thấp hơn ước tính
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ: 210K
- Ước tính: 215K
- Trước đó: 209K được sửa đổi thành 212K.
- Mức trung bình động trong 4 tuần của số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 211.25K so với 208.75K vào tuần trước
- Số đơn tiếp tục yêu cầu tuần trước: 1.8111 triệu được sửa đổi thành 1.803 triệu.
- Số đơn tiếp tục yêu cầu trong tuần: 1.807 triệu so với ước tính 1.820 triệu.
- Mức trung bình động trong 4 tuần của số đơn tiếp tục yêu cầu tuần trước là 1.802 triệu so với ước tính 1.797 triệu.
BOE giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 5.25%
- Lãi suất điều hành của BoE ở mức 5.25% (Dự báo: 5.25%. Trước đó: 5.25%)
- Tỷ lệ bỏ phiếu quyết định lãi suất (giữ nguyên - tăng -giảm): 8-0-1 (Dự báo 7-1-1) với quan chức BoE Dhingra là thành viên duy nhất bỏ phiếu giảm 0.25% lãi suất
- Tình hình đang đi đúng hướng nhưng chưa đến thời điểm cắt giảm lãi suất
- Lạm phát tiếp tục giảm tương đối mạnh, nhưng dữ liệu cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng ở mức cao
- Chính sách tiền tệ thắt chặt đang ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế.
- Chính sách tiền tệ sẽ cần duy trì ở mức thắt chặt đủ lâu để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%
- Sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% một cách bền vững
- Sẽ xem xét giữ mức lãi suất điều hành hiện tại trong bao lâu
Đồng GBP suy yếu do kết quả biểu quyết về lãi suất thay đổi. Tháng trước, Quan chức BoE Haskel và Mann bỏ phiếu tăng 0.25% lãi suất nhưng hôm nay lại bỏ phiếu giữ nguyên mức lãi suất điều hành hiện tại
Giá khí tự nhiên giảm về dưới mức $1.90 khi lượng dự trữ của Châu Âu vẫn ở mức cao
- Giá khí tự nhiên đang giảm trở lại xuống dưới mức $1.90.
- Các nhà giao dịch nhận thấy trữ lượng khí đốt dồi dào ở Châu Âu trước mùa lạnh tiếp theo.
- Chỉ số DXY giảm xuống mức 103.00 sau cuộc họp của Fed.
Giá khí tự nhiên (XNG/USD) giao dịch trầm lắng vào thứ Năm khi nhà đầu tư chốt lời các vị thế mua được thực hiện trong vài tuần qua do các vấn đề về nguồn cung gần đây và việc lượng dự trữ khí đốt của Châu Âu không giảm mạnh như dự kiến. Trong khi đó, khí LNG đang phải đối mặt với một số áp lực từ các nhà lãnh đạo châu Âu, những người đang thúc đẩy cho sự trở lại của năng lượng hạt nhân.
Trong khi đó, chỉ số DXY đang giao dịch ở mức 103.56, hồi phục sau đà giảm mạnh ngày hôm qua. Fed đã xác nhận thông qua dot plot rằng sẽ có ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Bundesbank: Kinh tế Đức có thể suy thoái trong quý 1/2024
NHTW Đức nhận định trong báo cáo kinh tế hàng tháng:
- Ngành công nghiệp nhiều khả năng vẫn suy yếu
- Không kỳ vọng về việc có thể kích cầu mua sắm tiêu dùng của người dân
- Sự bất ổn về các vấn đề quan trọng như chính sách về khí hậu, cũng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.
- Lạm phát có thể tiếp tục suy yếu trong những tháng tới.
- Một vài sự biến động có thể xảy ra do lạm phát dịch vụ đang giảm với tốc độ chậm dần.
Dữ liệu PMI hôm nay đã củng cố thêm những nhận định trên.
SocGen: SNB sẽ điều chỉnh lại chính sách tiền tệ nếu cần thiết
Các nhà kinh tế tại Société Générale phân tích triển vọng của đồng CHF:
- SNB đã đi trước ECB khi cắt giảm 0.25% lãi suất điều hành xuống mức 1.50%.
- Quan điểm của thị trường khá phân hóa nhưng khả năng cắt giảm lãi suất khá đáng kể sau khi sau khi lạm phát giảm mạnh trong quý 1.
