Cổ phiếu Mỹ hầu hết tăng khi hàng loạt kết quả kinh doanh của các công ty được công bố. Chỉ số Russell 2000 dẫn đầu đà tăng, trong khi đó Nasdaq giảm nhẹ:
DJIA (Dow Jones Industrial Average): 42,926.97 điểm, tăng 186.55 điểm (+0.44%).
NASDAQ: 18,302.14 điểm, giảm 13.45 điểm (-0.07%).
S&P 500: 5,821.14 điểm, tăng 5.88 điểm (+0.1%).
Russell 2000 (RUSS 2K): 2,284.33 điểm, tăng 34.51 điểm (+1.53%).
Lợi suất TPCP Mỹ đang giảm ở tất cả các kỳ hạn:
Giá vàng tiến đến gần mức cao nhất mọi thời đại 2,685 USD/oz sau đó giảm trở lại, hiện đang ở mức 2,672 USD/oz.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2%
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 2.6 điểm cơ bản xuống 3.788%
Vàng tăng 0.6% lên 1,952.39 USD
Dầu thô WTI tăng 0.9% lên 72.48 USD
Bitcoin giảm 0.1% xuống còn 26,450 USD
Đồng đô la giảm trong giao dịch buổi sáng ở châu Âu và trong suốt phiên, đồng bảng Anh là đồng được hưởng lợi nhiều nhất. GBP/USD tăng 0.5% lên 1.2380 trong khi AUD/USD tăng 0.5% lên 0.6538 sau khi kiểm tra mức 0.6500 trước đó trong ngày.
Bên cạnh đó, USD/JPY giảm nhẹ xuống 139.75 với lợi suất trái phiếu giảm cũng gây ra lực cản đối với cặp tiền này.
Theo báo cáo mới đây của S&P Global, sản lượng dầu trong cát của Canada vào năm 2030 có thể sẽ đạt 3.7 triệu thùng/ngày, con số này đã tăng thêm 140,000 thùng/ngày so với triển vọng năm ngoái.
“Cát dầu của Canada đã bước vào một 'kỷ nguyên tối ưu hóa', việc chuyển hướng khai thác sang các khu vực có tiềm năng cao, cùng với sự phát triển hiện tại là yếu tố đóng góp đáng kể nhất cho sự tăng lên của sản lượng”, đại diện S&P Global cho biết.
Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nhận xét vào thứ Sáu rằng lạm phát lương thực dự kiến sẽ "đảo ngược" vào cuối năm nay.
Tại một cuộc thảo luận nhóm được tổ chức tại Hội nghị Kinh tế Dubrovnik lần thứ 29, Lane đã tái khẳng định rằng lạm phát chung sẽ "trở lại mục tiêu một cách kịp thời", đồng thời bổ sung rằng tăng trưởng kinh tế vào năm 2023 sẽ bị giảm bớt.
Trong khi đó, nói về tiền lương, nhà hoạch định chính sách của ECB cho biết "việc điều chỉnh tăng trưởng tiền lương thực tế phải là một quá trình dần dần."
Đó là một sự phục hồi đáng hoan nghênh đối với chứng khoán Pháp, đặc biệt là sau khi nhận được hỗ trợ từ đường trung bình động 100 ngày và đường hỗ trợ chính (như hình bên dưới). Nhưng vẫn không làm mất đi việc đây là một tuần khó khăn đối với các chỉ số châu Âu nói chung, khi gặp phải một đợt giảm đáng chú ý sau khi tăng mạnh kể từ hồi tháng Ba.
Tinh thần người tiêu dùng Pháp giữ ổn định trong tháng 5 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn là 100. Điều đó tiếp tục làm nổi bật mối lo ngại về nền kinh tế, ít nhất là trong các hộ gia đình.
GBP/USD đã cho thấy động thái phục hồi về mức 1.2350 sau khi xây dựng cơ sở quanh mức 1.2320. GBP phục hồi khi USD và lợi suất TPCP Hoa Kỳ cùng giảm. Trọng tâm trước mắt vẫn là dữ liệu Doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh.
