Tín hiệu cắt giảm lãi suất của Fed: Yếu tố quyết định giữ đà tăng trưởng cổ phiếu

Tín hiệu cắt giảm lãi suất của Fed: Yếu tố quyết định giữ đà tăng trưởng cổ phiếu

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:47 19/08/2024

Phố Wall đang kỳ vọng rằng Chủ tịch Jerome Powell sẽ xác nhận việc cắt giảm lãi suất trong cuộc họp thường niên của Fed tại Jackson Hole. Nhưng khi cuộc tranh luận chuyển từ "liệu họ có cắt giảm hay không?" sang "liệu họ sẽ cắt giảm đến mức nào?" — các nhà giao dịch chứng khoán có thể sẽ không hài lòng.

Eric Beiley, giám đốc điều hành quản lý tài sản tại Steward Partners Global Advisory cho biết: "Nếu các trader nghe thấy việc cắt giảm lãi suất sắp diễn ra, cổ phiếu sẽ phản ứng tích cực. Tuy nhiên nếu họ không nghe thấy điều họ kỳ vọng, điều đó sẽ gây ra một đợt bán tháo lớn".

Đây là thách thức đối với các nhà quản lý tiền tệ, họ vừa mới lao vào đầu tư cổ phiếu Big Tech, thúc đẩy Chỉ số S&P 500 tăng cao hơn bao giờ hết. Thị trường hoàn toàn kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới vào tháng 9. Nhưng Powell có thể dễ dàng giữ im lặng về thời điểm cắt giảm lãi suất khi ông phát biểu vào thứ Sáu. Điều này phù hợp với tính cách của ông khi thực hiện cách tiếp cận thận trọng, không tiết lộ nhiều về định hướng chính sách.

Beiley cho biết: "Thị trường rất tự tin rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra rất sớm. Sẽ là một bất ngờ lớn nếu Powell không khẳng định điều này".

"Bất ngờ" này có thể đe dọa làm đảo ngược sự phục hồi dữ dội 3.3 nghìn tỷ USD của S&P 500 sau khi nỗi sợ tăng trưởng toàn cầu vào đầu tháng 8 gây ra đợt bán tháo tồi tệ nhất trong năm. Kể từ đó, phe mua đã giành lại quyền kiểm soát, cổ phiếu Mỹ đang có chuỗi bảy phiên tăng giá khi các nhà đầu tư đổ 5.5 tỷ USD vào các tài sản này.

Nhưng một số chuyên gia Phố Wall đang cảnh báo các nhà đầu tư không nên mong đợi nhiều từ những phát biểu của Powell.

“Nhìn vào các bài phát biểu trước đây tại Jackson Hole, có vẻ như chúng ta sẽ không nhận được những nhận xét mang tính chắc chắn từ Powell”, Tom Hainlin, chiến lược gia đầu tư quốc gia tại US Bank Wealth Management cho biết.

Theo Bill Dudley, chuyên gia viết bài cho Bloomberg Opinion, chủ tịch Fed có thể sẽ ám chỉ rằng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ không còn cần thiết nữa. Nhưng ông không mong đợi Powell sẽ báo hiệu mức độ của đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, đặc biệt là vì có báo cáo việc làm vào ngày 6/9 để họ xem xét trước khi đưa ra quyết định chính sách tiếp theo vào ngày 18/9.

Stephanie Lang, giám đốc đầu tư tại Homrich Berg cho biết “Những tuyên bố của ông ấy rất quan trọng. Nếu ông ấy gây sốc cho thị trường và tỏ ra hawkish, cổ phiếu sẽ phản ứng tiêu cực”.

Các trader hoàn toàn mong đợi một đợt cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo của Fed. Nhưng họ không chắc chắn về mức độ nới lỏng. Do trong những ngày tới có rất ít quan chức Fed dự kiến phát biểu, nên bài phát biểu của Powell trở nên cực kỳ quan trọng. Đây là lý do tại sao các nhà giao dịch quyền chọn kỳ vọng S&P 500 sẽ dao động hơn 1%.

