Cổ phiếu Snap giảm 30% sau khi CEO cảnh báo không đạt kỳ vọng doanh thu
Trong phiên giao dịch ngoài giờ, cổ phiếu Snap đã giảm 30% sau khi CEO Evan Spiegel đưa ra cảnh báo khó đạt được mục tiêu lợi nhuận trong quý II trong một bức thư gửi cho nhân viên.
Công ty cũng sẽ hạn chế thuê nhân lực trong năm nay để kiểm soát lại chi phí. Một phần của bức thư đã được trình lên SEC.
Hiện tại, HĐTL S&P 500 đang giảm hơn 0.8% và HĐTL Nasdaq cũng giảm tới 1.4%.
Bà Katherine Tai, đại diện phía Mỹ trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Hiện việc đàm phán vẫn đang thực hiện tích cực!
Bà Katherine Tai, đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết:
- Chúng tôi vẫn đang thực hiện các cuộc đàm phán tiếp theo với Trung Quốc
- Hoa Kỳ đang thực hiện tiếp cận cẩn trọng trong vòng đàm phán lần này
- Biden tin rằng thương mại Mỹ - Trung cần những sự đổi mới trong chính sách tới từ cả 2 phía.
PMI sản xuất sơ bộ của Nhật Bản tháng 05/2022 thấp hơn so với tháng trước!
PMI theo thống kê của Ngân hàng Jibun Flash Nhật Bản cho biết:
- PMI sản xuất sơ bộ cho tháng 5 là 53.2 (trước đó là 53.5).
- Đây là số liệu PMI thấp nhất ghi nhận trong 3 tháng trở lại đây
- PMI dịch vụ tăng lên 51.7 (trước 50.7), cao nhất trong 5 tháng
- PMI tổng hợp ghi nhận ở mức 51.4 (trước đó là 51.1)
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết sẽ có hành động nghiêm túc để đối phó với giá cả tăng
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki phát biểu:
- Chúng tôi sẽ hành động nghiêm túc để đối phó với việc tăng giá
- Tôi dự định trình bày đề xuất về ngân sách bổ sung lên quốc hội vào ngày mai
PMI sơ bộ của Úc cho tháng 5 thấp hơn dự kiến!
PMI sơ bộ của Úc từ Markit, PMI của S&P Global Flash Australia:
- Sản xuất 55.3 (trước 57.9)
- Dịch vụ 53.0 (trước 56.6)
- Tổng hợp 52.5 (trước 55.9)
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Úc tăng nhẹ
ANZ Roy Morgan thống kê hàng tuần:
- Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tại Úc ở mức 90.8
- Trước đó chỉ số này ghi nhận ở mức 89.3
Chủ tịch FED Kansas, Esther George: Vẫn tiềm ẩn những rủi ro khiến cho lạm phát tăng trở lại!
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Thành phố Kansas, Esther George cho biết:
- Chiến tranh xảy ra hoặc Trung Quốc đóng cửa có thể làm chậm tăng trưởng
- Đại dịch đã làm ảnh hưởng tới sức mua của nền kinh tế
- Tôi dự đoán lãi suất chính sách của Fed sẽ ở mức 2% vào tháng 8
- Rất khó để loại bỏ ngay lập tức lạm phát, đưa nó trở lại mục tiêu mục tiêu 2% của Fed là 'ưu tiên hàng đầu'
JP Morgan tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
JPM đã đưa ra các dự báo mới nhất về tăng trưởng tại Trung Quốc:
- Chúng tôi hạ dự báo GDP Trung Quốc một lần nữa trong năm nay
- Dự báo GDP quý 2 giảm xuống - 5.4% (trước đó là ‒1.5%)
- Dự báo tăng trưởng toàn cầu trong quý 2 của chúng tôi dự báo chỉ ở mức 0.6%.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 23.5: Chứng khoán bứt phá, USD giảm sâu dù lợi suất tăng trở lại
Nếu có một từ để nói về phiên hôm qua thì đó là sự lạc quan. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng mạnh sau bình luận rằng tổng thống Biden sẽ đánh giá lại thuế quan áp đặt lên Trung Quốc trong thời kỳ tổng thống Trump. Các cổ phiếu lĩnh vực tài chính và năng lượng tăng mạnh nhất trong phiên. S&P 500 Energy tăng 2.68% và tăng hơn 50% từ đầu năm tới giờ, tiếp tục là mảng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong khi chỉ số chung S&P 500 đã giảm khoảng 17%.
