Vận mệnh của nền kinh tế châu Âu và biến số mang tên "thời tiết"
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu một lần nữa dấy lên câu hỏi về sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tính mùa vụ của thời tiết
“Những cơn mưa đã thực sự kéo tới” Chinua Achebe viết trong “Things Fall Apart”, cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh ở Nigeria thế kỷ 19 “mưa lớn và dai dẳng đến nỗi ngay cả thầy pháp trong làng cũng không thể can thiệp được nữa. Ông không thể khiến cho mưa ngừng lại cũng như khiến trời đổ mưa giữa mùa khô hạn mà không làm hại tới chính cơ thể của mình. Trong các nền kinh tế nông nghiệp - được nhắc tới trong tiểu thuyết của Achebe, chu kỳ kinh tế và thời tiết luôn di chuyển song song. Khi những cơn mưa đến đúng thời điểm, mùa màng bội thu tới, theo sau bởi sự thịnh vượng. Ngược lại, hạn hán sẽ mang tới sự nghèo đói và chết chóc. Thầy pháp - giống như những lãnh đạo ngân hàng trung ương thời hiện đại - có thể cố gắng tác động điều chỉnh chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, sau cùng, thiên nhiên mới là yếu tố quyết định kết quả.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu một lần nữa nhắc lại sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thời tiết. Cuộc khủng hoảng như một lời nhắc nhở rằng ngay cả với sự hỗ trợ của công nghệ tinh vi, các nền kinh tế giàu mạnh trên thế giới cũng vẫn phải chịu khuất phục trước sự biến đổi của thiên nhiên. Các nhà kinh tế, chuyên gia tài chính và nhà hoạch định chính sách châu Âu cũng đang phải theo dõi chặt chẽ những dự báo về một mùa đông bớt khắc nghiệt, giúp giảm nhu cầu khí đốt. Nếu nhiệt độ không quá khắc nghiệt, giá năng lượng sẽ giảm. Mặt khác, một mùa đông băng giá sẽ mang đến kết cục vô cùng đáng thương, đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói, gia tăng áp lực lạm phát, buộc các ngành công nghiệp phải đóng cửa.
Nhiên liệu hóa thạch ban đầu được hứa hẹn sẽ giúp các nền kinh tế giảm sự phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết. Tuy nhiên, thay vì sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, con người lại chọn cách sử dụng năng lượng từ than đốt. Việc sử dụng nhiên liệu tái tạo cho phép năng lượng được lưu trữ, vận chuyển và sử dụng khi cần thiết. Do đó, nhân loại nên tận dụng những nguồn năng lượng sẵn có, thay vì phải đi tìm kiếm và quá phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
Ann Kussmaul, một nhà sử học kinh tế, đã theo dõi sự phát triển của Cách mạng Công nghiệp khắp nước Anh bằng cách đánh giá thời điểm các khu vực dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào thời tiết. Sự thay đổi trong thời điểm kết hôn chính là “dấu mốc” đánh dấu sự “giải thoát” của con người khỏi những tập tục thuận theo tự nhiên, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới của ngành sản xuất công nghiệp. Trước thời kỳ công nghiệp hóa, đám cưới ở những vùng nằm dưới mặt nước biển thường diễn ra vào mùa đông, sau mùa thu hoạch. Trong khi đó, ở những vùng đồi núi, sự kiện này sẽ diễn ra vào mùa hè, sau mùa sinh sản của cừu. Sau khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, tập tục kết hôn dựa theo vùng và mùa đã dần biến mất. Điều này đã phần nào đưa cho chúng ta “manh mối” về thời điểm bắt đầu sử dụng những kỹ thuật sản xuất sử dụng nguyên liệu hóa thạch tại nhiều khu vực tại nước Anh.