Mặc dù vậy, Phố Wall vẫn đang hy vọng rằng những tin xấu đã qua, S&P 500 chỉ cách mức cao nhất mọi thời đại 2%. Các trader dự đoán trong thời gian tới, thị trường sẽ bình ổn trở lại, họ đã đặt nhiều quyền chọn để hưởng lợi nếu chỉ số VIX giảm. Mức độ quan tâm của họ đối với các quyền chọn này đã gần đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2022, điều này cho thấy rằng họ tin rằng thị trường sẽ ổn định thay vì biến động mạnh.

Tất nhiên, kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào tháng 9 đã giảm bớt khi có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế phục hồi, các trader hiện đang định giá Fed sẽ cắt giảm khoảng 30 bps lãi suất vào tháng tới.

Hainlin, công tác tại BofA cho biết: “Chúng tôi muốn biết lộ trình lãi suất của Fed thực sự trông như thế nào, liệu họ có hành động tại mọi cuộc họp sắp tới hay không, hay họ vẫn phụ thuộc vào dữ liệu việc làm và lạm phát. Nhưng Chủ tịch Powell có lẽ sẽ không nói như vậy. Nhiều khả năng là điều này sẽ được bàn luận tại cuộc họp của Fed vào tháng 9”.

Thông thường, một bài phát biểu của Chủ tịch Fed tại hội nghị Jackson Hole không có tác động lớn đến thị trường chứng khoán, trừ khi bài phát biểu này được đưa ra trước một sự thay đổi quan trọng trong chính sách tiền tệ, như tình hình hiện tại. Khi có sự thay đổi chính sách lớn sắp diễn ra, bài phát biểu sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn vì nó có thể dự báo những điều chỉnh đáng kể về lãi suất và ảnh hưởng đến thị trường. Kể từ năm 2000, chỉ số S&P 500 đã tăng trung bình 0.4% trong tuần sau khi hội nghị kết thúc, cho thấy một xu hướng tăng nhỏ sau sự kiện này.

Trong bài phát biểu của Jerome Powell vào tháng 8/2022, ông cảnh báo rằng Fed sẽ phải duy trì chính sách thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Cảnh báo này đã khiến thị trường lo lắng và dẫn đến một đợt bán tháo mạnh. Ngay trong ngày Powell phát biểu, cổ phiếu đã giảm 3.4%, và trong tuần tiếp theo, cổ phiếu tiếp tục giảm thêm 3.3%. Điều này cho thấy các nhà giao dịch rất nhạy cảm với các tín hiệu từ Fed về lãi suất, đặc biệt là khi chính sách thắt chặt được duy trì.

Các nhà đầu tư hiện đang hy vọng rằng Fed đã thành công trong việc hạ cánh mềm, tức là kiểm soát lạm phát mà không làm nền kinh tế gặp khó khăn nghiêm trọng. Trước đây, khi Powell cảnh báo về việc duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, thị trường đã phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, lần này, vì các nhà đầu tư tin rằng Fed đã đạt được mục tiêu mà không gây ra tác động xấu lớn, họ kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi mạnh mẽ và có đà tăng trưởng tốt sau khi Fed giảm lãi suất.

Với ba cuộc họp chính sách còn lại trong năm 2024, các nhà giao dịch đang đặt cược rằng Fed sẽ phản ứng với các dấu hiệu suy yếu của thị trường lao động bằng cách cắt giảm lãi suất khi lạm phát giảm trở lại mức mục tiêu 2%. Lạm phát cơ bản đã giảm trong tháng thứ tư liên tiếp, trong khi dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh mẽ cho thấy chi tiêu của người Mỹ vẫn ổn định, điều này sẽ cho phép các quan chức theo đuổi chính sách ít quyết liệt hơn.

Lang, một quan chức tại Homrich Berg cho biết: “Powell không cần phải làm thị trường lo sợ. Ông ấy cần mang lại sự tự tin rằng lạm phát đang giảm dần và các quan chức cảm thấy thoải mái khi đưa lãi suất từ mức thắt chặt đến mức trung lập hơn.”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