Chủ tịch Fed St. Louis: Fed cần lãi suất khoảng 3.5% để chống lạm phát
Theo ông James Bullard:
- Ngay cả khi thắt chặt, Fed vẫn chưa thể bắt kịp lạm phát
- Các dự báo cho thấy Fed cần tăng lãi suất khoảng 3.50% để kiềm chế lạm phát
- Điều quan trọng là Fed đã làm đúng định hướng chính sách, và sẽ còn nhiều lần tăng lãi suất nữa trong các tháng tới
Tiếp tục là những bình luận từ ông Bullard: Lãi suất thấp đặt Fed vào thế khó
Theo ông Bullard:
- Bất ổn thị trường tài chính phản ánh việc mọi người đã quen với một Fed cần chống lạm phát
- Không rõ Mỹ sẽ đáp ứng nhu cầu lao động ra sao
- Không nghĩ những người nghỉ hưu trở lại làm việc
- Cải thiện lực lượng lao động không diễn ra đủ nhanh để giải quyết vấn đề lạm phát
- Lãi suất thấp đặt Fed vào thế khó
Chứng khoán Mỹ sau những phát biểu của lãnh đạo FED - điều gì đang chờ đón?
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa với sắc xanh, đỏ lẫn lộn với nhau. TIn tức đáng chu ý nhất đến từ việc FED đang tiến gần đến việc thu hẹp bảng cân đối tài sản nhanh hơn so với thị trường dự kiến. Bên cạnh đó, EU đang lên kế hoạch áp đặt lệnh trừng phạt lên với mặt hàng than xuất khẩu của Nga.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ:
- DJ giảm 82 điểm (-0.24%)
- S&P 500 giảm 43.97 điểm (-0.97%)
- NASDAQ tăng 39 điểm (+0.28%)
- NYSE COMPOSITE giảm 58 điểm (0.35%)
Cập nhật các cặp tiền chính so với USD:
- CAD +0.38%
- CHF -0.01%
- JPY 0.19%
- AUD 0.48%
- EUR -0.04%
Giá khí tự nhiên có xu hướng đi ngang vùng ở vùng đỉnh cũ sau khi test ngưỡng tâm lý vào ngày 06/04. Đây có thể là lần test tâm lý cuối trước khi tiếp tục đà tăng mới, khi mà dựa trên các điều kiện thực tế hiện nay có rất ít khá năng giá khí tự nhiên có thể hạ xuống thấp hơn 6 USD/mmbtu
Cập nhật tình hình dầu BRENT và dầu WTI:
- Giá dầu BRENT vẫn duy trì quanh ngưỡng 102$/ thùng, không có quá nhiều thay đổi
- Giá dầu ngọt nhẹ WTI đón nhận 1 số rung lắc về mặt tâm lý, quay trở lại vùng 101$/ thùng sau những phát biểu mới nhất đến từ các quan chức tại FED
Cập nhật giá vàng:
Thị trường vàng vẫn khá trầm lắng bất chấp những động thái diều hâu từ ECB hay FOMC. Tâm lý nhà đầu tư vẫn tương đối ổn định để sẵn sàng đón nhận các tin tức tiếp theo. Giá vàng vẫn duy trì quanh mốc 1928 USD/ ounce đến 1934 USD/ounce.
Số liệu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ có gì mới?
Trong tuần trước, Mỹ ghi nhận thêm 166 nghìn đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, thấp hơn kỳ vọng 200 nghìn.
Đây là một con số thấp đáng kinh ngạc và làm nổi bật lên sự thắt chặt của thị trường lao động. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 1968, và lúc đó, dân số Mỹ chỉ bằng nửa hiện tại!
EURUSD - bật tăng trở lại, áp sát MA 100
EURUSD đã đóng cửa giảm ngày hôm qua và vẫn đang kẹt trong biên độ hậu FOMC.