- Chỉ số Dow Jones +1.98%
- Chỉ số Nasdaq +1.59%
- Chỉ số S&P 500 +1.86%
Tuy nhiên, tới giờ, các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ lại tiêu cực trở lại sau khi Snap Inc. cho rằng tình hình vĩ mô xấu đi đã có ảnh hưởng rất nhiều tới công ty và họ sẽ khó đạt dự báo doanh thu trước đó. Meta, công ty mẹ Facebook cũng đã giảm sau phiên giao dịch chính.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tại các kỳ hạn đều đã tăng trở lại sau một phiên giảm sâu.
- Lợi suất 2 năm +4bp, hiện tiến sát mức 2.63%
- Lợi suất 5 năm +6bp, hiện ở mức 2.87%
- Lợi suất 10 năm +7bp, hiện ở mức 2.86%
- Lợi suất 30 năm +6bp, hiện ở mức 3.06%
Dù lợi suất trái phiếu tăng, đồng đô la lại sập rất mạnh, đặc biệt sau những bình luận có phần hawkish từ chủ tịch ECB Christine Lagarde, khi bà dự báo lãi suất sẽ tăng 50bp cho tới tháng 9/2022. Ngoài ra, một số bình luận từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ rằng sẽ không ngần ngại thắt chặt để kiềm chế lạm phát cũng đã gây thêm sức ép lên USD. Trong phiên hôm qua:
- Chỉ số DXY -0.9%, hiện đang ở mức 102.17 điểm
- EURUSD +1.2%, đầu phiên sáng thoái lui nhẹ, hiện ở mức 1.0677
- GBPUSD +0.88%, hiện cũng thoái lui nhẹ xuống 1.2562
- AUDUSD +0.82%, hiện giảm 0.38% trong phiên sáng xuống 0.7079
- NZDUSD +1.03%, hiện giảm 0.48% trong phiên sáng xuống 0.6437
- USDJPY là một ngoại lệ, khi giảm tới gần 0.6% trong phiên tuy nhiên lại hồi phục về mở cửa và tạo một cây doji, hiện giảm nhẹ 0.16% xuống 127.68
- USDCHF -0.95%, đầu phiên sáng hồi phục nhẹ, hiện ở mức 0.9663
- USDCAD -0.56%, hiện tăng 0.22% lên 1.2794
Vàng tưởng như có một phiên thăng hoa, chạm đỉnh ngày tại $1,865, tuy nhiên đã đảo chiều trong phiên Mỹ về 1,853 và cuối cùng đóng cửa quanh mức này. Hiện vàng hầu như chưa có nhiều thay đổi. Dầu WTI có một phiên khá biến động khi quét mạnh 2 chiều, sau đó đóng cửa giảm nhẹ, và tới sáng nay tiếp tục giảm thêm 0.7% xuống $109.6/thùng. Dầu Brent sau khi đóng cửa tăng khoảng nửa USD tới sáng nay cũng bắt đầu thoái lui nhẹ, giảm 0.5% xuống $112.77/thùng.
Trên thị trường crypto, Bitcoin đã có một phiên giao dịch không mấy lạc quan và giảm 4%, một lần nữa mất mốc $30K. ETH cũng đã mất mốc $2K.