6/24 (25%) nhà kinh tế kỳ vọng BOJ sẽ chấm dứt kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) trong năm nay
24/11 các nhà kinh tế kỳ vọng BOJ sẽ kết thúc YCC vào năm 2024
5/24 nhà kinh tế kỳ vọng BOJ sẽ kết thúc YCC vào năm 2025 hoặc muộn hơn
2/24 nhà kinh tế kỳ vọng BOJ sẽ không kết thúc YCC
20/24 nhà kinh tế kỳ vọng BOJ sẽ bắt đầu thu hẹp quy mô chính sách cực kỳ nới lỏng vào tháng 7 trong khi số còn lại nhà kinh tế kỳ vọng BOJ sẽ làm như vậy sớm hơn vào tháng 6
Cuộc thăm dò trước đó vào tháng 4 cho thấy 56% các nhà kinh tế kỳ vọng BOJ sẽ chấm dứt chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trong năm nay. Con số đó hiện chỉ còn 25%.-1
Bên cạnh đó, có vẻ như tháng 7 là lúc các nhà kinh tế vạch ra cơ hội cuối cùng để BOJ thực hiện bất kỳ điều chỉnh chính sách lớn nào. Sau đó, suy thoái toàn cầu có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản gặp khó khăn hơn trong việc đưa ra bất kỳ thay đổi nào.
Đối với việc sửa đổi kiểm soát đường cong lợi suất, 57% các nhà kinh tế dự đoán việc mở rộng phạm vi dung sai hiện tại đối với mục tiêu lợi suất 10 năm trong khi 43% mong đợi BOJ thay đổi mục tiêu kiểm soát thành lợi suất trái phiếu ngắn hạn hơn.
Deutsche Bank nâng dự báo lãi suất cuối kì của BoE lên mức 5.25% và cho biết:
Dữ liệu lạm phát tháng 4 nóng hơn dự kiến
Việc giá vẫn duy trì ở mức cao là một chủ đề nổi bật ở Vương quốc Anh – có lẽ nhiều hơn bất kỳ nền kinh tế G7 nào khác. Những cú sốc về nguồn cung, kỳ vọng lạm phát vẫn chưa được neo giữ có thể khiến giá không bình thường hóa nhanh như các mô hình truyền thống.
Với việc lạm phát và tiền lương hiện có thể vẫn cao hơn dự đoán, chúng tôi nâng dự báo lãi suất cuối kì lên 5.25%.
Chúng tôi tin rằng BoE sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào Q2-2024 khi dường như chính sách đang chuyển dịch mạnh mẽ sang kỷ nguyên 'giữ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn'.
14:40: Thành viên Ban điều hành ECB Philip R. Lane tham gia thảo luận với chủ đề "Lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu nhanh như thế nào?" tại Hội nghị Kinh tế Dubrovnik lần thứ 29 ở Dubrovnik
ECB vẫn đang trong chế độ tăng lãi suất và dường như còn lâu mới đạt được mục tiêu 2%.
Sẽ có nhiều cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ vào sáng thứ 6 và các tin tức đang cho thấy rằng Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã 'gần' đạt được thỏa thuận. Hôm qua Fitch đã đặt Hoa Kỳ vào danh sách xếp hạng tín dụng tiêu cực, hôm nay công ty này cũng làm điều tương tự đối với những người hỗ trợ cho vay mua nhà ở Hoa Kỳ là Freddie Mac và Fannie Mae.
Hôm nay, dữ liệu lạm phát khu vực Tokyo tháng 5 đã được công bố. Lạm phát toàn phần (không bao gồm thực phẩm tươi sống) đã giảm so với tháng 4. Tuy nhiên, CPI lõi (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) đã đạt đỉnh trong 40 năm. Áp lực giá cơ bản vẫn đáng lo ngại mặc dù Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục nhấn mạnh rằng dự báo của họ cho thấy lạm phát là nhất thời. Bên cạnh đó là các phát biểu từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết ông ấy đang theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường forex và nhấn mạnh rằng tỷ giá hối đoái nên được thiết lập theo thị trường dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Tất nhiên, điều này là để đối phó với sự suy yếu nhanh chóng của JPY.