Trong phiên Á, cặp tiền tiếp tục biến động mạnh, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 31 tháng 3 trong phiên Âu (xuống 1.0863). Tuy vậy, cặp tiền giờ đã tăng trở lại.
Phá qua 1.0900 một lần nữa sẽ lại khiến phe mua toát mồ hôi.
“Không thể xem các công cụ tiền tệ là cách giải quyết tình trạng rối loạn chức năng thị trường”
Nhà kinh tế trưởng Huw Pill của Ngân hàng Anh cho biết hôm thứ Năm rằng không thể xem các công cụ chính sách tiền tệ như QE là cách để giải quyết tình trạng rối loạn thị trường, theo Reuters.
Quan chức Ukraine: Nga sẽ tiếp tục tấn công Kiev nếu chiếm được Donbass
Một quan chức cấp cao của Quân đội Ukraine hôm thứ Năm cho biết, Nga có kế hoạch cho một cuộc tấn công mới nhằm vào Kyiv nếu nước này có thể giành quyền kiểm soát Donbas, theo Reuters. Quan chức này cho biết thêm, các lực lượng Nga đã bắt đầu sử dụng các xe tăng cũ, một dấu hiệu cho thấy các nguồn lực đang cạn kiệt.
Thêm rằng, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba hôm thứ Năm cho biết trên Twitter rằng ông đã gặp các bộ trưởng G7 và tuyên bố Ukraine có thể đánh bại Nga nếu thế giới cung cấp sự hỗ trợ cần thiết. "Ukraine đề xuất một thỏa thuận công bằng: thế giới cung cấp cho chúng tôi tất cả sự hỗ trợ mà chúng tôi yêu cầu; chúng tôi chiến đấu và đánh bại Putin ở Ukraine", ông bày tỏ.
Cập nhật diễn biến tiền phiên Mỹ: Chứng khoán tăng, USD trái chiều hậu biên bản cuộc họp FOMC!
Thị trường hiện diễn biến như sau:
- EUR mạnh nhất, AUD yếu nhất
- Cổ phiếu châu Âu tăng; HĐTL S&P 500 tăng 0.2%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1.3bp lên 2.63%
- Vàng tăng 0.1% lên 1,926.30 USD
- WTI giảm 1.5% về $97.26
- Bitcoin tăng 0.9% lên $43,505
Lợi suất trái phiếu suy yếu trong khi các chỉ số châu Âu ghi nhận mức tăng tương đối. HĐTL chỉ số S&P 500 cũng tăng 0.2%.
Nhìn chung, trọng tâm vẫn là lạm phát, ngân hàng trung ương và chiến tranh.
Trên thị trường FX, đồng đô la biến động khá mạnh nhưng chỉ số DXY lại thay đổi về tổng thể với EURUSD tăng 0.3% lên 1.0925.
USDJPY hiện đang tiến sát 124.00.
AUDUSD hiện đã về vùng 0.7475-90 trước sự suy yếu toàn diện của AUD. NZDUSD cũng đang giảm 0.36%.
Cập nhật thị trường: Đà bán tháo trái phiếu “hãm phanh”
Thị trường:
• GBP dẫn đầu, AUD đứng cuối bảng
• Cổ phiếu châu Âu tích cực; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 02%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 1.3 bps xuống 2.596%
• Vàng tăng 0.1% lên 1,928.30 USD
• WTI tăng 1.5% lên $97.63
• Bitcoin giảm 0.9% xuống 43,505 USD
Thị trường phiên Châu Âu không có nhiều biến động. Trong hôm nay, đà bán tháo trên thị trường trái phiếu hạ nhiệt và chứng khoán phục hồi sau hai ngày sụt giảm nhẹ.
Lợi suất trái phiếu kho bạc sụt giảm trong khi các chỉ số chứng khoán châu Âu tăng nhẹ với HĐTL chỉ số S&P 500 cũng tăng 0.2%.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD không biến động nhiều. Tỷ giá EUR/USD giảm xuống 1.0865 từ mốc 1.0930 trước khi duy trì quanh mức 1.0890 ở thời điểm hiện tại.