Tuần này sẽ tiếp tục là một tuần bận rộn. Hãy điểm qua một số sự kiện chính trong hôm nay tới thứ Sáu:
- Thứ Ba: PMI Eurozone & Mỹ; doanh số bán nhà mới tại Mỹ
- Thứ Tư: RBNZ họp chính sách & quyết định lãi suất; FOMC công bố biên bản cuộc họp tháng Năm
- Thứ Năm: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ
- Thứ Sáu: PCE Mỹ; chỉ số tâm lý người tiêu dùng đại học Michigan
Doanh thu bán lẻ quý 01 năm 2022 của New Zealand thấp hơn quý trước!
- Doanh thu bán lẻ quý 01 năm 2022 giảm 0.5% so với quý trước (trước đó + 8.6%)
- So với cùng kỳ năm trước là + 2.3% (so với 4.4% trước đó)
- Doanh số bán lẻ lõi không tăng so với quý trước
JPMorgan: Kinh tế Mỹ có 41% khả năng rơi vào suy thoái
Theo các nhà phân tích định lượng tại JPMorgan:
- Mô hình dự báo suy thoái của họ hiện vượt quá 41%
- Thị trường đang phản ánh xác suất suy thoái cao hơn nhiều so với dự báo
Morgan Stanley: EURGBP chuẩn bị kẹt trong biên độ
Theo Morgan Stanley
- "EURGBP sẽ đi ngang từ đây: Chúng tôi kỳ vọng EURGBP sẽ kẹt trong biên độ khi châu Âu đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng tương tự như Anh, với sự bất ổn địa chính trị tiếp tục kéo dài và lạm phát gia tăng đè nặng lên thu nhập khả dụng của người tiêu dùng"
- "Mặc dù ECB sắp bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, chúng tôi nghĩ rằng quá trình bình thường hóa chính sách sẽ diễn ra dần dần do triển vọng tăng trưởng yếu dẫn đến việc tạm dừng thắt chặt sau khi lãi suất huy động chạm mức 0%
Chủ tịch Fed Atlanta: Có thể tăng 50bp trong tháng Chín nếu cần
Theo ông Raphael Bostic:
- Có thể tăng 25 hoặc 50bp trong tháng Chín nếu lạm phát quá cao
- Ông muốn tăng 50bp trong các cuộc họp tiếp theo, và có thể tăng trên mức đó nếu cần
- Có thể tạm dừng vào tháng Chín
- Đặt mục tiêu lãi suất cuối năm 2-2.5%
- Các nhà phân tích có nhiều quan điểm về hướng đi của nền kinh tế
- Có nhiều động lực trong nền kinh tế với xu hướng tăng trưởng mạnh, ngay cả khi lãi suất được dự báo tăng
- Kỳ vọng lạm phát ở khoảng 3.6-3.9% trong năm nay
- Đã có một số phản ứng đối với chính sách trong nền kinh tế thực
- Thách thức đối với Fed hiện nay là xác định thời điểm cung và cầu đạt trạng thái cân bằng và không lạm dụng tăng lãi suất
Chủ tịch Fed Atlanta: Nền kinh tế có thể tự đứng trên đôi chân của mình
Theo ông Raphael Bostic:
- Nền kinh tế Mỹ có thể tự đứng trên đôi chân của mình.
