Trung Quốc sẽ đón nhận "chiến tranh thương mại thứ hai" dưới thời Trump 2.0?

Trung Quốc sẽ đón nhận "chiến tranh thương mại thứ hai" dưới thời Trump 2.0?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

08:19 20/01/2025

Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ tái diễn những căng thẳng và bất ổn từ nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của Donald Trump, nhưng lần này là với một nền kinh tế yếu hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu so với thời kỳ chiến tranh thương mại đầu tiên với Mỹ.

Năm ngoái, thặng dư thương mại kỷ lục gần 1,000 tỷ USD của Trung Quốc chiếm hơn 5% GDP, mức cao nhất kể từ năm 2015. Thặng dư này đóng góp gần một phần ba tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đạt mức cao nhất kể từ năm 1997, theo dữ liệu được công bố tuần trước.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc chạm đỉnh kể từ năm 2015

Sự phụ thuộc này làm gia tăng thêm các thách thức lớn mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang đối mặt, bao gồm giảm phát kéo dài, nhu cầu tiêu dùng yếu, suy thoái bất động sản kéo dài và đồng nội tệ chịu áp lực lớn. Lợi suất trái phiếu hiện cũng cho thấy thị trường dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục suy yếu.

Để chống lại những thách thức này, Bắc Kinh có khả năng sẽ tăng cường phát hành TPCP trong năm nay để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng. Tuy nhiên, xu hướng bảo hộ gia tăng tại Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác có thể đe dọa một trong những động lực tăng trưởng đáng tin cậy nhất của Trung Quốc.

Ông Trump và ông Tập đã có cuộc điện đàm vào thứ Sáu, thảo luận về các vấn đề như thương mại, Đài Loan và TikTok, khi Trump chuẩn bị quay lại Nhà Trắng. Tổng thống đắc cử mô tả cuộc gọi là “rất tốt”, nhưng ông và chính quyền sắp tới đã làm rõ rằng họ có kế hoạch tiếp tục gây áp lực mạnh mẽ với Bắc Kinh về thương mại, bao gồm cả việc sử dụng thuế quan. Ngoài ra, tờ Global Timescho biết Trump đã bày tỏ ý định thăm Trung Quốc trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ thứ hai.

“Năm ngoái, điểm sáng lớn nhất của nền kinh tế là xuất khẩu”, ông Jacqueline Rong, nhà kinh tế trưởng tại BNP Paribas SA nhận định. “Điều này đồng nghĩa với việc vấn đề lớn nhất năm nay sẽ là thuế quan từ Mỹ.”

Theo kịch bản cơ sở của BNP Paribas, ông Trump sẽ áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Liên minh Châu Âu và các thị trường mới nổi có tăng rào cản thương mại nhắm vào Trung Quốc hay không.

Sau khi đắc cử vào tháng 11, ông Trump tuyên bố sẽ tăng thuế lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thêm 10% so với mức thuế hiện tại. Đôi khi, ông còn ám chỉ sẽ áp dụng các mức thuế cao hơn nữa sau khi nhậm chức vào thứ Hai tới.

Đáp lại, các công ty đã đẩy nhanh nhập khẩu, gia tăng mua hàng từ Trung Quốc trong những tháng cuối năm ngoái, có khả năng làm tăng nhu cầu trước thời hạn. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã xuất khẩu gần 50 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ trong tháng 12, mức cao nhất trong một tháng kể từ giữa năm 2022. Một sự giảm nhiệt có thể xảy ra tiếp theo, do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán diễn ra muộn hơn trong tháng này.

Sự đa dạng hóa thương mại

Các mức thuế của Mỹ trong bảy năm qua đã thúc đẩy một số công ty chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc hoặc tìm nguồn cung ứng từ nơi khác. Hiện nay, các công ty Mỹ chỉ mua chưa đến 15% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc, giảm từ 19% vào cuối năm 2017. Dù nhiều người kỳ vọng rằng một phần sản xuất sẽ quay về Mỹ, hầu hết đã chuyển sang các thị trường như Việt Nam, quốc gia hiện đang nhận lượng linh kiện điện tử từ Trung Quốc ở mức kỷ lục để lắp ráp thành sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ vượt quá nửa nghìn tỷ USD vào năm 2024

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng lên mức kỷ lục vào năm ngoái, cũng như xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Nếu xét theo cán cân thương mại song phương, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ hiện đứng thứ ba, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Mặc dù xuất khẩu trực tiếp của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm nhẹ về tầm quan trọng trong bốn năm qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn là nguồn cầu cuối cùng quan trọng nhất cho Trung Quốc, mua hàng hóa trị giá hơn nửa nghìn tỷ USD năm ngoái, tương đương gần 3% GDP của Trung Quốc.