USD/JPY ít thay đổi khi cặp tiền này tiếp tục giao dịch đi ngang trong khoảng 123.50 và 124.00 kể từ ngày hôm qua.
Đồng Aussie và Kiwi tụt hậu với cặp AUD/USD bị mắc kẹt trong khoảng 0.7475-90 so với đồng bạc xanh trong suốt phiên giao dịch.
Nhiều thành viên ECB kêu gọi sớm bình thường hoá chính sách!
Các thành viên của ECB có quan điểm rằng lạm phát hiện đang rất cao và dai dẳng. Đồng thời, ECB cũng kêu gọi sớm hướng tới bình thường hóa chính sách tiền tệ, Reuters đưa tin.
Ngoại trưởng Nga: Ukraine trình bày thỏa thuận mới!
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hôm thứ Năm cho biết Ukraine đã đề xuất với Nga một thỏa thuận mới, khác với thỏa thuận mà họ đề xuất ở Istanbul, theo Reuters.
EUR/JPY: Giằng co quanh mức 134.40
Tỷ giá EUR/JPY đạt mốc 134.91 trong phiên giao dịch hôm nay, gần như không thay đổi trong ngày!
EUR/JPY dự kiến sẽ tiếp tục tích lũy trước khi có thêm hỗ trợ. Kháng cự gần nhất tại đỉnh năm 2022 ở 137.54 (ngày 28 tháng 3). Vùng 134.40 sẽ là hỗ trợ chính cho cặp tiền.
Trong khi đó, mặc dù nằm trên đường SMA 200 ngày ở mức 130.15, cặp tiền vẫn sẽ tích lũy trong ngắn hạn.
Đà bán tháo trái phiếu “hụt hơi”!
• Lợi suất kho bạc kỳ hạn 2 năm -6.7 bps xuống 2.435%
• Lợi suất kho bạc kỳ hạn 5 năm -5.4 bps xuống 2.649%
• Lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm -2.8 bps xuống 2.581%
• Lợi suất kho bạc kỳ hạn 30 năm -1.1 bps xuống 2.621%
Chứng khoán châu Âu tích cực. Đồng thời hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng khoảng 0.3%.
Vàng tích lũy, chờ đợi động lực mới!
Giá vàng dao động trong biên độ giao dịch quen thuộc quanh mức $1,925 kể từ đầu tháng nay.
Dollar Mỹ được củng cố nhờ diều hâu Fed. Tâm lý risk-off tiếp diễn trên thị trường. Thêm nữa, lợi suất giảm đã giới hạn đà giảm của vàng.
Trong khi đó, xung đột Nga-Ukraine leo thang, với việc phương Tây trừng phạt Nga với nhiều biện pháp trừng phạt hơn, sẽ giúp hỗ trợ giá vàng.
USD/CHF “mắc kẹt” dưới 0.9350!
Cặp tiền USD/CHF đang giao dịch quanh mốc 0.9329, gần như không thay đổi trong ngày hôm nay!
Cặp tiền được cho là đang tích lũy sau bốn phiên tăng giá vừa qua. Triển vọng diều hâu của Fed tiếp tục củng cố đồng USD.
Ngược lại, tâm lý risk-off trên thị trường trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ đang giảm dần đã củng cố cho đồng CHF và giới hạn đà tăng của cặp tiền.