- Fed cần tăng lãi suất thêm trong những tháng tới
- Các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu
- tác động của chiến tranh Ukraine vẫn chưa được cảm nhận rõ, áp lực tăng giá đối với các nguyên liệu đầu vào vẫn sẽ kéo dài
Việc đóng cửa tạm thời của châu Âu đang cho thấy mức tăng vững chắc trong các chỉ số chính
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều đóng cửa khởi sắc, trừ FTSE MIB của Ý chỉ tăng nhẹ:
- DAX +1.32%
- CAC + 0.89%
- FTSE 100 +1.58%
- Ibex +1.5%
- FTSE MIB +0.07%
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp: Vấn đề chính của Eurozone là lạm phát
Theo ông Francois Villeroy:
- Tăng trưởng khu vực đồng Euro ổn định
- Vấn đề chính là lạm phát
- ECB phải bình thường hóa chính sách tiền tệ
- ECB sẽ đưa lạm phát trở lại 2%
- Chính sách sẽ bình thường hóa, chứ không thắt chặt
- Có thể tăng lãi suất trong ngắn hạn
Thống đốc BoE: BoE luôn sẵn sàng tăng lãi suất nếu cần
Theo ông Andrew Bailey:
- BOE sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa nếu cần
- Các nhà hoạch định chính sách có thể và sẽ phải thực hiện các hành động cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu để tránh sự biến động không cần thiết
- Vương quốc Anh có thị trường lao động thắt chặt, nhu cầu tăng không nhanh
- chúng ta đang ở trong thời kỳ tăng giá năng lượng, hàng hóa và một số thực phẩm; đây là nguyên nhân chính của lạm phát cao
- chính sách tiền tệ không thể ngăn chặn các tác động lạm phát từ đại dịch và chiến tranh
- chúng ta đang phải đối mặt với tác động tiêu cực rất lớn đến thu nhập thực tế
- đã tăng lãi suất 4 lần cho đến nay và để giảm lạm phát xuống mức mục tiêu, sẽ luôn chuẩn bị tăng lãi suất một lần nữa
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva: Suy thoái đối với các nước G7 không phải là ngoại lệ!
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết:
- Dự báo năm 2022 sẽ là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu
- Rất có thể suy thoái kinh tế sẽ đến sớm hơn dự kiến
- Rủi ro suy thoái đang hiện hữu lớn nhất tại Anh quốc ở thời điểm hiện tại
- Việc giá nguyên liệu tăng khiến cho tất cả các mặt hàng khác cũng tăng theo, khiến cho đời sống ngày càng khó khăn
- Đồng Đô la Mỹ là chỉ báo quan trọng để nhận định sớm về tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta cần theo dõi sát sao hơn nữa.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy: Tăng lãi suất trong thời gian tới là điều chắc chắn!
Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy cho biết:
- Vấn đề chính trong ngắn hạn là lạm phát
- Chúng tôi sẽ đưa lạm phát xuống 2%
- ECB phải tiến hành bình thường hóa chính sách tiền tệ vì lạm phát ngày càng gia tăng
Cập nhật Bitcoin: Phản ứng mạnh trên mốc hỗ trợ MA 100 giờ!
- Bitcoin có phản ứng khá mạnh mẽ khi giá vừa di chuyển xuống phía dưới mốc 30,000 (tiệm cận MA 100 giờ).
- Ngay lập tức đồng tiền kỹ thuật số đã tạo một cây nến Doji với bóng nến dài, thân nến hướng lên phía trên. Cho thấy phe mua đang cố gắng đẩy giá lên.
- Ngưỡng MA 100 là mốc hỗ trợ quan trọng, củng cố về mặt tâm lý cho các traders inday.
Xuất khẩu dầu thô trên biển của Nga giảm nhẹ!
- Xuất khẩu dầu thô qua đường biển của Nga suy giảm không quá đáng kể, bất chấp các quy định của Liên minh châu Âu cấm giao dịch với các công ty năng lượng nhà nước của nước này.
- Các lô hàng vẫn tồn tại ngay cả khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gia hạn lời kêu gọi áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow.
- Tổng cộng 32 tàu trở dầu, đem theo khoảng 24 triệu thùng dầu từ các cảng xuất khẩu của Nga.
- Xuất khẩu dầu qua đường biển neo ở mức 3.44 triệu thùng/ngày, giảm 3% so với mức 3.55 triệu thùng/ngày trước đó.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc Baily: BOE sẵn sàng tăng thêm lãi suất nếu cần thiết!
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc, ông Andrew Baily cho biết:
- BOE sẵn sàng tăng thêm lãi suất nếu cần.