Hàng hóa sản xuất của Trung Quốc vẫn chủ yếu được xuất khẩu sang phương Tây

Nghiên cứu mới từ Bloomberg Economics xác nhận rằng, mặc dù cả hai quốc gia tuyên bố đã đa dạng hóa thương mại, Mỹ vẫn là điểm đến đơn lẻ lớn nhất cho giá trị gia tăng sản xuất của Trung Quốc.

Lệnh trừng phạt và thuế quan

Nếu Mỹ áp đặt các khoản thuế mới lên Trung Quốc, Bắc Kinh có thể đáp trả bằng cách áp thuế ngược lại, như từng thực hiện trước đây. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng thêm nhiều công cụ trả đũa mới, như lệnh cấm xuất khẩu một số kim loại sang Mỹ và lệnh trừng phạt hơn một tá công ty quốc phòng Mỹ trong tháng qua.

“Trung Quốc sẽ ngày càng “hung hăng” hơn trong việc kiểm soát xuất khẩu”, ông Alex Capri, tác giả của cuốn Techno-Nationalism: How It’s Reshaping Trade, Geopolitics and Society, nhận định. “Tăng trưởng mạnh mẽ của họ trong năm 2024, bất chấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu từ Mỹ, có thể khiến họ tự tin triển khai thêm nhiều biện pháp kiểm soát và hạn chế xuất khẩu đối với các khoáng sản quan trọng, nam châm, pin và các mặt hàng khác.”

Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng mua ít hàng hóa từ Mỹ hơn và tăng cường nhập khẩu từ Brazil, Nga và các quốc gia thân thiện hơn, như một phần trong nỗ lực kéo dài nhiều năm nhằm đa dạng hóa quan hệ thương mại. Trung Quốc cũng đã ký các hiệp định thương mại với các quốc gia Đông Nam Á và tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, nhưng cũng có thể khiến các biện pháp trả đũa bằng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ kém hiệu quả hơn so với trước đây.

Các công ty Trung Quốc có thể tìm cách chuyển hướng nhiều hàng hóa hơn sang các thị trường khác để bù đắp cho doanh số bị mất ở Mỹ, nhưng không có gì đảm bảo rằng các quốc gia khác sẽ không áp đặt rào cản thuế quan nếu lượng nhập khẩu đột ngột tăng mạnh. Một số quốc gia Nam Mỹ đã áp thuế lên thép Trung Quốc.

Thuế quan từ Bắc Mỹ

Sự trở lại của ông Trump đang thúc đẩy Mexico hành động. Tổng thống Claudia Sheinbaum đã áp thuế nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời cố gắng ngăn Trump áp mức thuế 25% đối với hàng hóa từ Mexico.

Các quốc gia khác cũng đang thực hiện các bước phòng thủ sớm, bao gồm Canada, quốc gia đã công bố mức thuế mới đối với xe điện và kim loại sản xuất tại Trung Quốc vào tháng 9. Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã áp thuế lên xe điện sản xuất tại Trung Quốc.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Bắc Mỹ tiếp tục tăng

Cuối cùng, công cụ hiệu quả nhất mà Bắc Kinh có thể sử dụng có lẽ là một thay đổi cấu trúc đã được đề xuất từ lâu: tập trung vào kinh tế nội địa và thúc đẩy tiêu dùng trong nước để thay thế nhu cầu bị mất đi do chiến tranh thương mại mới với Mỹ.

“Các biện pháp tài khóa, vốn đến nay vẫn được thực hiện một cách rất thận trọng, sẽ là giải pháp hợp lý nhất, đặc biệt là các khoản hỗ trợ kích cầu cho hộ gia đình để tăng tiêu dùng nội địa”, ông Martin Chorzempa, chuyên gia cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington, nhận xét.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hậu nhậm chức, đâu là thách thức thương mại của Trump?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Hậu nhậm chức, đâu là thách thức thương mại của Trump?

Chính quyền Trump trước đây đã đảo ngược lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề thương mại toàn cầu. Chỉ ngay sau đó, Joe Biden đã tăng gấp đôi mức thuế quan, đồng thời bổ sung thêm nhiều chính sách khác liên quan tới ngành công nghiệp. Bây giờ, ''món quà chia tay'' của ông dành cho Trump là một ''phán quyết thương mại'' mới, cụ thể là đối với các lĩnh vực hàng hải, đóng tàu,... trước sự cạnh tranh của Trung Quốc.
Chứng khoán châu Á khởi sắc sau cuộc trò chuyện tích cực giữa Trump và Tập
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán châu Á khởi sắc sau cuộc trò chuyện tích cực giữa Trump và Tập

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau cuộc trò chuyện tích cực giữa Trump và Tập Cận Bình, làm dấy lên kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung. Nhà đầu tư vẫn thận trọng trước nhiệm kỳ thứ hai của Trump, khi ông dự kiến ban hành hàng loạt sắc lệnh tác động đến nhập cư, thuế quan và quy định. Thị trường crypto biến động khi Trump ra mắt token kỹ thuật số, trong khi USD tiếp tục củng cố vị thế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