- Ngay cả sau ngày hôm nay, đợt cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2019, lạm phát ở Thụy Sĩ được dự báo chỉ ở mức 1.4% trong năm nay, 1.2% trong năm 2025 và 1.1% trong năm 2026. Nói cách khác, không loại trừ khả năng NHTW sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất để đưa lạm phát trở lại mục tiêu với thời điểm gần nhất là vào tháng 6
- Thống đốc SNB Jordan cho biết ngân hàng sẽ điều chỉnh lại chính sách tiền tệ nếu cần thiết.
Commerzbank: Đồng GBP có thể được hưởng lợi từ cuộc họp của BoE
Các nhà kinh tế tại Commerzbank phân tích quyết định chính sách BOE có thể tác động như thế nào đến đồng GBP:
- Cuộc họp này gần như sẽ không mang lại quá nhiều nhiều thông tin mới, bởi sẽ không có họp báo và cũng không có dự báo mới nào được công bố. Và khả năng thay đổi mức lãi suất hiện tại cũng rất khó xảy ra.
- Sau các số liệu lạm phát khá thấp vào thứ Tư, chúng tôi cho rằng đồng GBP có thể sẽ được hưởng lợi một chút sau khi kết quả của cuộc họp này được công bố.
BofA: Đồng GBP sẽ mạnh lên vào tháng Tư
Các nhà kinh tế tại BofA phân tích triển vọng của GBP trước thềm quyết định lãi suất và chính sách chính sách BoE:
- BoE dự kiến sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong khi duy trì lập trường thận trọng hơn do sau dữ liệu lạm ngành phát dịch vụ và tăng trưởng tiền lương.
- Quyết định của BoE sẽ ít tác động đến thị trường do kỳ vọng cắt giảm lãi suất không cao.
- Được hỗ trợ bởi xu hướng giao dịch carry trade và khẩu vị rủi ro tích cực, Đồng GBP sẽ mạnh lên vào tháng 4 do được hưởng lợi từ các yếu tố theo mùa.
Chủ tịch SNB Jordan: Đợt cắt giảm lãi suất lần này không phải "món quà chia tay"
Ông Thomas Jordan sẽ từ chức Chủ tịch SNB vào tháng 9:
- Quyết định của chúng tôi độc lập với các NHTW khác.
- Chúng tôi không đưa ra định hướng trước về lãi suất trong tương lai và sẽ xem xét triển vọng nền kinh tế trong 3 tháng tới.
- Việc cắt giảm lãi suất hôm nay hoàn toàn phù hợp với khuôn khổ của chúng tôi.
Đồng CHF đã phục hồi một phần sau đà giảm mạnh trước đó nhưng vẫn là đồng tiền có hiệu suất yếu nhất cho đến nay.
PMI tổng hợp sơ bộ của Anh Quốc thấp hơn dự báo
- Chỉ số PMI tổng hợp sơ bộ ở mức 52.9 trong tháng 3 (Dự báo: 53.1. Trước đó: 53.0)
- PMI dịch vụ sơ bộ ở mức 53.4 (Dự báo: 53. Trước đó: 53.8)
- PMI sản xuất sơ bộ ở mức 49.9 (Dự báo: 47.8. Trước đó: 47.5)
Mặc dù chỉ số PMI dịch vụ thấp hơn dự báo, nhưng dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất khá tích cực, trái ngược với những gì đang diễn ra ở khu vực Eurozone. Nhìn chung, điều này cho thấy nền kinh tế Anh có thể sẽ tăng trưởng nhẹ vào cuối quý 1. Và điều đó sẽ hỗ trợ BOE trong việc giữ vững thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất là tháng 8. Tuy nhiên, lạm phát hiện vẫn tiếp tục dai dẳng và vẫn cần phải quan sát trong thời gian tới.
GBP/USD giảm nhẹ sau tin:
HCOB: PMI dịch vụ sơ bộ trong tháng 3 tại Eurozone cao hơn dự kiến
- PMI dịch vụ sơ bộ: 51.1 (dự báo: 50.5, trước đó: 50.3)
- PMI sản xuất sơ bộ: 45.7 (dự báo: 47, trước đó: 46.5)
Một lần nữa thị trường có thể thấy rõ sự khác biệt trong hoạt động kinh tế của khu vực đồng Euro. Trong khi lĩnh vực dịch vụ đang mở rộng thì lĩnh vực sản xuất tiếp tục mắc kẹt trong suy thoái. Nhưng nhìn chung, điều đó ít nhất cũng cho thấy nền kinh tế tổng thể tiến gần hơn tới sự ổn định vào cuối Quý 1.
