Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ

Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ

15:34 24/05/2020

Trung Quốc đang nỗ lực đưa nhân dân tệ trở thành điểm đến yêu thích của các ngân hàng trung ương trên thế giới thế giới bằng nhiều hình thức khác nhau. Và họ đang có lợi thế để đạt được điều đó.

Từ năm 2004 đến 2012, Ngân hàng BNP Paribas đã cố tình thực hiện các giao dịch trị giá 30 tỷ đô la Mỹ tới các quốc gia bị Mỹ cấm vận như Sudan, Cuba và Iran, và sau đó phải hứng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Họ che giấu các giao dịch bằng cách thiết lập các cấu trúc thanh toán đặc biệt, cho phép chúng đi qua các ngân hàng vệ tinh để che giấu nguồn gốc của số tiền. BNP Paribas đã bị khởi tố và sau đó đã phải thừa nhận vi phạm, họ dự kiến phải trả 1.1 tỷ euro (1.2 tỷ đô la) cho Mỹ. Thực tế, BNP Paribas đã bị chính quyền Mỹ phạt 8.9 tỷ đô la vào năm 2014, và vụ việc đã leo thang lên mức căng thẳng ngoại giao.

Hình 1: Một số ngân hàng khác bị phạt vì vi phạm luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Mỹ

BNP ngay lập tức phải tuân thủ luật chơi. Họ trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên chuyển bộ phận giám sát an ninh của các giao dịch bằng đồng đô la từ châu Âu sang Mỹ. Nhiều nhân viên đã bị mất việc và bộ phận tuân thủ pháp chế của họ đã được thay máu. Nhưng mức án vẫn được coi là nhẹ, vì BNP đã tránh được nguy cơ bị cấm vĩnh viễn hoạt động thanh toán bù trừ bằng đồng đô la Mỹ, điều được coi như là án tử với hoạt động cho vay quốc tế. Jean Lemierre, chủ tịch của BNP đã nói: “Ngân hàng nhà nước tạo ra tiền, và tiền lại là một loại hàng hóa có chủ quyền…Hoa Kỳ là người ra quyết định những gì chúng ta được phép làm với đồng đô la Mỹ”.

Nước Mỹ nắm giữ sức mạnh hơn các quốc gia khác vì đồng tiền của họ là trung tâm của hệ thống tiền tệ thế giới. Trong các loại tiền tệ quốc tế, đồng bạc xanh đều được xếp thứ hạng cao trong ba vai trò của tiền tệ: là phương tiện trao đổi, thước đo giá trị và cất trữ giá trị. Hầu hết các hợp đồng hàng hóa đều được ghi giá trị bằng đồng USD. Đồng đô la đại diện cho một nửa nhu cầu ngoại tệ liên ngân hàng xuyên biên giới, là tiền tệ đại diện cho hoạt động thanh toán quốc tế và 62% dự trữ của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Sức hấp dẫn của nó không thể nào bị giảm sút bởi bất kì hành động nào từ Mỹ. Mọi người đổ xô đi mua đô la trong vụ khủng hoảng nợ dưới chuẩn, mặc dù Phố Wall là thủ phạm gây ra nó. Thế giới đã làm điều đó một lần nữa vào tháng 3 mặc dù Mỹ đã bị vỡ trận trong trận chiến với Covid-19.

Khám phá lợi thế mà một đồng tiền quốc tế mang lại

Tuy nhiên, thật đáng quan ngại nếu Mỹ quá ảo tưởng vào sức mạnh và vị trí độc tôn của đồng đô la. Nhận thức được lợi thế khi nắm trong tay quyền phát hành một loại tiền tệ quốc tế, Trung Quốc đang rất quan tâm tới vấn đề này. Thận trọng để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ, đó là phương pháp tiếp cận của Trung Quốc. Và họ đang có một con át chủ bài lớn: mở cửa thị trường trái phiếu trị giá 13 nghìn tỷ đô la, chiếm 51% tổng số trái phiếu do các nền kinh tế mới nổi phát hành. Cho đến nay, tất cả đang diễn ra theo kế hoạch.

Có ba lợi ích đối với các tổ chức phát hành đồng tiền mang chức năng dự trữ ngoại hối. Một là giảm chi phí giao dịch. Các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận các cơ sở hay chương trình thanh khoản của ngân hàng trung ương theo ý muốn. Các công ty có thể vay vốn giá rẻ ở nước ngoài và ít chịu rủi ro tỉ giá hơn.