Doanh thu bán lẻ tháng 2 của Eurozone giảm so với dự kiến
- Doanh thu bán lẻ +0.3% thấp hơn so với dự kiến (+0.6%) tuy nhiên tăng 0.1% so với tháng trước
- Doanh thu bán lẻ +5%/năm tăng so với + 4,8% dự kiến nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (+7.8%)
Lệnh cấm hoàn toàn đối với than của Nga có thể được lùi lại vào giữa tháng 8
Các nhà ngoại giao EU dự kiến sẽ thông qua các biện pháp hôm nay nhưng bản chất của lệnh cấm sẽ chỉ có hiệu lực đầy đủ từ giữa tháng 8, chậm hơn một tháng so với đề xuất ban đầu. Nguồn tin được trích dẫn nói rằng điều này xảy ra sau áp lực nguồn cung năng lượng từ Đức dẫn đến trì hoãn biện pháp,
Bitcoin: Tiềm năng vượt $57,000 trong tháng Tư?
Bitcoin đã giảm 3% vào thứ Năm, chốt phiên tại $45.7K. Vào sáng thứ Sáu, áp lực bán gia tăng khiến giá giảm 4.6% xuống còn $44.8K.
Trong tháng trước, BTC đã tăng 10%, một dấu hiệu tích cực.
Lịch sử cho thấy tháng 4 là một trong những tháng tốt nhất đối với BTC. Trong 11 năm qua, Bitcoin đã tăng trong tháng 4 tám lần và chỉ giảm ba lần. Cứ đà này, Bitcoin có thể kết thúc tháng ở mức $57.6K.
Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử giảm 4.5% xuống còn 2.05 nghìn tỷ USD. Chỉ số thống trị Bitcoin giảm 0.1 điểm xuống 41.4%. Chỉ báo sợ hãi và tham lam ở mức 50 điểm.
Ethereum đã giảm 4% trong 24 giờ qua. Các altcoin lớn đều suy yếu, trừ Solana (+0.5%) tiếp tục củng cố khi nền tảng OpenSea NFT đã thêm hỗ trợ mạng lưới Solana.
Nhật Bản xả dầu cùng IEA
Nhật Bản sẽ giải phóng 15 triệu thùng dầu trong khuôn khổ hoạt động xả dầu đồng loạt của IEA. Tuy vậy, con số này chỉ đủ dùng cho 4-5 ngày tại Nhật Bản.
Trung Quốc tái khẳng định họ phản đối tất cả các hình thức hợp tác giữa Mỹ và Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết:
- Nếu Bà Pelosi, chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Mỹ-Trung.
Đây là phản ứng của Trung Quốc đối với dự định thăm Đài Loan của Bà Pelosi cuối tuần này.
Cập nhật thị trường: Chứng khoán châu Âu đầu phiên hồi phục
- Eurostoxx +0.4%
- FTSE -0,17%
- DAX +0,41%
- CAC +0,66%
- IBEX +0.4%
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ hiện tại cũng đang hồi phục. Tâm lý thị trường chứng khoán tuần này khá mệt mỏi nên mức tăng ở đây có thể không có nhiều ý nghĩa. Các động thái hawkish từ NHTW và những lo lắng về lạm phát tiếp tục đè nặng lên tâm lý.
Ở thị trường tiền tệ, AUDUSD tiếp tục giảm nối tiếp phiên giao dịch ngày hôm qua, GBPUSD hồi phục nhưng vẫn đang trong xu hướng giảm, các đồng tiền còn lại chưa có nhiều biến động.
- EURUSD +0.02%
- USDJPY −0.02%
- GBPUSD +0.25%
- AUDUSD −0.32%
- USDCAD +0.08%
- USDCHF −0.07%
Ở thị trường hàng hóa, vàng tăng 0.4% lên $1930.6, giá dầu hiện đang tăng nhẹ sau phiên giảm mạnh ngày hôm qua, dầu WTI $97.55/thùng, dầu Brent $102.41/thùng.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn ngày 7 tháng 4 có gì đáng chú ý?
Chú ý EURUSD quanh 1.0900-1.0935. Đây là vùng có khối lượng đáo hạn rất lớn, và nhiều khả năng sẽ hút giá về đây.