Hàng trăm năm sau, khi Nga đã ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho Anh và các khu vực khác của châu Âu, khu vực này lại một lần nữa chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ của thời tiết. Bản chất của khí đốt cũng là một phần lý do giải thích cho tình hình khó khăn hiện nay, khi khí tự nhiên khó vận chuyển và lưu trữ hơn nhiều so với than đá hoặc dầu. Trước đây, châu Âu được hưởng lợi từ lượng khí đốt dồi dào do Nga cung cấp, cũng như có đa dạng nguồn nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng được vận chuyển từ nhiều nước khác. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn cung đã trở nên khan hiếm và các nước châu Âu chỉ biết trông chờ vào nguồn cung nhập khẩu khác. Các kho lưu trữ đã đầy hơn 90% và việc lấp đầy những khối cuối cùng của kho trữ có sẵn sẽ rất tốn kém. Nguồn cung bị hạn chế đồng nghĩa với việc thay đổi trong nhu cầu sử dụng nguyên liệu sẽ ảnh hưởng tới giá của chúng. Đặc biệt, thời tiết chính là yếu tố tác động tới nhu cầu khó đoán nhất.
Châu Âu trải qua một tháng Mười nóng nhất trong lịch sử và có lẽ điều này đã phần nào cứu lục địa này. Giá cho một đơn vị khí đốt Hà Lan, đã giảm xuống khoảng € 100 mỗi megawatt giờ - bằng một nửa so với tháng 9. Tuy nhiên, mùa đông đang đến gần. Đức đã trải qua những đợt tuyết đầu tiên. Lịch sử đã chứng minh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa nhu cầu khí đốt và nhiệt độ: trời càng lạnh thì nhu cầu khí đốt càng tăng cao. Tuy nhiên, năm nay mọi thứ lại có phần phức tạp hơn. Hệ thống sưởi ấm trong nhà không hề được sử dụng nhiều hơn bình thường mà thay vào đó, người dân bắt đầu mua nhiều chăn hơn để sưởi ấm.
Cuộc khủng hoảng khí đốt không phải là lý do duy nhất khiến chúng ta tăng cường tập trung vào sự thay đổi của thời tiết. Châu u bắt đầu sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn so với vài năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc lượng gió hay thời gian chiếu sáng của mặt trời cũng trở thành một mối quan tâm. Năng lượng thủy điện cũng là một vấn đề đối với châu u trong năm nay, sau khi một mùa hè nóng nực làm cạn kiệt các hồ chứa và sông. Tập trung và tăng cường đầu tư vào quy trình lưu trữ điện, cho dù là pin, hydro hay các kỹ thuật khác, trong tương lai có thể làm giảm bớt sự ảnh hưởng của biến đổi đó. Tuy nhiên, trong nhiều năm, hoặc thậm chí nhiều thập kỷ tới, châu lục này sẽ phải luôn “để mắt” tới thời tiết.
Tuy nhiên, nếu không có sự chuyển đổi sang các dạng năng lượng xanh, sự ảnh hưởng của thời tiết tới nền kinh tế còn sâu rộng hơn nữa. Trái đất nóng lên kéo theo hàng loạt sự kiện thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên hơn, chẳng hạn như các đợt nắng nóng mùa hè ở châu u hay lũ lụt tàn khốc mà Pakistan phải gánh chịu. Những sự kiện này được coi là những cú sốc thực sự đối với nền kinh tế: năng suất sản xuất đi xuống, từ đó gây ra cả lạm phát và tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Hồi kết
Mối đe dọa kép này khiến Ngân hàng trung ương thậm chí khó đối phó hơn so với sự suy thoái phát sinh xuất phát từ niềm tin kinh doanh hoặc khủng hoảng tài chính. Thắt chặt chính sách để đối phó với vấn đề sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái và lạm phát có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Theo phân tích của IMF Quần đảo Thái Bình Dương và Caribê, các quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ có mức tăng trưởng ít hơn khoảng 1% mỗi năm và có lượng nợ cao hơn đáng kể so với những quốc gia ít chịu ảnh hưởng. Biến đổi khí hậu sẽ chỉ làm gia tăng thêm những khác biệt này. Do đó, việc quay nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào thời tiết sẽ khiến một số nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương dần giống những người cầu mưa: cố gắng thực hiện các “nghi lễ cổ xưa” với nhiều vật “hiến tế” nhưng lại chẳng hề có tác động lớn tới nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.
The Economists