Chủ tịch SNB Jordan: Nới lỏng chính sách tiền tệ nhờ cuộc chiến chống lạm phát có hiệu quả
- Lạm phát có thể sẽ duy trì trong phạm vi mục tiêu trong vài năm tới
- Tác động vòng 2 từ lạm phát không quá đáng lo ngại
- Vẫn không chắc chắn về triển vọng lạm phát và sẽ tiến hành điều chỉnh chính sách nếu cần
- Tốc độ gia tăng lạm phát đã chậm lại nhanh hơn dự kiến trong tháng 12
- Tăng trưởng của nền kinh tế Thụy Sĩ có thể vẫn ở mức khiêm tốn trong những quý tới
- Nhu cầu nước ngoài suy yếu và CHF tăng giá đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Thụy Sĩ
- Luôn sẵn sàng tiến hành can thiệp trên thị trường FX khi cần thiết
SNB hạ dự báo lạm phát trong năm 2024/25
Việc nới lỏng chính sách có thể được thực hiện khi cuộc chiến chống lạm phát có hiệu quả. Việc nới lỏng trong cuộc họp tháng 3 đảm bảo rằng các điều kiện tiền tệ vẫn phù hợp với nền kinh tế:
- Lạm phát có khả năng duy trì dưới 2% trong vài năm tới
- Lạm phát năm 2024 dự kiến ở mức 1.4% (trước đó: 1.9%)
- Lạm phát năm 2025 dự kiến ở mức 1.2% (trước đó: 1.6%)
- Lạm phát năm 2026 dự kiến ở mức 1.1%
SNB sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ một lần nữa nếu cần thiết để đảm bảo lạm phát vẫn nằm trong phạm vi phù hợp với sự ổn định giá cả trong trung hạn.
EUR chịu áp lực khi USD phục hồi và báo cáo PMI sơ bộ Pháp Đức bất ngờ giảm trong tháng 3
Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 3 của Đức:
- PMI sản xuất sơ bộ: 41.6 (dự báo: 43.1, trước đó: 42.5)
- PMI dịch vụ sơ bộ: 47.4 (dự báo: 48.8, trước đó: 48.3)
Cập nhật FX: EUR/USD chịu áp lực sau dữ liệu PMI Đức, Pháp bất ngờ giảm trong tháng 3 và USD phục hồi trước đà tăng vọt của USDCHF, trong bối cảnh SNB hạ lãi suát 25bp xuống 1.5%.
PMI sản xuất sơ bộ của Pháp bất ngờ giảm mạnh trong tháng 3
- PMI sản xuất sơ bộ: 45.8 (dự báo: 47.5, trước đó: 47.1)
- PMI dịch vụ sơ bộ: 47.8 (dự báo: 48.8, trước đó: 48.4)
Điều kiện sản xuất tiếp tục là lực cản lớn của nền kinh tế Pháp, đồng thời hoạt động dịch vụ cũng suy yếu. Điều này một lần nữa củng cố quan điểm nền kinh tế Pháp đang suy thoái trong quý I. Nhưng ít nhất là áp lực lạm phát cũng đã đã giảm bớt do điều kiện nhu cầu vẫn yếu kém.
Cập nhật EUR/USD: Nhanh chóng phục hồi sau khi giảm hơn 13pip
INSEE: Chỉ số niềm tin kinh doanh tháng 3 của Pháp ghi nhận sự cải thiện
- Niềm tin trong lĩnh vực kinh doanh: 100 (trước đó: 98)
Trong đó:
- Niềm tin trong lĩnh vực sản xuất: 102 (trước đó: điều chỉnh tăng từ 100 lên 101)
- Niềm tin trong lĩnh vực dịch vụ: 102 (trước đó: điều chỉnh tăng từ 99 lên 100)
Tâm lý kinh doanh của Pháp đã quay trở lại mức trung bình dài hạn là 100 trong tháng 3, nhờ sự phục hồi rõ rệt trong thương mại bán buôn và các điều kiện việc làm vẫn duy trì ổn định. Điều này ít nhất đã phản ánh tình hình lạc quan hơn của nền kinh tế Pháp trong những tháng gần đây.
