Tín hiệu thế kỷ xuất hiện báo hiệu cuộc đại khủng hoảng quay trở lại?

Tín hiệu thế kỷ xuất hiện báo hiệu cuộc đại khủng hoảng quay trở lại?

10:38 23/05/2020

Một tín hiệu mới chỉ được bắt gặp 1 lần duy nhất trong lịch sử đã xuất hiện trở lại trên thị trường tài chính toàn cầu, báo hiệu những rắc rối nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu

Tín hiệu đó là gì?

Tỉ lệ giá vàng/giá bạc đã chính thức phá qua đỉnh của mọi thời đại

Cụ thể, tỷ lệ này đã tăng lên tới mức cần tới 125 oz bạc để mua một oz vàng vào tháng 3, giữa cơn hoảng loạn của coronavirus. Mặc dù tỷ lệ này đã trở lại mức gần 100 tại thời điểm của bài viết này, tuy nhiên vẫn ở trên vùng kháng cự cao mọi thời đại trước đó. Dưới đây chúng tôi hiển thị tỷ lệ giá vàng/bạc hàng quý từ năm 1940:

Tỷ lệ Gold/Silver phá đỉnh mọi thời đại

Vậy đâu là thời điểm gần nhất tỷ lệ này đạt tới mức đỉnh mọi thời đại. Đó chính là khi cuộc Đại Suy thoái bắt đầu, năm 1930.

Cơn sốt đầu cơ 1929

Hãy cùng quay ngược thời gian, trở lại thập niên 1920.

Những năm thập niên 1920, hay còn được biết đến như “The roaring 20s”, là thời kỳ đổi mới công nghệ lớn trên toàn thế giới. Việc sử dụng điện rộng rãi ở các khu vực đô thị, phát sóng vô tuyến thương mại và tên lửa nhiên liệu lỏng chỉ là một số trong những tiến bộ khoa học kĩ thật diễn ra trong thập niên 1920, và đã ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của chúng ta.

Và dĩ nhiên, trong suốt thập kỷ này, thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt, phản ánh những tiến bộ về năng suất này.

Tuy nhiên, vào cuối thập niên 20, thị trường chứng khoán, vốn là thước đo cho sự tăng trưởng năng suất công nghiệp, đã biến thành một cơn sốt đầu cơ. Các nhà đầu tư đổ xô đi mua cổ phiếu mà không hề bận tâm đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, mong muốn thu lại những khoản lợi nhuận chớp nhoáng trên một thị trường dường như không thể giảm. Mỗi đợt mua này lại châm ngòi cho những đợt mua điên cuồng tiếp theo, và lòng tham thống trị tâm lý của những người tham gia thị trường vào cuối năm 1929:

Cơn sốt đầu cơ 1920s khiến chứng khoán tăng mạnh

Sự sụp đổ năm 1929

Tất nhiên, không có gì có thể tăng mãi mãi. Sau khi những nhà đầu cơ cuối cùng bị cuốn vào mớ bong bóng tài sản, vào tháng 10 năm 1929, thị trường chứng khoán sụp đổ, giảm gần 48% chỉ trong vòng 2 tháng.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán xuất hiện khắp các mặt báo

1930: Liệu điều tồi tệ nhất đã qua?

Bất chấp sự hoảng loạn vào cuối năm 1929, đến tháng 4 năm 1930, thị trường chứng khoán đã phục hồi hơn 50% và thực sự nhiều người trên thế giới tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua. Thậm chí có thể trích dẫn 1 câu nói của chính Tổng thống Herbert Hoover vào tháng 5 năm 1930:

"Dẫu cho sự sụp đổ mới chỉ diễn ra sáu tháng trước, tôi tin rằng chúng ta đã vượt qua điều tồi tệ nhất và với sự đoàn kết nỗ lực, chúng ta sẽ nhanh chóng phục hồi. Có một điều chắc chắn ... đó chính là sự thịnh vượng."

Chúng ta hãy cùng quan sát chỉ số Trung bình công nghiệp Dow Jones hai năm sau đó. Liệu có phải điều tồi tệ nhất đã trôi qua như Tổng thống Hoover dự đoán?

Rõ ràng, Hoover và những người lạc quan khác đã sai lầm một cách đau đớn.

Thị trường chứng khoán phục hồi cuối năm 2019

Liệu đã có 1 tín hiệu cảnh báo?