- Các nhà hoạch định chính sách cần mạnh tay hơn để đưa lạm phát đi đúng với mục tiêu đề ra.
- Thị trường lao động eo hẹp giúp cho BOE không cần quá mạnh tay trong việc nâng lãi suất.
GBP/USD hiện vẫn chưa có tín hiệu nào bất thường sau phát ngôn tới từ ông Baily, hiện cặp tiền đang giao dịch tại mốc 1.2573.
GBP/USD - Tín hiệu tích cực tiếp tục được duy trì!
- GBP/USD hiện đang ghi nhận mức tăng cao nhất trong gần 3 tuần trở lại đây.
- Cặp tiền hiện đang giao dịch tại mốc 1.2582.
- Trong thời gian tới, ngưỡng kháng cự 1.2629 sẽ là mốc mà GBP/USD hướng tới.
- Trên khung H1, giá vẫn đang di chuyển ở phía trên MA 100 giờ. Tuy vậy, sẽ là hợp lý hơn nếu cặp tiền kiểm tra lại mốc này thêm một lần nữa.
Cập nhật thị trường vàng: giảm nhẹ so với phiên sáng!
Hôm nay là ngày giao dịch khá sôi động của vàng:
- Trong phiên Châu Á, giá vàng đã có lúc chạm đến mốc 1862 USD/ounce - mốc cao nhất ghi nhận trong ngày cho tới thời điểm hiện tại. Tuy vậy áp lực từ phe gấu đã khiến giá giảm ngay sau đó.
- Giá vàng hiện tại giảm 0.62% so với phiên sáng (giảm 7 USD/ounce), giao dịch tại mốc 1855.69 USD/ounce ở thời điểm hiện tại.
- Trên khung H1, hiện giá vàng đang có xu hướng kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1848. Nếu thủng qua mốc này, có thể vàng sẽ chứng kiến diễn biến tương đối tiêu cực. Tới từ việc giới đầu tư đánh giá lại triển vọng của kim loại quý này thời gian tới.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Tâm lý tích cực!
Thị trường chứng khoán Mỹ mở đầu phiên giao dịch ngày 23 tháng 05 trong sắc xanh. Dow Jone và S&P 500 tăng nhẹ sau khả năng về việc Tổng thống Joe Biden sẽ xem xét lại thuế quan do chính quyền Trump áp đặt trước đó với hàng hóa Trung Quốc.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jone +0.93%
- Nasdaq +0.27%
- S&P 500 +0.84%
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY tiếp tục suy yếu, tạo điều kiện cho các đồng tiền trong G7 thể hiện sức mạnh. EUR và CHF là 2 đồng tiền chú ý nhất trong hôm nay, sau phát ngôn tới từ các quan chức của ECB và SNB về vấn đề suất thời gian tới.
Cập nhật các đồng tiền chính:
- EURUSD +0.94%
- GBPUSD +0.73%
- AUDUSD +0.96%
- NZDUSD +1.07%
- USDCHF -0.99%
- USDCAD -0.38%
- USDJPY -0.19%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
- Giá vàng ghi nhận mức tăng tương đối đáng kể trong sáng nay (+0.85%) lên mức 1862 USD/ounce. Tuy vậy, giá đã giảm 0.62%, về giao dịch tại mốc 1854.08 USD/ounce ở thời điểm hiện tại.
- Dầu Brent và dầu WTI cùng ghi nhận tăng nhẹ trên 0.5%. Giá dầu Brent và dầu WTI hiện tại đều giao dịch quanh ngưỡng 110 USD/thùng.
EUR/USD - lạc quan sau phát biểu từ quan chức ECB!
- EUR/USD bật tăng mạnh sau phát ngôn về vấn đề lãi suất của Chủ tịch ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - Christine Lagarde.
- Trên khung H1, hiện EUR/USD đang kiểm tra mốc hỗ trợ gần nhất 1.0639.