Cả Danske Bank và SocGen đều kỳ vọng BoE giữ nguyên lãi suất và định hướng chính sách
Nhận định từ Danske Bank:
- "Chúng tôi kỳ vọng BoE sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 5.25%"
- "Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng MPC sẽ lặp lại định hướng chính sách trước đó, tức là tiếp tục chờ đợi thêm dữ liệu"
- "Chúng tôi kỳ vọng EUR/GBP sẽ không quá biến động sau cuộc họp này"
Nhận định từ SocGen:
- "Chúng tôi kỳ vọng MPC sẽ giữ nguyên thông điệp chính sách rằng họ cần thêm bằng chứng cho thấy quá trình giảm phát đang đi đúng hướng trước khi bắt đầu hạ lãi suất"
- "Các bình luận gần đây từ Hội đồng thành viên MPC và dữ liệu tiền lương quan trọng của tháng 4 (được công bố sau cuộc họp tháng 5) đã khiến chúng tôi phải đẩy lùi dự báo về thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên sang tháng 6"
HĐTL Eurostoxx tăng 1.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 1%
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.8%
Sau khi chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới, các chỉ số châu Âu cũng được hưởng lợi từ khẩu vị rủi ro tích cực lan tỏa trên toàn thị trường. HĐTL S&P 500 hiện cũng đang tăng 0.5%.
TD: Kỳ vọng BoE giữ nguyên lãi suất và định hướng chính sách
Các nhà phân tích tại TD Securities cho biết:
- “Chúng tôi kỳ vọng Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) sẽ giữ ngyên lãi suất điều hành ở mức 5.25% và hầu như không điều chỉnh định hướng chính sách, kèm theo thông điệp chờ đợi thêm dữ liệu."
- "Các quan chức có thể bày tỏ sự tự tin về việc giảm lạm phát cơ bản, nhưng ngoài ra sẽ không có nhiều thay đổi mới”.
Giá vàng tiếp tục tăng thốc, hướng đến mức đỉnh kỷ lục 2,222 USD/oz đạt được trước đó
- Giá vàng hiện đang giao dịch quanh mốc 2,200 USD/oz, tăng hơn 2% sau khi Fed đưa ra quyết định chính sách.
- Giá vàng đã tăng gần 8% trong tháng 3, hiện đang hướng đến mức đỉnh kỷ lục 2,222 USD/oz đạt được trước đó.
Chứng khoán châu Á tăng lên mức đỉnh kỷ lục trong gần 2 năm
Chứng khoán châu Á tăng lên mức đỉnh trong gần 2 năm sau khi Fed duy trì triển vọng về 3 đợt cắt giảm lãi suất.
- Chỉ số Nikkei tăng gần 800 điểm, tương đương với 1.98%
- Chỉ số S&P/ASX 200 cũng tăng hơn 1%, leo dốc hơn 85 điểm.
- Chứng khoán Hàn Quốc và Hồng Kong cũng đều tăng hơn 2%
Giá dầu tăng cao sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh
- Giá dầu tăng sau khi Fed duy trì triển vọng về ba đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay
- Đồng USD suy yếu cũng hỗ trợ giá dầu.
- Giá dầu Brent tăng lên mức 87 USD/thùng
- Giá dầu WTI ở mức gần 82 USD/thùng
- Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 1.95 triệu thùng, giảm tuần thứ hai liên tiếp.
- Dự trữ xăng cũng giảm mạnh hơn dự kiến
- Tuy nhiên kỳ vọng lạm phát dai dẳng có thể kìm hãm giá dầu trong dài hạn.
EUR/USD phục hồi sau quan điểm ôn hòa của Fed
- EUR/USD đã vượt qua mức hỗ trợ quan trọng MA 200 sau khi Chủ tịch Fed Powell có lập trường ôn hòa hơn, giúp EUR/USD phục hồi lên trên mức 1.0900.