Lợi thế to lớn thứ hai là sự linh hoạt về kinh tế vĩ mô. Đối với các quốc gia (khác Mỹ), Đồng đô la là một tài sản hấp dẫn mà họ sử dụng cho các mục đích xuyên biên giới. Tuy nhiên, đối với Mỹ, quyền sở hữu nước ngoài đối đồng Đô la giống như một khoản vay từ nước ngoài. Sự phụ thuộc vào đồng đô la của các quốc gia khác cho phép Mỹ có thể tài trợ thâm hụt bằng đồng tiền của mình thay vì buộc người dân phải chi tiêu ít hơn. Điều đó làm giảm nhu cầu về cân bằng các luồng tiền vào và ra, giúp Mỹ được tự do theo đuổi chính sách tài chính và tiền tệ mà họ mong muốn. Khi Mỹ bị hạ bậc xếp hạng tín dụng lần đầu tiên vào năm 2011, các nhà đầu tư đã đổ xô đi mua tài sản bằng đồng đô la, khiến chúng còn trở nên rẻ hơn là đi vay.

Sự tự chủ của Mỹ và sự phụ thuộc của thế giới vào đồng bạc xanh, mang lại cho Mỹ lợi thế thứ ba. Mỹ có thể thưởng cho các đồng minh lợi thế về thanh khoản trong khi từ chối điều này đối với các nước thù địch. Năm ngoái, ba ngân hàng Trung Quốc đã phải cam kết tuân thủ khi bị nghi ngờ vi phạm các sắc lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Lợi thế về nguồn tài trợ tiền tệ cũng ảnh hưởng đến quy định quốc tế: Các ngân hàng châu Âu phàn nàn rằng tỷ lệ an toàn vốn trên toàn cầu đều khắc nghiệt hơn so với nước Mỹ.

Là vua tiền tệ của thế giới cũng phải chịu chi phí. Ông Benjamin Cohen thuộc Đại học California, Santa Barbara cho rằng nhu cầu tăng mạnh đối với đồng đô la làm tăng giá trị của nó so với những đồng tiền khác, khiến hoạt động xuất khẩu bị tổn thương. Fed phải đối mặt với tình trạng nợ nước ngoài ngắn hạn ngày càng gia tăng và sự xáo trộn đột ngột trong dòng vốn. Cần phải có một hệ thống bảo hộ khi cần thiết.

Sự đánh đổi như vậy giải thích cho lí do tại sao các nền kinh tế phát triển khác, như Nhật Bản và Đức trong những năm 1980, không quan tâm đến việc biến đồng tiền pháp định của họ thành đồng tiền được săn đón trên toàn cầu. Châu Âu đã có chung quan điểm như vậy. Họ cho rằng đồng euro là một công cụ để xây dựng liên minh chứ không quan tâm đến việc người khác có chấp nhận và săn đón nó hay không. Tuy nhiên, mọi toan tính đã thay đổi. Đối mặt với sự cô lập hơn từ phía Mỹ, EU cần thêm sứ mệnh mới là tự chủ về tiền tệ. Năm 2018, Ủy ban châu Âu bắt đầu các nỗ lực thúc đẩy vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn của đồng Euro.

Hiện nay, việc xây dựng một loại tiền tệ dự trữ giá trị là mục đích tối thượng. Điều này thể hiện bởi danh mục đa dạng hóa các loại tiền tệ của ngân hàng trung ương có xu hướng tập trung vào một số loại tiền tệ, khác với danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần phải trở thành một nhà đầu tư được thế giới yêu mến. Điều này đòi hỏi thị trường vốn lớn, thanh khoản cao và trái phiếu chính phủ được coi là tài sản an toàn (khoản này chiếm phần lớn dự trữ ngoại hối). Một điều cần thiết khác là đồng tiền đó phải được sử dụng rộng rãi trong thương mại, vì các ngân hàng trung ương muốn tích trữ loại tiền mặt mà đất nước họ cần để mua hàng nhập khẩu. Chính điều đó giúp xây dựng nên một nền kinh tế lớn, góp mặt sâu rộng hơn trên thị trường toàn cầu.