Có khi nào đã xuất hiện một tín hiệu cảnh báo vào đầu năm 1930 rằng có lẽ Tổng thống Hoover đã sai, và những tổn thất khủng khiếp hơn nữa vẫn đang ẩn mình? Rốt cuộc, những nhà đầu tư đã bán cổ phiếu vào đợt phục hồi năm 1930 đã tránh được sự sụp đổ thêm 84% trong hai năm tiếp sau đó.

Trên thực tế, đã có một tín hiệu cảnh báo như vậy, nếu người ta chú ý: tỷ lệ giá vàng/bạc, hoặc số ounce bạc cần thiết để mua một ounce vàng, đã vượt lên mức cao mới mọi thời đại.

Tỷ lệ giá vàng/bạc trước năm 1930

Từ năm 1895 đến 1929, tỷ lệ giá vàng/bạc dao động trong khoảng từ 17 đến 40 ounce bạc cần thiết để mua một ounce vàng. Tất nhiên, tại thời kỳ bản vị vàng, giá trị đồng đô la Mỹ được gắn với vàng, với tỷ giá được duy trì chỉ hơn 20 đô la mỗi ounce.

Tỷ lệ Gold/Silver giai đoạn 1895-1929

Do đó, những thay đổi về tỷ lệ giá vàng và bạc chủ yếu phản ánh những thay đổi về giá bạc. Khi bạc tăng giá do lạm phát, tỷ lệ bị đẩy xuống thấp hơn. Ngược lại, khi bạc giảm giá do điều kiện giảm phát, tỷ lệ tăng.

Điều quan trọng cần lưu ý là cho đến thời điểm trước năm 1930, tỷ lệ này chưa bao giờ tăng lên trên 40 trong lịch sử của nền văn minh nhân loại. Cho đến năm 1929, 40 là một mức luôn có nghĩa là các lực lượng giảm phát đã đánh mất ưu thế, và lạm phát sẽ trở lại.

Năm 1930, một điều chưa từng xảy ra: lần đầu tiên tỷ lệ đã vượt quá 40

Gold/Silver phá đỉnh năm 1930

Ý nghĩa của sự bứt phá

Tỷ lệ vàng/bạc giống như một thước đo cho sức khỏe tài chính của thế giới. Khi tỷ lệ này tăng, nó biểu thị rằng bạc - có vai trò kép về tiền tệ và công nghiệp - đang mất giá trị so với vàng – thứ kim loại quý đơn thuần đóng vai trò về mặt tiền tệ.

Nói cách khác, khi tỷ lệ này tăng chúng ta đang thấy rằng tài sản công nghiệp đang bị mất giá so với tài sản tiền tệ. Và khi kim loại công nghiệp bị ảnh hưởng, bạn nên tin rằng chính bản thân ngành công nghiệp đang lao đao.

Hệ quả của sự giảm tốc trong sản xuất công nghiệp

Khi các bánh xe của ngành công nghiệp ngừng quay, sự giảm phát thường là hệ quả tất yếu, do sự giảm giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt câu hỏi: hàng hóa và dịch vụ mất giá so vơi gì? Rõ ràng là so với tiền, tất nhiên! Hãy nhớ rằng vào năm 1930, vàng được dùng làm tài sản cơ sở cho đồng đô la, và những gì chúng ta được chứng kiến ​​vào đầu năm 1930 về tỷ lệ giá vàng/bạc là một lời cảnh báo rằng tình trạng giảm phát nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ sắp xảy ra.

Nói cách khác: Đại suy thoái chỉ mới bắt đầu. Liệu đây có phải tín hiệu cảnh báo chính xác? Bạn hãy tự đánh giá.

Dowjone tiếp tục giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo

Trở lại thời điểm hiện tại

Tín hiệu tương tự thời điểm đầu của cuộc Đại suy thoái vừa xuất hiện trở lại - tỷ lệ giá vàng / bạc, vào tháng 3 năm 2020, đã vượt lên mức cao mọi thời đại mới.

Sự khác biệt duy nhất giữa tín hiệu năm 1930 và 2020? Hiện tại tỷ lệ này đã bứt phá sau 1 giai đoạn tích lũy kéo dài tới 80 năm (1940 - 2020), trong khi vào năm 1930, chỉ mất 35 năm (1895 - 1930) để tỷ lệ này tạo lập đỉnh.

Tỷ lệ Gold/Silver chính thức phá đỉnh sau 80 năm

Nói cách khác: lần này tín hiệu rõ ràng và đáng ngại hơn nhiều so với thời điểm năm 1930.

