“Tôi đã đi xin việc suốt nửa năm nay", tâm sự của người trẻ Trung Quốc hé lộ một bức tranh kinh tế u ám

“Tôi đã đi xin việc suốt nửa năm nay", tâm sự của người trẻ Trung Quốc hé lộ một bức tranh kinh tế u ám

23:43 29/05/2023

Doanh số bán bất động sản, sản lượng công nghiệp và tiêu thụ yếu làm suy giảm niềm tin vào đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.

Tương lai nào đang chờ đợi nền kinh tế Trung Quốc?
Tương lai nào đang chờ đợi nền kinh tế Trung Quốc?

Một loạt dữ liệu kinh tế đáng thất vọng đã làm giảm kỳ vọng về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay.

Đối với Anna Li, năm nay là năm tồi tệ nhất để đi kiếm việc làm ở Trung Quốc, thậm chí khó hơn nhiều so với giai đoạn đại dịch.

“Tôi đã đi xin việc suốt nửa năm nay. Tôi thực sự kiệt sức trong khi vẫn chưa kiếm được công việc nào”, một nữ cử nhân 25 tuổi đến từ tỉnh Sơn Đông , đồng thời cho biết thêm rằng ngay cả khi cô có được một vị trí, mức lương cho các công việc văn phòng thường không đủ sống.

5 năm trước, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng đáng kể để giúp cho nhiều sinh viên mới ra trường kiếm được công việc tốt. Nhưng giờ triển vọng việc làm đã suy giảm do đà phục hồi kinh tế không thể bứt phá mặc dù đã trải qua 6 tháng kể từ khi chính quyền Bắc Kinh gỡ bỏ chính sách zero-COVID của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Dữ liệu gần đây cho thấy sản xuất công nghiệp và lợi nhuận, doanh số bán bất động sản và tăng trưởng tín dụng đều không đạt được như dự báo của các nhà phân tích trong tháng 4 và đầu tháng 5. Điều này khiến cho niềm tin vào triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suy giảm.

Động lực tăng trưởng chậm lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường, trong đó giá các loại hàng hóa như quặng đồng và quặng sắt sụt giảm, chứng khoán giảm và đồng NDT suy yếu so với đồng USD. Chi tiêu tiêu dùng, ban đầu tăng mạnh sau khi các biện pháp kiểm soát do COVID-19 được nới lỏng vào đầu năm nay, giờ cũng giảm do viễn cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm.

Hui Shan, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Goldman Sachs, cho biết: ““Lòng tin là một vấn đề lớn”. “Đối với người tiêu dùng, họ lo lắng về tương lai và không thực sự muốn tiêu tiền. Đầu tư trong khu vực tư nhân cũng đang suy yếu. Khi nói chuyện với các doanh nghiệp, họ vẫn do dự khi đem tiền đầu tư.”

Những chấn động xảy ra chỉ vài tháng sau khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc áp dụng giọng điệu hòa giải với hy vọng củng cố.

Những diễn biến trên xuất hiện chỉ vài tháng sau khi các nhà hoạch định chính sách áp dụng hướng tiếp cận hài hòa hơn, với niềm tin kinh doanh để khởi động lại cỗ máy kinh tế của đất nước sau ba năm hạn chế đại dịch khiến hoạt động bị đình trệ.

Họ cũng công bố một dự báo tăng trưởng thận trọng sau thành kết quả đáng thất vọng vào năm ngoái, khi nền kinh tế chỉ tăng trưởng 3%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, do bị ảnh hưởng bởi các đợt đóng cửa lẻ tẻ, thị trường bất động sản sụp đổ và lệnh hạn chế đi lại. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc có một khởi đầu thuận lợi hơn trong năm nay, với GDP tăng 4.5% trong quý đầu tiên nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu và doanh số bán lẻ. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, triển vọng tăng trưởng đã suy yếu, đặc biệt là trên thị trường bất động sản với nhiều dấu hiệu mong manh. Doanh số bán hàng trong tháng 4 giảm 63% so với năm 2019, sau mức giảm 95% trong tháng 3, theo công ty nghiên cứu Gavekal.