- Cặp tiền đã tăng 106 pips lên mốc 1.0670 trong phiên Châu Âu trước khi giảm nhẹ trở lại về 1.0650 tại phiên Mỹ.
Đồng Franc Thụy Sỹ tích cực sau động thái của Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ về vấn đề lãi suất!
- CHF đã phản ứng khá tích cực sau những động thái đến từ SNB, khi mà Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ sẵn sàng thắt chặt hơn nữa nếu lạm phát vượt lên trên mức kiểm soát.
- USD/CHF trong ngày hôm nay ghi nhận mức giảm tương đối lớn (1.02%). Cặp tiền hiện đang giao dịch quanh mốc 0.9646
Nga đang nghiên cứu kế hoạch hòa bình do Ý đề xuất cho Ukraine!
Bộ ngoại giao Nga đã đưa ra những phát biểu mới nhất về cuộc chiến tại Ukraine:
- Nga đang nghiên cứu kế hoạch hòa bình do Ý đề xuất liên quan đến vấn đề tại Ukraine
- Một giải pháp hòa bình sẽ là rất tốt nếu được thông qua, giảm tác động tiêu cực tới tình hình kinh tế thế giới thời điểm hiện tại
Chỉ số hoạt động kinh tế quốc gia FED Chicago trong tháng 04 ghi nhận mức tăng tích cực.
FED Chicago ghi nhận chỉ số hoạt động quốc gia trong tháng 4 đã tăng lên 0.47 so với mức 0.36 tháng trước.
- Các chỉ số liên quan đến sản xuất đã đóng góp +0.26 cho CFNAI trong tháng 4, tăng nhẹ so với +0.20 trong tháng 3.
- 62 trong số 85 chỉ số cá nhân hàng tháng có đóng góp tích cực, trong khi 23 chỉ số ảnh hưởng tiêu.
Cập nhật chỉ số DXY: Kiểm tra mốc kháng cự!
- Chỉ số đồng Đô la Mỹ đã giảm gần 3% kể từ mức cao nhất thiết lập trong 2 năm trở lại đây (104.921).
- Trên khung H1, chỉ số DXY đang kiểm tra lại mốc kháng cự 102.427, hiện tại đang di chuyển tại ngưỡng 102.352. Phe gấu hiện vẫn đang tỏ ra chiếm ưu thế.
Andrea Maechler, thành viên Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ: Sẽ không ngần ngại tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn nằm ngoài mục tiêu đề ra!
Andrea Maechler, nhà kinh tế học và thành viên của Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) cho biết:
- SNB sẽ không ngần ngại tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn nằm ngoài mục tiêu
- CPI của Thụy Sĩ hiện ở mức 2.5% trong tháng Tư. Lạm phát dự báo sẽ giảm xuống 1.8% trong quý 04 năm 2022.
Báo Nga đưa tin đã có vụ ám sát hụt tổng thống Putin!
Tin tức đang được lan truyền rằng đã có một âm mưu ám sát Tổng thống Putin cách đây vài tháng từ trong nội bộ nhưng bất thành, tờ Pravda của Nga đưa tin.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ duy trì đà tăng trước bước vào phiên giao dịch!
- S&P 500 Futures tăng 1.1%
- Nasdaq Futures tăng 1.0%
- Dow Jones Futures tăng 1.0%
Bất chấp sự phục hồi muộn màng trong những giờ giao dịch cuối cùng vào tuần trước, chứng khoán Mỹ vẫn trải qua một tuần khó khăn và đóng cửa giảm tuần thứ bảy liên tiếp. "Bong bóng" cổ phiếu công nghệ có vẻ đã xuất hiện và nếu vậy, bất kỳ dấu hiệu phục hồi nào có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Đồng Rúp lại hướng tới mức cao nhất 4 năm trở lại đây!
Đồng Rúp của Nga đã tăng khoảng 4% so với đồng USD và EUR vào thứ Hai, hướng tới mức cao nhất trong nhiều năm đạt được vào tuần trước, được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát thị trường ngoại hối của Nga.