Số liệu mới nhất cho thấy dự trữ ngoại tệ của Thụy Sỹ đang giảm
- Dự trữ ngoại tệ của Thụy Sỹ tương đương 910.5 tỷ CHF giảm so với 938.3 tỷ CHF trước đó.
Sản lượng công nghiệp tháng 2 của Đức tăng so với kỳ vọng
- Cụ thể sản lượng công nghiệp nước này +0.2% so với 0.0% dự kiến
Sản xuất công nghiệp của Đức tăng nhẹ trong tháng 2 nhưng so với thời điểm trước đại dịch (tháng 2 năm 2020), sản lượng vẫn giảm 3.8%. Lý do có thể đến từ sự thiếu hụt các nguyên liệu, do đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hoàn thành các đơn đặt hàng mới.
Lạm phát giá nhà tháng 3 tại Anh
Halifax vừa công bố số liệu giá nhà tại Vương quốc Anh vào tháng 3:
- Giá nhà +1.4% so với +0.5% vào tháng trước
- Giá nhà +11.0%/năm so với +10.8% năm ngoái
Giá nhà ở Anh tiếp tục tăng, đạt mức cao kỷ lục khi thị trường duy trì đà hồi phục. Giá bất động sản trung bình tăng lên 282,753 bảng Anh lớn nhất trong sáu tháng.
Quan điểm của EU về các lệnh trừng phạt đối với than đá của Nga
Các nhà ngoại giao EU hôm nay sẽ thảo luận chi tiết về cách thức tiến hành các biện pháp trừng phạt Nga, sau khi không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm than đá của Nga vào ngày hôm qua
Khó khăn từ nguồn cung năng lượng Đức vẫn là vấn đề nhức nhối nếu EU muốn thực hiện lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên khác không cảm thấy bị chèn ép nhiều, thì một động thái như vậy sẽ khá quyết liệt và sẽ đè nặng lên triển vọng kinh tế châu Âu.
Điều đó tiếp tục đặt ECB vào một vị trí khá khó lường vì áp lực giá sẽ tiếp tục tăng cao trong khi nền kinh tế đối mặt với sự suy thoái rõ rệt.
Số liệu thất nghiệp tại Thụy Sĩ có gì đáng chú ý?
Trong tháng 3 tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo thời vụ tại Thụy Sĩ đạt 2.2%, đúng bằng kỳ vọng và giảm nhẹ so với tháng trước. Nhìn chung, thị trường lao động Thụy Sĩ tiếp tục củng cố sau đại dịch.
Chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung!
Bà Pelosi sẽ đến Đài Bắc vào Chủ nhật, sau chuyến thăm Nhật Bản, với chuyến đi được cho là một dấu hiệu ủng hộ Đài Loan trong bối cảnh những gì đang xảy ra giữa Nga và Ukraine. Đó là một sự tấn công gián tiếp vào Trung Quốc và chúng ta đã bắt đầu thấy căng thẳng gia tăng.
Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
“Hôm qua chúng tôi đã nhấn mạnh rằng EUR có thể suy yếu thêm nhưng các chỉ báo ở vùng quá bán cho thấy hỗ trợ tiếp theo tại 1.0855 có khả năng nằm ngoài tầm với. Chúng tôi đã nói thêm rằng có một hỗ trợ khác ở mức 1.0880. Quan điểm của chúng tôi không sai khi đồng EUR giảm xuống 1.0873 trước khi tăng trở lại và đóng cửa không thay đổi nhiều ở 1.0893. Động lực giảm đã phần nào suy yếu. Đối với ngày hôm nay, EUR có khả năng giao dịch trong khoảng 1.0870 đến 1.0935. ”
Chỉ số đo lường điều kiện kinh tế tại Nhật Bản tháng 2 không thay đổi nhiều so với dự báo!
- Ở mức 100.9, dự báo 100.8.