Có trong tay bốn đại gia dầu mỏ (United Kingdom, Denmark, Italy, và Romania), một loại tiền tệ có thể dễ dàng chuyển đổi sang các đồng bản tệ và một hệ thống ngân hàng xuyên biên giới trên một khu vực địa lý rộng lớn, EU dường như đã sẵn sàng tham gia cuộc chơi, Karthik Sankaran, một nhà quản lý quỹ và chiến lược gia tiền tệ nhận xét. Tuy nhiên, nếu không có liên minh tài chính, thì EU sẽ không thể tạo ra được một loại trái phiếu eurobond xuyên quốc gia có tính thanh khoản cao. Trái phiếu được phát hành bởi các quốc gia thành viêncó mức độ rủi ro khác nhau, bởi vì tại một số nước châu Âu các ngân hàng yếu kém và chính phủ có liên kết chặt chẽ (các ngân hàng thường nắm giữ 15-30% nợ của chính quốc gia đó). Một liên minh ngân hàng sẽ giúp cải thiện tình trạng này, nhưng Brusselites thừa nhận dự án này vẫn đang trong tình trạng bế tắc. Tỷ lệ đồng Euro trong dự trữ toàn cầu đã giảm xuống 20% trong năm ngoái, từ mức 28% trong năm 2009.

Vì vậy, châu Âu đã có một chút sáng kiến. Họ gửi bảng câu hỏi đến các nước G20 để hiểu lý do tại sao họ không sử dụng đồng euro thường xuyên hơn. Vào tháng 3, họ đã tổ chức một hội thảo với các nước láng giềng phía đông liên quan đến việc phát hành trái phiếu bằng đồng euro. Các ngân hàng chính sách đã bị nhắc nhở vì không phát hành thêm nợ bằng euro. Nhưng những nỗ lực đó vẫn không có nhiều tác động đáng kể. Một ông chủ ngân hàng của EU cho biết: “Tôi nhận thấy xung quanh tôi, các khách hàng đều sử dụng đồng đô la.”

Nga là một trường hợp cá biệt. Kể từ năm 2013, ngân hàng trung ương Nga đã cắt giảm tỷ lệ đô la dự trữ từ 40% xuống còn 24%. Ngày nay, Moscow chủ yếu phát hành nợ bằng đồng rúp và euro. ING, một ngân hàng tại Nga cho biếtgiá trị hàng xuất khẩu được thanh toán bằng đô la vào năm ngoái đã giảm xuống 62%, giảm từ 80% vào năm 2013. Nhưng ý đồ của Nga là muốn thoát khỏi các đòn trừng phạt từ Mỹ, không để cho Mỹ trở thành một cường quốc tiền tệ. Rosneft, một công ty nằm trong danh sách đen của Mỹ, hiện chiếm hơn 40% sản lượng dầu ở Nga, đã sử dụng Euro là loại tiền tệ ghi trong các hợp đồng.

Trở thành một loại tiền tệ quốc tế

Trung Quốc không giấu giếm tham vọng biến đồng nhân dân tệ thành một đồng tiền quốc tế. Trung Quốc muốn kiểm soát lượng tiền vào và ra khỏi đất nước, từ lâu, họ đã có các biện pháp kiểm soát vốn, điều này hạn chế dòng chảy của các loại tiền tệ nước ngoài, quá trình này được thực hiện một cách chậm rãi. Vào những năm 2000, Trung Quốc bắt đầu cho phép người dân Hồng Kông mở tài khoản tiền gửi bằng “đồng tiền đỏ” (redback, tiếng lóng của đồng nhân dân tệ), tạo ra một cơ sở thanh khoản bên ngoài Vạn Lý Trường Thành. Họ đã dùng thuộc địa cũ của Anh để thử nghiệm một số chính sách khác, chẳng hạn như thuyết phục các quốc gia và các công ty nước ngoài phát hành trái phiếu “Dim sum” (là loại trái phiếu được phát hành bên ngoài Trung Quốc nhưng có mệnh giá bằng đồng Nhân dân tệ). Những nỗ lực của họ đã bị chững lại vào năm 2015, Trung Quốc đã bị mất kiểm soát và nền kinh tế gặp khó khăn, ngân hàng trung ương đã buộc phải bơm 1 nghìn tỷ đô la trong dự trữ ngoại hối để đối phó với tình trạng nhà đầu tư "ồ ạt" rút vốn khỏi Trung Quốc. Các biện pháp kiểm soát ngoại hối đã được thắt chặt trở lại. Hoạt động ngoại thương trên cơ sở đồng đồng nhân dân tệ bị sụp đổ. Các luồng tiền gửi ra nước ngoài bị vỡ trận.