Nói về sự suy yếu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã từ bỏ việc hỗ trợ đồng nhân dân tệ trong tuần này. PBOC đã tăng tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay thêm hơn 230 điểm lên 7.0760. Đây là mức yếu nhất đối với CNY (tức là cao nhất đối với USD/CNY) kể từ ngày 1 tháng 12 năm ngoái.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ có cuộc gặp song phương đối với người đồng cấp Trung Quốc.
Với thị trường forex, USD suy yếu nhẹ:
USDJPY đã kiểm tra mốc 140.00 trước khi dao động quanh 139.84 ở thời điểm hiện tại.
AUDUSD tăng 0.06% lên 0.6508 trong khi NZDUSD giằng co quanh 0.6263
Thống đốc BOJ Kazuo Ueda cho biết BOJ sẽ cân nhắc việc thay đổi mục tiêu chính sách từ lợi suất 10 năm hiện tại sang lợi suất 5 năm nếu ngân hàng sửa đổi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) trong tương lai.
Chi phí nguyên vật liệu giảm có khả năng làm chậm lạm phát trong những tháng tới
BOJ phải sớm tránh thắt chặt chính sách tiền tệ để đảm bảo Nhật Bản đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững
BOJ có thể thực hiện các điều chỉnh đối với YCC "nếu mất cân bằng giữa lợi ích và chi phí chính sách"
“Nếu BOJ điều chỉnh YCC trong tương lai, thì có nhiều cách khác nhau để tiến hành sửa đổi”, đồng thời cho biết thêm rằng việc chuyển hướng sang giới hạn lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm hiện “có thể sẽ được cân nhắc"
"Nhưng tôi sẽ không khẳng định chắc chắn kế hoạch có thực thực xảy ra hay không, hay nó sẽ diễn ra như thế nào hoặc trong điều kiện nào"
CPI khu vực Tokyo trong tháng 5 đã +3.2% y/y (dự kiến +3.4%) - dữ liệu tại Tokyo được coi là chỉ số hàng đầu về xu hướng trên toàn quốc
Lạm phát CPI lõi ở thủ đô của Nhật Bản đã chậm lại trong tháng 5 nhưng một chỉ số CPI quan trọng loại bỏ tác động của nhiên liệu đã đạt mức đỉnh trong 4 thập kỷ - nhấn mạnh áp lực tăng giá có thể khiến thị trường kỳ vọng BOJ rút lại chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo hiện nay.
Chỉ số CPI lõi của Tokyo (loại trừ giá thực phẩm tươi sống dễ biến động) nhưng có bao gồm chi phí nhiên liệu đã +3.2% y/y trong tháng 5 và chậm lại so với mức +3.5% y/y của tháng trước. Dù vậy, vẫn cao hơn mục tiêu 2% mà BOJ đã đề ra trong năm.
Chỉ số CPI không bao gồm thực phẩm tươi sống và nhiên liệu đã tăng +3.9% y/y trong tháng 5 - tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 4 năm 1982 khi Nhật Bản trải qua thời kỳ bong bóng bất động sản leo thang.