Lúc 17h50 đồng Rúp đã tăng 4% khi chỉ số USD/RUB giảm xuống 57.85, không xa so với mức 57.0750.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD chưa tìm thấy đáy!
Đồng USD tiếp tục suy yếu trước khi bước vào phiên Mỹ khi chỉ số DXY hiện giảm 0.86% xuống sát mốc 102.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 1.08% sau bài phát biểu "hawkish" của bà Lagarde.
- Hai đồng Antipodean đều ghi nhận mức tăng trên 1%.
- Đồng Franc cũng thể hiện sức mạnh khi USD/CHF giảm 0.86%. Cặp tiền đã giảm liên tục gần 400 pips kể từ tuần trước sau bình luận của thống đốc SNB.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên đánh giá thấp quyết tâm của họ đối với Đài Loan!
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng:
“Không ai được đánh giá thấp ý chí kiên định, kiên cường và khả năng của nhân dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.
Rõ ràng đây là những lời "cảnh báo" hướng tới Mỹ khi ông Biden đưa ra bình luận trước đó.
Tổng số tiền gửi không kỳ hạn tại SNB trong tuần trước có gì đáng chú ý?
- Tổng số tiền gửi không kỳ hạn trong tuần trước tại SNB là 754.1 tỷ CHF, cao hơn so với 753.3 tỷ CHF tuần trước đó
- Tiền gửi nội địa 664.9 tỷ CHF so với 666.5 tỷ CHF tuần trước đó
Không có nhiều thay đổi đối với lượng tiền gửi nhìn chung nhưng xu hướng vẫn khá rõ ràng. SNB sẽ không thay đổi quan điểm can thiệp ngoại hối và điều đó chắc chắn sẽ được duy trì.
EUR/USD tiếp tục hướng tới mốc 1.0700
Tỷ giá EUR/USD đang tăng tăng mạnh và hướng tới 1.0700, khi đồng euro tận dụng chỉ số IFO lạc quan của Đức và các bình luận hawkish từ bà Lagarde. Bà Lagarde cho biết ECB có khả năng thoát khỏi mức lãi suất âm vào cuối quý 3. Đồng đô la Mỹ bị bán tháo nhiều khi tâm lý risk-on bao trùm thị trường.
Đồng EUR được hỗ trợ từ những bình luận diều hâu gần đây của ECB, khi các nhà hoạch định chính sách ẩn ý về một đợt tăng lãi suất vào tháng Bảy. Cuối tuần qua, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết lần tăng lãi suất đầu tiên trong hơn một thập kỷ có thể đến vào tháng Bảy và hạ thấp khả năng tăng 50bps.
Đồng EUR bật tăng mạnh!
Đồng euro hiện đang bật tăng mạnh trong khi đồng USD sụt giá.
Thị trường chứng khoán khởi sắc đầu phiên Âu cũng gây áp lực lên đồng đô la, vốn đã giảm mạnh vào tuần trước.
EUR/USD hiện tăng gần 1% sau khi bà Lagarde có những bình luận khá hawkish:
- ECB sẽ thoát khỏi vùng lãi suất âm vào cuối Q3
- Không có khả năng tăng lãi suất vào tháng Sáu và chỉ có hai cuộc họp dự kiến vào Q3, có nghĩa là cần tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cả tháng Bảy và tháng Chín để khiến lãi suất dương trở lại từ mức -0.5% hiện tại.
Các nhà kinh tế Ifo: Hiện tại không có dấu hiệu cho sự suy thoái
- Nền kinh tế Đức vẫn phục hồi
- Không có dấu hiệu giảm tắc nghẽn chuỗi cung ứng
- Các nhà bán lẻ cũng đang phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng
- 80% nhà bán lẻ không nhận được đầy đủ hàng đã đặt
Các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài và điều đó sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực công nghiệp của Đức trong những tháng tới.