Những người theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng Trung Quốc đang mơ mộng về việc quốc tế hóa đồng tiền của mình nhưng họ lại không muốn thức dậy và trở về mặt đất. Tiền gửi ngoại tệ đã bị giảm xuống trong năm 2015, nhưng chúng đã tăng nhanh trở lại và hiện đã quay trở lại hơn 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (144 tỷ đô la), gấp 20 lần so với năm 2009. Thanh khoản được mở rộng, lượng tiền gửi ngoại tệ tại Đài Loan tăng lên gần bằng một nửa của Hồng Kông. Tiền gửi ngoại tệ từ Singapore và London cũng ngày càng tăng.

Sự bùng nổ các giao dịch ngoại hối cũng cho thấy nhu cầu về ngoại tệ sẽ ngày càng nhiều. Doanh thu hàng ngày từ các công cụ ngoại hối được giao dịch tại Hồng Kông đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2013, lên mức 107 tỷ đô la. Các trung tâm tài chính khác cũng tăng khá nhanh: Anh chiếm 37% tổng số giao dịch; Pháp và Mỹ đang chiếm gần 10%. Danh sách các sản phẩm đầu tư ra nước ngoài có mệnh giá bằng nhân dân tệ ngày càng được mở rộng, giúp tăng vị thế của đồng tiền này trong mắt các nhà đầu tư. Theo diễn giả Craig Chan, giám đốc bộ phận chiến lược ngoại hối tại  Nomura bank, tại Hồng Kông các loại sản phẩm bằng đồng nhân dân tệ hiện đã có Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund), cổ phiếu, hợp đồng tương lai vàng và Quỹ tín thác bất động sản (property investment trusts).

Những thành công của Trung Quốc là không thể phủ nhận, họ đã sử dụng mạng lưới đầu tư và thương mại rộng lớn của mình để bành trường đồng tiền pháp định. Sáng kiến Vành đai và Con đường đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc vào các dự án liên quan có trị giá 15 tỷ đô la trong năm ngoái, một phần tư trong số đó là bằng nhân dân tệ. Trung Quốc hiện chiến 15% giao dịch thanh toán quốc tế bằng nhân dân tệ, tăng so với mức 11% trong năm 2015. Điều này giúp đồng nhân dân tệ được các công ty hàng đầu Trung Quốc ưu tiên sử dụng trong các giao dịch chuyển tiền của họ tới cơ sở kinh doanh ở nước ngoài, bơm vốn hoặc quản lý tiền mặt hàng ngày.

Trung Quốc nắm giữ quyền lực đặc biệt tại các thị trường mới nổi. Số lượng ngân hàng có giao dịch thanh toán quốc tế bằng đồng nhân dân tệ trên toàn cầu đã tăng một nửa kể từ năm 2017, lên 2,214. Hầu hết số lượng tăng thêm đến từ Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Một số nước châu Âu cũng rất quan tâm tới vấn đề này, đáng chú ý là Pháp, một trong những trung tâm giao dịch đồng đô la của khu vực. Một phần năm giá trị xuất nhập khẩu của Pháp sang Trung Quốc được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, chiếm 55% giá trị giao dịch thanh toán giữa hai nước. Paris tích cực khuyến khích các ngân hàng và doanh nghiệp của mình sử dụng nhân dân tệ. Một cựu quan chức của IMF cho biết có một vài công ty đa quốc gia đã bắt đầu định giá các thỏa thuận và giao dịch bằng đồng nhân dân tệ để né các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công rộng lớn hơn. Họ đã chỉ định nhân dân tệ là đồng tiền sử dụng trong thanh toán bù trừ qua ngân hàng ở 25 quốc gia để đồng hành cùng các nhà xuất khẩu. Họ cũng có ý muốn mua thêm hàng nhập khẩu thiết yếu bằng đồng nhân dân tệ. Năm 2018, họ đã cho ra mắt hợp đồng tương lai dầu bằng đồng nhân dân tệ tại Thượng Hải. Chiến lược gia về thị trường toàn cầu của AxiCorp- một nhà cung cấp dịch vụ giao dịch ngoại hối, ông Stephen Innes, cho rằng điều này giúp các nhà nhập khẩu phòng ngừa rủi ro khi thanh toán bằng đồng bản tệ. Đồng nhân dân tệ chiếm vị trí thứ ba về mức độ phổ biến trong các giao dịch hợp đồng tương lai trên toàn cầu chỉ trong sáu tháng. Năm ngoái, HSBC đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên nắm giữ tiền ký quỹ của các nhà kinh doanh hợp đồng quặng sắt tương lai tại sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc. Vina Cheung, chuyên gia nghiên cứu đồng nhân dân tệ của HSBC cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài. Các công ty đa quốc gia đang bắt đầu hành động: Rio Tinto- tập đoàn khai thác và kinh doanh kim loại đa quốc gia lớn nhất Châu Âu đã bán hợp đồng quặng sắt bằng đồng nhân dân tệ lần đầu tiên vào tháng 10 vừa qua.