Khủng hoảng tài sản đã lan sang sản xuất công nghiệp, vốn đã giảm trong tháng 4 so với số liệu năm 2019 được điều chỉnh theo mùa do nhu cầu xi măng, thủy tinh và các hàng hóa khác giảm. Tiêu dùng hộ gia đình, một trong những động lực chính của đà phục hồi, cũng suy yếu. Động lực tăng trưởng kinh tế suy giảm cũng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ, hiện đã lên mức cao kỷ lục 20,4% trong tháng trước.Khủng hoảng tài sản đã lan sang sản xuất công nghiệp, vốn đã giảm trong tháng 4 so với số liệu năm 2019 được điều chỉnh theo mùa do nhu cầu xi măng, thủy tinh và các hàng hóa khác giảm. Tiêu dùng hộ gia đình, một trong những động lực chính của đà phục hồi, cũng suy yếu.

Động lực tăng trưởng kinh tế suy giảm cũng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ, hiện đã lên mức cao kỷ lục 20.4% trong tháng trước.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ đang trở thành một vấn đề lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhưng bức tranh tổng thể về thị trường lao động lại có khởi sắc, theo các nhà kinh tế học.

Theo Citi, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm xuống 5.2% trong tháng 4, với số lượng việc làm của những người lao động nhập cư, những người làm nhân viên cho các nhà máy của Trung Quốc, tăng 3.1% so với mức trước Covid trong quý đầu tiên.

Một số nhà phân tích cho rằng, khi thị trường việc làm rộng lớn đang được củng cố, thị trường tiêu dùng và bất động sản sẽ bứt tốc trong những tháng tới.

Gavekal cho biết: “Động cơ phục hồi tiêu dùng vẫn nguyên vẹn - thị trường lao động khởi sắc sẽ làm tăng thu nhập, từ đó tăng tiêu thụ hộ gia đình trong những quý tới.”

Đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, câu hỏi đặt ra là liệu sự trì trệ trong tăng trưởng gần đây chỉ là tình trạng nhất thời hay chính phủ cần phải vào cuộc và tăng cường biện pháp hỗ trợ, Robin Xing, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Morgan Stanley cho biết.

Ông Xing cho biết các quan chức Trung Quốc sẽ chờ đợi để theo dõi hoạt động sản xuất trong vòng 2 tháng trước khi đưa ra quyết định. Các biện pháp kích thích có thể được Bắc Kinh đưa ra dưới dạng tiền trợ cấp mua phương tiện, nới lỏng một số hạn chế đối với mua bất động sản và rót vốn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Các chuyên gia dự báo, Bắc Kinh vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% cho năm 2023, do mức cơ sở thấp so với năm ngoái, khi chính quyền phong tỏa Thượng Hải, thành phố lớn nhất của Trung Quốc và các đô thị khác trong nhiều tháng liên tục.

Theo ông Xing, Chính phủ sẽ không để cho đà tăng trưởng tụt xuống dưới 5% - do điều này có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp dài hạn và gây ra nhiều vấn đề xã hội.

Dù định hướng chính sách là gì, đối với giới trẻ Trung Quốc, 2023 vẫn là một năm ảm đạm. Các nhà phân tích cho biết những thay đổi trong các ưu tiên của chính phủ, chẳng hạn như chuyển hướng sang sản xuất phần cứng điện tử và kỹ thuật, và chuyển dịch khỏi các nền tảng tài chính và internet, đã làm thay đổi thị trường lao động và khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp.

Christina Liu, một sinh viên ở độ tuổi 20 đến từ tỉnh Hồ Nam phía nam, đã quyết định theo đuổi bằng tiến sĩ sau khi cô không thể tìm được việc làm sau khi lấy bằng thạc sĩ. Cô ấy đang học ở Hồng Kông nhưng cho biết nhiều bạn bè của cô ấy đang phải vật lộn để tìm việc làm hoặc thay đổi công việc.

“Một số người muốn từ chức nhưng họ không thực sự dám làm điều đó khi chưa có công việc khác,” Liu nói.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