- Xu hướng ngắn hạn của EUR/USD đang chuyển sang tích cực hơn do đồng USD suy yếu. Đường MA (1H) tại 1.0879 đã bị vượt qua cho thấy phe mua đang kiểm soát thị trường.
- Mục tiêu tiếp theo của EUR/USD là vượt qua vùng kháng cự tại 1.0950 và mức thoái lui Fibonacci 61.8% tại 1.0969.
- Dữ liệu PMI sơ bộ của khu vực Eurozone sắp được công bố, tuy nhiên tác động của dữ liệu này lên EUR/USD có thể hạn chế vì thị trường đã dự báo khoảng 86% khả năng ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
- Chủ tịch Lagarde: ECB đang theo dõi chặt chẽ dữ liệu tiền lương để quyết định chính sách tiền tệ.
- Nếu không có bất ngờ lớn, dữ liệu PMI có thể không ảnh hưởng nhiều đến EUR/USD.
Hồng Kông duy trì lãi suất ở mức 5.75% sau quyết định chính sách của Fed
- HKMA giữ nguyên lãi suất ở mức 5.75%
- Động thái này diễn ra sau khi Fed giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong hai thập kỷ, phù hợp với kỳ vọng.
- Chính sách tiền tệ của Hồng Kông phụ thuộc vào chính sách của Mỹ do đồng nội tệ được neo giá với đồng USD.
- Lãi suất cao những năm gần đây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của Hồng Kông sau suy thoái do đại dịch và khó khăn trong lĩnh vực bất động sản (doanh số bán nhà năm ngoái giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba thập kỷ).
- Dự kiến lãi suất liên ngân hàng vẫn ở mức cao trong thời gian tới
Thị trường phản ứng tích cực sau cuộc họp FOMC, tới đây là SNB và BoE
- Thị trường phản ứng tích cực sau cuộc họp FOMC, kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tăng lên.
- Biểu đồ dot plots vẫn cho thấy lãi suất dự kiến được cắt giảm 75 bps trong năm nay và Chủ tịch Powell có lập trường ôn hòa hơn.
- Đồng USD mất giá, USD/JPY giảm xuống 150.50, EUR/USD và GBP/USD đều tăng
- Vàng lập đỉnh kỷ lục mới, giao dịch trên 2,200 USD/oz sau khi chạm mức 2.222 USD/oz tại phiên Á.
- HĐTL S&P 500 tiếp tục tăng 0.4% sau khi đóng cửa phiên trước ở mức kỷ lục.
- HĐTL Nasdaq tăng 0.6% nhờ lợi suất TPCP giảm.
- Cổ phiếu công nghệ vẫn duy trì đà tăng
- Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ họp chính sách tiền tệ trong phiên Âu hôm nay.
- SNB có khả năng sẽ gây bất ngờ trong khi BoE dự kiến giữ nguyên lãi suất.
- Bên cạnh đó, dữ liệu PMI từ châu Âu cũng sẽ được công bố, khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất vào tháng 6 hiện đã lên tới khoảng 86%.
Cập nhật thị trường phiên Á: New Zealand bất ngờ rơi vào suy thoái, USD tiếp tục mất vị thế
New Zealand:
- Kinh tế rơi vào suy thoái, GDP quý IV giảm, quý thứ 2 liên tiếp tăng trưởng âm.
- Đồng NZD/USD giảm nhẹ nhưng nhanh chóng phục hồi do đồng USD suy yếu.
Nhật Bản:
- Khảo sát Tankan của Reuters cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp lớn vào tháng 3 tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng
- Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 tăng tháng thứ 3 liên tiếp nhờ xuất khẩu ô tô, nhập khẩu không đạt kỳ vọng.
- Đồng USD/JPY giảm xuống dưới 150.50.
Australia:
- Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh xuống 3.7%, từ mức 4.1% tháng trước, 116,000 việc làm mới được tạo ra.
- Đồng AUD và lợi suất TPCP tăng vọt.
- Dự báo của ANZ về giá quặng sắt giao dịch quanh 90-110 USD/tấn trong năm 2024 cũng hỗ trợ đồng USD
Trung Quốc:
- Động thái bơm tiền vào nền kinh thế thông qua hợp đồng repo đảo ngược ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023.
- Các quan chức kỳ vọng tăng trưởng kinh tế danh nghĩa của Trung Quốc đạt khoảng 8% trong năm 2024.