Trung Quốc có thể thực hiện mục tiêu bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng bắt đầu quan tâm hơn tới đồng nhân dân tệ. Kể từ khi nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ SDR, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF, vào năm 2016, tỷ lệ dự trữ trên toàn cầu bằng đồng tiền này đã tăng theo từng hàng quý, đạt mức 2.1% trong tháng 9 vừa qua, tương đương gần 220 tỷ đô la Mỹ.

Natalie Dempster, giám đốc điều hành các ngân hàng trung ương và chính sách công của Hội đồng Vàng Thế giới (một hiệp hội phi lợi nhuận nhằm phát triển thị trường cho ngành công nghiệp vàng) cho rằng một số ngân hàng trung ương đang sử dụng vàng để xây một ngôi nhà tạm để chờ đợi mua nhân dân tệ sau khi các biện pháp kiểm soát vốn được dỡ bỏ (họ đã mua một lượng vàng kỷ lục vào năm 2018). Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với hơn 60 quốc gia, với giá trị lên tới nửa nghìn tỷ đô la. Một số quốc gia đã cam kết phân bổ 10% số tiền dự trữ của họ cho đồng nhân dân tệ, điều này giúp giá trị dự trữ của đồng nhân tệ tại các ngân hàng trung ương tăng lên 800 tỷ đô la (từ mức 220 tỷ đô la hiện tại).

Có hai yếu tố dẫn tới những quyết định trên. Đầu tiên, đồng nhân dân tệ dường như đang có ảnh hưởng mạnh đến biến động tỷ giá hối đoái trên toàn thế giới. Nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại IMF cho thấy giá trị bằng đồng nhân dân tệ chiếm tới 30% tổng số GDP trên toàn cầu chỉ đứng sau đồng đô la, ở mức 40%. Các ngân hàng trung ương lựa chọn loại tiền tệ dự trữ sao cho phù hợp với mục đích riêng của họ.

Hình 2: Nhà đầu tư nước ngoài mua ngày càng nhiều trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ

Thứ hai, Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn và giúp dòng tiền đang chảy vào dễ dàng hơn. Năm 2017, nước này đã cho ra mắt chương trình Bond Connect, cho phép người nước ngoài đầu tư vào trái phiếu nội địa thông qua Hồng Kông và loại bỏ hạn ngạch đầu tư. Năm ngoái Trung Quốc cũng đã mở cửa chào đón các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Tất cả những chính sách trên, cộng với nhu cầu về chứng khoán niêm yết trong nước tăng, đã giúp trái phiếu Trung Quốc được bổ sung vào các chỉ số chỉ báo về trái phiếu phổ biến nhất trên thế giới. Điều này đã giúp thu hút 60 tỷ đô la đầu tư nước ngoài vào trái phiếu chính phủ nội địa vào năm 2019, dòng chảy này vẫn tiếp tục mặc những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khoảng 1.900 nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký tham gia Bond Connect, tăng từ mức 700 trong năm ngoái.

Nhà đầu tư nước ngoài hiện sở hữu 3% thị trường trái phiếu Trung Quốc - thị trường lớn thứ 2 thế giới, 8.8% trong số đó là trái phiếu chính phủ (tăng từ mức 2.8% trong năm 2015). Độ hấp dẫn của thị trường trái phiếu Trung Quốc không ngừng tăng lên. Trái phiếu Trung Quốc mang lại lợi suất tốt đi kèm với lợi ích đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, theo Mark Wiedman, một nhà quản lí của BlackRock - công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, số lượng trái phiếu Trung Quốc được nắm giữ trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức vẫn còn thấp. Trung Quốc hiện đang rất nỗ lực lập ra một chương trình hướng dẫn khách hàng đầu tư vào Trung Quốc.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