USDJPY tăng nhẹ lên trên mốc 140 sau báo cáo CPI tháng 5 thấp hơn dự kiến tại Tokyo, nhưng hiện đã nhanh chóng giảm xuống dưới vùng 139.80
NZD tăng nhẹ lên trên gần 0.6800 sau khi liên tục giảm sâu trước quyết định chính sách và các bình luận dovish của RBNZ hôm thứ Tư. Đồng thời, trợ lý thông đốc RBNZ Silk hôm nay nhận định đã đến lúc có thể giữ nguyên lãi suất để tiếp tục quan sát dữ liệu và nền kinh tế.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã có cuộc gặp mặt vào hôm thứ Năm tại Washington
Hai bên đã có thảo luận thẳng thắn về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung, bao gồm môi trường thương mại và đầu tư cũng như các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo bày tỏ lo ngại đối với các hành động của Trung Quốc lên các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
Phía Trung Quốc bày tỏ nhiều lo ngại chủ yếu liên quan đến chính sách kinh tế và thương mại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, bao gồm các chính sách bán dẫn và kiểm soát xuất khẩu
Hai bên nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để duy trì, tăng cường trao đổi cụ thể về các vấn đề hợp tác, kinh tế và thương mại.
Tổng thống Biden và Lãnh đạo Hạ viện đang gần đạt được thỏa thuận sẽ tăng trần nợ trong 02 năm và giới hạn chi tiêu cho hầu hết các mặt hàng ngoài quân đội và cựu chiến binh.
Tổng thống Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ đang cân nhắc thu hẹp quy mô tài trợ của IRS như một phần của thỏa thuận ngân sách
Chứng khoán đóng cửa trái chiều khi tâm lý risk-on từ thị trường chip AI đã phần nào xóa đi nỗi lo về khả năng Mỹ vỡ nợ và Fed tăng lãi suất đầu tháng 6. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ tiếp tục bày tỏ sự lạc quan về cuộc chiến trần nợ ở nước này nhưng dường như họ vẫn đang gặp khó khăn trong việc đạt được một tiếng nói chung. Cổ phiếu của Nvidia chốt phiên tăng hơn 24% sau báo cáo doanh thu hàng quý vượt kỳ vọng ($7.15 tỷ so với dự báo $6.51 tỷ). Dự kiến doanh số bán hàng quý kết thúc vào tháng 7 sẽ đạt $11 tỷ - vượt xa kỳ vọng thị trường là $7.8 tỷ nhờ nhu cầu chip bùng nổ. Chỉ số Dow Jones tiếp chuỗi 05 ngày giảm liên tiếp trong khi chỉ số Nasdaq có phiên tăng mạnh nhất từ đầu tháng 5 đến nay:
Dow Jones -0.11%
S&P 500 +0.88%
Nasdaq +1.71%
Trên thị trường FX, USD tăng trên diện rộng phiên thứ 3 liên tiếp, hưởng lợi từ lợi suất tăng vọt, GDP sơ bộ quý 1 vượt dự kiến (+1.3% q/q so với dự báo +1.1%) và báo cáo thất nghiệp tuần đạt 229K - mức thấp nhất trong 7 tuần trở lại đây. Các đồng antipodean yếu nhất trong nhóm G7, đặc biệt là NZD (chạm mức đáy tính từ tháng 11 năm ngoái đến nay) sau những bình luận ôn hòa của RBNZ trong cuộc họp báo hôm thứ Tư. CAD suy yếu trước USD tăng và giá dầu giảm bất chấp lo ngại OPEC sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng trong tháng 6. Trong khi đó, CHF dường như ít chịu sự chi phối từ biến động của đồng bạc xanh. Thị trường đang hướng con mắt về báo cáo PCE tháng 5 tại Hoa Kỳ được công bố tối nay - một trong hai dữ liệu quan trọng quyết định hướng đi của FOMC trong tháng 6 tới.
Chỉ số DXY +0.31%
EURUSD -0.23%
GBPUSD -0.36%
AUDUSD -0.59%
NZDUSD -0.82%
USDJPY +0.42%
USDCHF +0.07%
USDCAD +0.35%
Lợi suất tăng vọt đã gây áp lực khiến vàng giảm hơn $17 xuống gần $1940/oz - chốt phiên ở gần mức đáy trong ngày. Cụ thể, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt +15.7bp và +7.7bp lên 4.537% và 3.823%. Dầu thô xóa phần lớn mức tăng của 03 ngày hôm trước đó, giảm $2.51 xuống $71.83/thùng.