- Trước đó là 102.5
Chỉ số này được sử dụng như một tham chiếu đến các điều kiện kinh tế, nhưng hầu hết các chỉ số được sử dụng để tạo nên chỉ số này đã được công bố riêng lẻ.
Chỉ số này về cơ bản đo lường dữ liệu việc làm, niềm tin của người tiêu dùng, dữ liệu sản xuất, nhà ở và thị trường chứng khoán, v.v. để tính toán con số.
Lịch kinh tế chiều nay có gì đáng chú ý?
Những dữ liệu kinh tế công bố chiều nay sẽ ít có ý nghĩa khi trọng tâm tiếp tục tập trung vào các ngân hàng trung ương.
- 0545 GMT - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 tại Thụy Sĩ
- 0600 GMT - Sản lượng công nghiệp tháng 2 của Đức
- 0600 GMT - Chỉ số giá nhà Halifax tháng 3 ở Vương quốc Anh
- 0700 GMT - Dự trữ ngoại hối tháng 3 của Thụy Sĩ
- 0900 GMT - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 2 của Eurozone
(giờ VN +7 GMT)
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Các đồng High-beta suy yếu!
Các đồng High-beta đang suy yếu trong phiên hôm nay trong bối cảnh Fed "đánh tiếng" về việc thu hẹp bảng cân đối kế toán trong biên bản FOMC đêm qua.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.15% lên 1.0907 sau khi tụt xuống dưới mốc 1.09.
- Đồng Aussie giảm 0.42% trong khi đồng Kiwi giảm 0.36% xuống 0.6892.
- Tỷ giá USD/JPY không thay đổi nhiều xung quanh mốc 123.67.
Một loạt các quan chức Fed sẽ phát biểu tối nay!
Lúc 20h chủ tịch James Bullard của Fed St. Louis có bài thuyết trình về nền kinh tế và chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ trước một sự kiện do Đại học Missouri tổ chức.
Lúc 1h đêm nay chủ tịch Fed Chicago, Charles Evans và Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic, dự kiến sẽ tham gia vào một cuộc thảo luận trực tuyến do Fed Chicago chủ trì.
Lúc 7h sáng mai chủ tịch Fed New York John Williams phát biểu bế mạc trước sự kiện "Cơ hội rộng mở: Đầu tư vào Doanh nghiệp Xã hội" do Fed New York tổ chức.
Ông Bullard sẽ nhận được sự quan tâm lớn nhất của thị trường với chủ đề bài phát biểu của mình.
Quan chức ECB cho biết NHTW này sẽ đưa ra quyết định vào tháng 6!
Thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel cho biết vào đầu ngày thứ Năm rằng ECB đã đồng ý đưa ra quyết định vào tháng Sáu.
- "Lạm phát có thể ở mức trung bình 6% trong năm nay."
- "Chúng tôi không thể để lạm phát cao kéo dài"
Tóm tắt thị trường phiên Á: USD/JPY giảm nhẹ
Đây là một phiên giao dịch ít biến động.
EUR/USD và cặp Cable ít biến động.
Hai đồng Antipodean giảm xuống dưới mức thấp nhất được thấy vào thứ Tư theo giờ Hoa Kỳ. Dữ liệu kinh tế của Australia trong tháng Hai cho thấy số liệu nhập khẩu cao hơn nhiều so với dự kiến, khiến thặng dư thương mại bị sụt giảm. Đối với số liệu nhập khẩu, hàng tiêu dùng và nhiên liệu/năng lượng là những mặt hàng nhập khẩu chính, một phần nào phản ánh giá cả cao hơn.
USD/CAD tăng nhẹ, trên mức cao hôm thứ Tư theo giờ Mỹ.
Tỷ giá USD/JPY giảm xuống dưới 123.70 và là mức thấp nhất theo giờ Mỹ. Đã có những bình luận từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhưng đều nằm trong dự kiến.
Dầu và vàng ít thay đổi trong phiên.
