Vai trò đồng tiền trú ẩn toàn cầu của Dollar Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị thay thế sau 25 năm

Vai trò đồng tiền trú ẩn toàn cầu của Dollar Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị thay thế sau 25 năm

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

17:20 02/04/2021

Xu hướng tỷ trọng của USD đã giảm 7% kể từ năm 2014, từ 66% xuống 59%, trung bình 1 điểm phần trăm mỗi năm. Với tốc độ này, tỷ trọng của đồng đô la sẽ giảm xuống dưới 50% trong thập kỷ tới.

Vai trò dự trữ của USD đang suy yếu trong những năm trở lại đây.
Vai trò dự trữ của USD đang suy yếu trong những năm trở lại đây.

Theo dữ liệu COFER của IMF vừa công bố, tỷ trọng dự trữ ngoại hối bằng USD trên toàn cầu đã giảm xuống mức 59% trong quý IV/2020 - mức thấp nhất trong 25 năm qua, kể từ 1995. Các khoản dự trữ ngoại hối này bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp Hoa Kỳ, chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp của Hoa Kỳ, do các ngân hàng trung ương nước ngoài nắm giữ.

Xu hướng tỷ trọng của USD đã giảm 7% kể từ năm 2014, từ 66% xuống 59%, trung bình 1 điểm phần trăm mỗi năm. Với tốc độ này, tỷ trọng của đồng đô la sẽ giảm xuống dưới 50% trong thập kỷ tới:

Nếu chỉ tính riêng Cục Dự trữ liên bang Mỹ trong tỷ lệ dự trữ ngoại hối toàn cầu, Fed hiện đang nắm giữ tổng tài sản trị giá 4.9 nghìn tỷ USD trái phiếu Kho bạc và 2.2 nghìn tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp, đây chính là một phần kết quả của gói nới lỏng định lượng QE.

Vị thế trở thành đồng tiền dự trữ lớn nhất toàn cầu của đồng bạc xanh là một động lực quan trọng để chính phủ Mỹ tiếp tục gia tăng thâm hụt nợ công của mình và tạo nhiều cơ hội cho các công ty sản xuất của Mỹ đặt nhà máy sản xuất tại nước ngoài với chi phí rẻ hơn như Trung Quốc hay Mexico, khiến thâm hụt thương mại lớn hơn. Tất cả họ đều đang kỳ vọng vào việc nắm giữ khoản nợ khổng lồ bằng USD từ các ngân hàng trung ương khác.

Nhưng có vẻ như thời thế đang dần thay đổi. Giờ đây, các ngân hàng trung ương đang cho thấy dấu hiệu lo lắng, họ muốn đa dạng hóa lượng tài sản nắm giữ của mình. Tuy nhiên, điều này diễn ra với tốc độ chậm rãi chứ không thể một sớm một chiều, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể thổi bay tài sản của tất cả.

20 năm qua Dollar đã suy yếu.

Hai thập kỷ trở về trước, khi đồng USD chiếm khoảng 70% rổ dự trữ tiền tệ toàn cầu, một đối thủ cạnh tranh ‘nặng ký’ - đồng EUR – đã khiến tỷ trọng USD giảm 11%. Việc các nước thành viên trong khu vực EU đồng thuận chấp nhận sử dụng đồng tiền của họ đã biến EUR thành đối trọng với USD.

Trong khi đó, giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1991, tỷ trọng của USD đã giảm tới 46%. Trong đó hai năm 1979 và 1980 chứng kiến mức giảm mạnh nhất nguyên nhân bởi lạm phát của Mỹ khi đó có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, chỉ riêng năm 1980, tỷ lệ USD giảm tới 15%. Xu hướng giảm nắm giữ đồng USD chỉ dừng lại vào năm 1991 khi tỷ lệ lạm phát được kiểm soát chặt chẽ. Và tỷ trọng của USD sau đó đã tăng thêm 25% cho đến năm 2000:

Các loại tiền dự trữ khác.

Tỷ trọng của đồng Euro kể từ khi xuất hiện luôn dao động trong khoảng 19.5% đến 20.6%, nhưng trong quý 4 năm ngoái, tỷ lệ này đã thoát khỏi biên độ trên và tăng lên mức 21.4%, mức cao nhất trong lịch sử. Việc nắm giữ tài sản bằng đồng Euro của ECB như một phần của gói QE không bao gồm trong dự trữ ngoại hối bằng đồng Euro.

Tỷ trọng của các loại tiền dự trữ khác cũng đang gia tăng, thể hiện bằng các đường sắc màu ở gần trục hoành trong biểu đồ dưới đây, trong đó đáng chú ý có đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đường màu đỏ đậm ở dưới cùng:

Liệu Nhân Dân tệ đã trở thành mối đe dọa cho vị thế dẫn đầu của đồng đô la? Câu trả lời có lẽ là chưa.

Tỷ trọng của đồng Nhân Dân tệ vẫn chỉ rơi vào khoảng 2.25%, bất chấp tầm quan trọng và ảnh hưởng toàn cầu của nền kinh tế Trung Quốc, và kể cả việc quỹ tiền tệ quốc tế IMF nâng tỷ lệ của đồng nhân dân tệ trong rổ đồng tiền dự trữ toàn cầu chính thức vào tháng 10/2016 thông qua công cụ đặc biệt như Quyền rút vốn (Special Drawing Rights - SDRs).

Tuy nhiên, tỷ trọng của đồng Nhân Dân tệ chỉ đang tăng rất chậm. Với tốc độ đã tăng trong hai năm qua (tăng 0.36% trong hai năm), đồng Nhân dân tệ sẽ cần tới 50 năm hoặc lâu hơn thế để đạt được mức thị phần 25%.

Rõ ràng, các ngân hàng trung ương khác vẫn rất chậm rãi trong việc tích trữ đồng Nhân Dân tệ và các tác động của nó không muốn bán phá giá đồng USD của họ ngay lập tức để đổi lấy đồng CNY; điều có thể thực hiện dễ dàng.

Phân tích nhóm các đồng tiền còn lại: Yên Nhật đang trên đà trở thành đồng dự trữ mới.

Để xem điều gì đang xảy ra với nhóm các đồng tiền khác trong biểu đồ thứ 3 ở trên, tôi đã phóng to bức tranh tỷ lệ và giới hạn nó trong phạm vi từ 0% đến 6%. Tức là đồng USD và đồng EUR không còn xuất hiện, đồng thời phác thảo vai trò các đồng còn lại một cách rõ ràng hơn.

Điều đáng chú ý là tỷ trọng đang tăng của đồng JPY, đồng tiền dự trữ lớn thứ ba toàn cầu. Biểu đồ đã bao gồm mức tăng 2% kể từ quý 4/2016, đã thổi bay mức tăng 1.15% so với cùng kỳ của đồng Nhân dân tệ. So sánh với đồng JPY, thì CNY đang mất giá.

Trong khi đó, bất chấp Brexit và tất cả những ồn ào đáng sợ xung quanh, đồng bảng Anh (GBP), đồng tiền dự trữ lớn thứ tư, vẫn ghi nhận sụt giảm tỷ trọng.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã có thặng dư thương mại lớn - từ 200 tỷ euro đến 275 tỷ euro mỗi năm trong những năm gần đây, sau khi vực dậy từ cuộc khủng hoảng nợ công liên quan tới đồng Euro vào năm 2012. Từ phía Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại hàng hóa với Khu vực đồng tiền chung châu Âu là 183 tỷ đô la vào năm 2020. Thặng dư thương mại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cho thấy khu vực kinh tế có thặng dư thương mại lớn cũng dễ dàng có được một trong những đồng tiền dự trữ hàng đầu. Không có yêu cầu nào về việc một đồng tiền dự trữ lớn phải đi kèm với thâm hụt thương mại lớn. Nhưng việc có đồng tiền dự trữ chi phối sẽ giúp Mỹ tài trợ cho thâm hụt thương mại và gia tăng nợ công.

Seeking Alpha

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