Tín hiệu này dự báo điều gì?

Giảm phát nghiêm trọng trước mắt - mặc dù chúng ta không thể chắc chắn về lý do tại sao nó sẽ xuất hiện. Nó có thể do 1 làn sóng thứ hai của coronavirus đến vào mùa thu này sẽ tồi tệ hơn nhiều so với làn sóng đầu tiên. Nó có thể bắt nguồn từ tình trạng đóng cửa nền kinh tế trên toàn thế giới sẽ còn nghiêm trọng hơn dự báo. Nó cũng có thể là một cái gì đó chúng ta thậm chí không thể lường trước tại thời điểm này.

Hãy nhớ rằng, ngay cả Tổng thống Hoa Kỳ cũng không thể biết trước được rằng cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước này sắp bắt đầu vào năm 1930.

Tuy nhiên, cuối cùng, mục tiêu của chúng tôi không phải là dành hàng giờ để tranh luận về nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế - mà đơn thuần là bảo vệ bản thân và tìm cách kiếm tiền trong thời gian này.

Kiếm tiền trong cuộc Đại suy thoái

Vậy tài sản nào đã tăng giá trong bối cảnh mức sụt giảm 90% của Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã châm ngòi cho cuộc Đại suy thoái?

Vàng

Năm 1933, Tổng thống Roosevelt ra lệnh quốc hữu hóa vàng, từ bỏ chế độ bản vị vàng. Sau đó, ông định giá lại nó cao hơn 75%, trên thực tế là phá giá đồng đô la Mỹ bằng một số tiền tương đương. Thay vì chỉ tốn hơn 20 đô la cho một ounce vàng, Roosevelt tuyên bố nó sẽ có giá trị 35 đô la. Đó là một khoản lợi nhuận béo bở 75% cho những cá nhân bất tuân pháp luật, từ chối giao nộp vàng. (Theo hầu hết các nhà sử học, rất ít người từng bị truy tố bởi hành động này.) Quan trọng hơn, mức tăng 75% đó chắc chắn tốt hơn nhiều so với mức giảm 50% của bất động sản trong cuộc Đại suy thoái, hay sự sụt giảm thảm khốc hơn 90% của các cổ phiếu trong giai đoạn này.

Những cá nhân sở hữu vàng có thể đã kiếm được một loạt tài sản chất lượng với giá hời sau vụ sụp đổ 1929 - 1932.

Đừng đánh giá thấp tín hiệu này

Tín hiệu tương tự xuất hiện vào đầu năm 1930 vừa xuất hiện lần thứ hai trong lịch sử.

Tỷ lệ giá vàng / bạc đã phá vỡ mức đỉnh mọi thời đại trước đó, chính xác như nó đã làm trong làn sóng đầu tiên của Đại suy thoái. Một lần nữa như trong cuộc Đại suy thoái, hầu hết đều tin rằng điều tồi tệ nhất đã bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, tỷ lệ vàng / bạc đang lớn tiếng báo hiệu rằng có điều gì đó không ổn sau những nỗ lực phục hồi nhanh chóng được thấy trên thị trường toàn cầu trong hai tháng qua.

Trong khi thế giới đã là một nơi rất khác so với hồi năm 1930, các tín hiệu tỷ lệ luôn có những cách cắt xuyên qua những sự khác biệt về bối cảnh thời gian. Các tỷ lệ là các những dữ liệu không có cảm xúc, chỉ đơn giản cho biết liệu ngành công nghiệp đang chới với hay phát triển mạnh. Và vào tháng 3 năm 2020, tín hiệu này nhắc lại một cách rõ ràng và lạnh lùng rằng ngành công nghiệp đang sống thoi thóp dựa trên những sự hỗ trợ tài chính. Liệu cổ phiếu có thể giảm 84% một lần nữa từ thời điểm này, như nó đã làm vào đầu năm 1930? Có thể.

Tuy nhiên, chúng ta hãy nhớ rằng đồng đô la Mỹ không còn được hỗ trợ bởi vàng, và vì vậy chính phủ không cần phải định giá lại giá vàng như năm 1933. Lần này, thị trường tự do hoàn toàn có thể tự làm điều đó.

Kết luận

Các nhà đầu tư thận trọng không nên bỏ qua tín hiệu xuất hiện hai lần mỗi thế kỷ, chưa từng xuất hiện kể từ khi cuộc Đại suy thoái bắt đầu.

Nhà đầu tư thận trọng nên sở hữu vàng.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