Quan chức BOJ bảo vệ chính sách nới lỏng của Ngân hàng - đã tạo công ăn việc làm, hỗ trợ hoạt động kinh tế
Shinichi Uchida, là giám đốc điều hành của Ngân hàng trung ương Nhật Bản
- Lãi suất thấp của Nhật Bản phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát giảm
- Các phân tích của BOJ cho thấy lợi suất siêu dài hạn giảm quá mức sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế
- Chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ đã giúp tạo công ăn việc làm, thúc đẩy hoạt động kinh tế
- Lợi ích chính sách nới lỏng của BOJ mang lại đã lan rộng khắp nền kinh tế Nhật Bản
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USD dao động quanh mức mở cửa
Đồng USD sụt giá nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.05% xuống 99.576.
- GBP/USD tăng 0.06% lên 1.3074.
- Cặp EUR/USD tăng 0.14% lên 1.0906.
- Tỷ giá USD/JPY giảm 0.02% xuống 123.71.
- Hai đồng Antipodean đều sụt giá khá mạnh.
- Bitcoin tăng 0.24% lên 43296.99
Anh sẽ gửi xe bọc thép đến Ukraine và quân đội đến các nước láng giềng
Tờ Reuters cho biết:
- Anh đang lên kế hoạch gửi xe bọc thép tới Ukraine, theo tờ The Times.
- Các phương tiện sẽ bị loại bỏ các thiết bị nhạy cảm và quân đội Anh sẽ được gửi đến một quốc gia gần Ukraine để thực hiện huấn luyện,
- Các hỗ trợ khác, bao gồm tên lửa chống tăng và phòng không, sẽ được công bố trong những ngày tới
Cán cân thương mại Úc trong tháng 2: Thặng dư 7.46 tỷ AUD (Thấp hơn nhiều so với kỳ vọng)
Cán cân thương mại của Australia trong tháng 2 đạt thặng dư 7.46 tỷ AUD
- thặng dư dự kiến 12 tỷ AUD
- thặng dư trước đó đạt 12.891 tỷ AUD
Quan chức BOJ: Nếu giá năng lượng tiếp tục tăng, nó sẽ đẩy lạm phát lên cao và làm suy giảm nền kinh tế
Thành viên hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết sẽ mất một thời gian để ổn định lạm phát của Nhật Bản
- Nền kinh tế Nhật Bản có khả năng tiếp tục phục hồi do tác động của đại dịch, hạn chế nguồn cung giảm
- Tác động của đại dịch đối với tiêu dùng, cuộc khủng hoảng Ukraine nằm trong số những rủi ro chính đối với triển vọng kinh tế Nhật Bản
- Nếu giá năng lượng tăng cao hơn, điều đó sẽ đẩy lạm phát lên cao nhưng lại đè nặng lên nền kinh tế
- Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản tăng mạnh lên khoảng 2% từ tháng 4, có thể tăng nhanh hơn nữa tùy thuộc vào biến động giá hàng hóa toàn cầu
- Điều kiện thương mại ngày càng tồi tệ của Nhật Bản do giá năng lượng và nguyên liệu tăng cùng với đồng yên yếu đóng một vai trò rất hạn chế
- Lạm phát Nhật Bản không cao như ở nhiều nước khác
- Lạm phát không bao gồm các yếu tố năng lượng vẫn ở mức rất thấp ở Nhật Bản
- Quan trọng nhất đối với BOJ là duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ hiện tại
- Sẽ cần một thời gian đáng kể để ổn định lạm phát và đạt mục tiêu BOJ đề ra
- Giá năng lượng có thể sẽ vẫn tăng trong một thời gian, làm tăng tính bền vững của lạm phát toàn cầu
- Nền kinh tế toàn cầu trải qua lạm phát do chi phí đẩy điển hình, điều này làm tổn hại đến hoạt động kinh tế