Hàng hóa:
- Giá dầu ổn định trở lại.
- Vàng và chứng khoán khu vực tăng.
- Đồng USD tiếp tục mất giá.
Nikkei 225 tăng chạm mức đỉnh mọi thời đại
Chứng khoán châu Á tăng mạnh hơn sau khi Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp thứ 5 liên tiếp. Chủ tịch Fed Powell gây bất ngờ trong cuộc họp báo khi cho rằng dữ liệu lạm phát tăng gần đây đã nằm trong dự kiến, và Fed vẫn sẽ tự tin hạ lãi suất tại một thời điểm nào đó trong năm.
- Kospi dẫn đầu đà tăng chứng khoán châu Á với mức tăng 2.08%
- Nikkei 225 tăng 1.67%, chạm mức đỉnh mọi thời đại
- ASX200 tăng 0.88%
- HangSeng tăng 1.80%. Shanghai Composite giảm 0.16%.
Cập nhật thị trường tiền tệ: USD suy yếu, JPY được hỗ trợ bởi phát biểu của các quan chức Nhật Bản
- USD duy trì đà giảm sau quyết định chính sách của Fed. DXY giảm 0.15% xuống 103.22.
- USDJPY giảm 0.51% xuống 150.48, được hỗ trợ bởi không chỉ sự suy yếu của đồng bạc xanh mà còn có sự can thiệp bằng lời nới của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản. Thống đốc BoJ Ueda chỉ ra rằng việc nới lỏng mạnh tay gây ra một số tác dụng phụ nhưng khẳng định cần duy trì chính sách tiền tệ hiện tại.
- AUDUSD tăng 0.50% lên 0.6619 sau công bố báo cáo việc làm tháng 2 khả quan cho phép RBA có thể giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
- NZDUSD tăng 0.23% lên 0.6094 nhờ đà giảm của USD trong bối cảnh nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái kĩ thuật vào quý 4 năm 2023.
Phó Thống đốc PBoC kỳ vọng Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 8% vào năm 2024
Phó Thống đốc PBOC kỳ vọng Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế danh nghĩa khoảng 8% vào năm 2024
Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc: Tổng quỹ trái phiếu dành cho đầu tư của chính phủ sẽ vượt quá 6 nghìn tỷ nhân dân tệ
Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (NDRC) cho biết:
- Tổng quỹ trái phiếu dành cho đầu tư của chính phủ sẽ vượt quá 6 nghìn tỷ nhân dân tệ
- Sẽ đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án đầu tư
- Sẽ tăng cường hỗ trợ đầu tư tư nhân
- Sẽ khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng
Phó Thống đốc PBoC: Vẫn còn dư địa để cắt giảm RRR
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát biểu trong cuộc họp báo:
- Sẽ thúc đẩy đầu tư hiệu quả, giúp giải quyết dư thừa công suất
- Chính sách tiền tệ của Trung Quốc còn nhiều dư địa
- Vẫn còn dư địa để cắt giảm RRR
- Sẽ giữ đồng nhân dân tệ ổn định
Thống đốc BoJ Ueda: Chính sách nới lỏng mạnh tay cũng có những tác dụng phụ
Thống đốc BoJ Ueda cho biết:
- Lãi suất âm và các công cụ khác dưới sự mạnh tay của BoJ đã thúc đẩy nhu cầu bằng cách đẩy lãi suất thực xuống, nhưng cũng có những tác dụng phụ, chẳng hạn như lên chức năng thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi khẳng định:
- Giám sát chặt chẽ các biến động tỷ giá hối đoái với tinh thần khẩn trương cao độ
- Quan trọng là tiền tệ biến động ổn định, phản ánh các nguyên tắc cơ bản
- Theo dõi chặt chẽ tác động đến nền kinh tế Nhật Bản và toàn cầu sau quyết định của Fed
Vàng tăng lên trên mức $2,200
Vàng tiếp tục tăng mạnh, hiện tăng 0.87% trong ngày lên $2,205 trong bối cảnh USD suy yếu sau quyết định chính sách của FOMC và bài phát biểu của chủ tịch Fed
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0942
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1967
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 3 tỷ nhân dân tệ reverse repo đáo hạn vào ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng tương đương 1 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày