Ván bài nguy hiểm mà nước Anh đặt cược với Trung Quốc

Ván bài nguy hiểm mà nước Anh đặt cược với Trung Quốc

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

23:11 09/07/2020

Trong một vài tháng trở lại đây, những người dân Anh ủng hộ mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc – mà phần nhiều là do nhận thấy sự bất lực trong việc kiềm chế về mặt kinh tế đối với siêu cường mới nổi này – đã phải chấp nhận sự thật rằng cục diện giờ đây đã dần xoay vần sang một chiều hướng khác.

Tại Mỹ, Anh và thậm chí là cả EU, làn sóng bài trừ Trung Quốc đã giành được chiến thắng vang dội. Mục tiêu theo đuổi một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ với Trung Quốc một thời – dù trên thực tế cũng chẳng kéo dài được lâu  – giờ đây phải nhường chỗ cho bầu không khí thù địch chung, tương tự như mối quan hệ với Nga hiện tại.

Nguyên nhân chung là chính bởi những hành động tùy tiện của Trung Quốc gần đây đã đẩy căng thẳng với phương Tây lên tới đỉnh điểm. Trung Quốc dường như đã cố tình tính toán thời điểm thông qua Đạo luật an ninh quốc gia mới với Hong Kong, điều mà dưới góc nhìn của chính phủ Anh đã vi phạm hiệp ước “1 quốc gia, 2 chế độ”, để khiến phương Tây cảm thấy thực sự bị xúc phạm, và qua đó lại càng ủng hộ cho quan điểm cần phải xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, cả về ngoại giao lẫn kinh tế.

Đổ thêm dầu vào lửa đó là sự buộc tội gay gắt về vấn đề chậm trễ của Trung Quốc trong việc thừa nhận sự nguy hiểm của đại dịch, hay chính phủ Anh đưa ra phương án giúp 3 triệu người Hong Kong trở thành công dân nước này. Và như thế, chúng ta đã có đầy đủ yếu tố để khiến cho mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc vỡ vụn.

Sau một cuộc chiến dai dẳng, mà ở đó đã có nhiều thời điểm nước Anh dường như quyết tâm cưỡng lại áp lực từ phía Mỹ, hy vọng của Huawei trong việc chen chân vào mạng lưới viễn thông của Anh trong tương lai giờ đã chấm hết, mặc dù vẫn còn khả năng các nhà mạng không bị bắt buộc phải loại bỏ hoàn các trang thiết bị đang sử dụng của Huawei. Một quy định như vậy có thể gây ra một khoản chi phí khổng lồ đổ lên những người đóng thuế.

Trung Quốc muốn chơi một cuộc chơi dài hạn, do vậy vẫn chưa rõ liệu Huawei sẽ rời bỏ hoàn toàn khỏi nước Anh kể cả khi đã bị cấm tham gia vào thị trường tại đây, tuy nhiên kế hoạch trị giá 1 tỷ Bảng (1.8 tỷ USD) để xây dựng một cơ sở nghiên cứu ở gần Cambridge có lẽ đã bắt đầu được triển khai. Dự án đó hoàn toàn có thể được chuyển sang Đức hoặc các quốc gia không phải tuân theo quy định của Mỹ về việc sử dụng dụng cụ của Huawei. Sự quan tâm của Trung Quốc vào chương trình phục hồi hạt nhân của Anh cũng đang bị đặt trong hoài nghi.

Vậy việc tách khỏi Trung Quốc sẽ đưa nước Anh đi tới đâu? Nơi ấy có lẽ sẽ không quá tiêu cực như hình dung, mặc dù cần phải thừa nhận rằng việc nước Anh đang tách rời khỏi EU và Trung Quốc cùng lúc, trong bối cảnh một thỏa thuận thương mại có ý nghĩa với Mỹ cũng đang rất xa vời, sẽ mang đến những thách thức lớn.

Đối với nước Anh, và nhiều vùng lãnh thổ khác, thương mại với Trung Quốc trong một thời gian dài chỉ diễn ra 1 chiều. Trung Quốc hưởng lợi hơn rất nhiều so với Anh, điều đã khiến cho quốc gia này quả quyết dứt áo ra đi.

Thị trường nội địa to lớn của Trung Quốc đơn giản là một thứ luôn được khao khát, nhưng cuối cùng có lẽ sẽ chẳng bao giờ đạt được. Nếu như phải quỳ gối và phục tùng để có được quyền tiếp cận với thị trường này thay vì dựa trên luật lệ quốc tế, nó chắc chắn không đáng để theo đuổi. Về mặt kinh tế, việc Bắc Kinh ngày càng tự chủ hơn trong các vấn đề địa chính trị có thể được giải thích đó là thị trường của các nước phương Tây chính là đòn bẩy cho sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Trung Quốc, và giờ đây khi mà lợi thế về quy mô đã đạt được vai trò của thị trường phương Tây đã không còn quá quan trọng để giữ cho guồng máy tiếp tục chạy.

Tuy vậy, các nước phương Tây đang chơi một ván bài nguy hiểm nếu muốn tẩy chay con rồng Trung Hoa. Một Trung Quốc có đủ khả năng tự cung tự cấp, bị đẩy vào thế liên minh với những mối nguy hiểm khác như Nga hay Iran là một điều mà những lãnh đạo phương Tây không hề mong muốn. Chi tiết sau đây là một ví dụ nhỏ cần lưu ý đó là các trường đại học của Anh có thời điểm có tới 100 nghìn sinh viên Trung Quốc theo học với số học phí chi trả đứng top đầu. Sẽ là viển vông nếu cho rằng tất cả các đối tác có thể từ bỏ việc làm ăn với Trung Quốc mà không phải chịu những tổn thất về kinh tế. Vậy những người phản đối Trung Quốc cho rằng những đồ bảo hộ y tế chuẩn dự trữ của Anh cho làn sóng thứ 2 của dịch bệnh lấy ở đâu ra? Họ tưởng những thiết bị viễn thông mà Nokia hay Ericsson đang chào mời để thay thế cho Huawei được lắp ráp ở đâu? Chẳng ở Scandinavia, và cũng càng không phải ở Anh hay Mỹ. Kinh tế không bao giờ được ưu tiên lên trước lợi ích của quốc gia, tuy nhiên tôi thực sự lo rằng một số trong những chính khách sốt sắng của chúng ta có thể vẫn chưa suy nghĩ thấu đáo về hậu quả đối với kinh tế và ngoại giao từ những yêu cầu của họ.

Dù nước Anh có khao khát thế nào đi chăng nữa, việc kinh tế Anh tách ra hoàn toàn so với Trung Quốc xem chừng không thực tế và thực sự là rất khó xảy ra. Và nếu nước Anh đi vào con đường trên, điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ cuối cùng lại đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc?

Sẽ thật là ngây thơ nếu tin rằng có thể chế ngự được Trung Quốc, bởi vậy trừ khi muốn chiến đấu với con quái vật – một cuộc chiến nắm chắc thất bại – nước Anh phải dần học sống chung với sự kiêu ngạo của nó. Cách tốt nhất để làm điều này đó là đảm bảo thiết lập được một cơ chế luật lệ về hoạt động thương mại để buộc Trung Quốc phải chơi theo cách của phương Tây.

Đây chính là ý tưởng phía sau sự thành lập của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sau đó đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cái tên này không thực sự chính xác bởi Mỹ đã rời khỏi hiệp định và có vẻ như thỏa thuận tự do thương mại giữa các nước Đông Nam Á giờ đây đã không còn “toàn diện” như ban đầu.

Dù vậy, với 11 thành viên, bao gồm Nhật Bản, Úc, New Zealand và Canada, đây vẫn là khu vực tự do giao thương lớn thứ 3 thế giới sau khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và thị trường chung Liên minh Châu Âu. Bởi thế, mục tiêu quan trọng của nước Anh sau Brexit đó là phải thiết lập được quan hệ thương mại trên toàn cầu. Nhóm các quốc gia tương đồng với những giá trị tự do và tiêu chuẩn sống mang đến một nét tương phản thú vị đối với Trung Quốc, cũng như khả năng phát triển những hình thái giao thương công bằng hơn và một chuỗi cung ứng toàn cầu vững chắc.

Nếu như nước Mỹ sau nhiệm kỳ của Trump có thể được thuyết phục để quay trở lại thị trường, nó có thể sẽ giúp Anh có được một bộ khung tốt hơn cho tự do thương mại với Mỹ thay vì một hiệp định song phương riêng lẻ rắc rối hiện tại, trải dài từ trợ cấp nông nghiệp tới tiêu chuẩn thực phẩm và quy định tài chính.

Nước Anh không cần phải tuyên chiến với Trung Quốc, mà cũng chẳng phải ngoan ngoãn phục tùng. Đây đơn giản không phải là một cuộc chơi quyền chọn nhị phân.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