Vương quốc Anh có hiệu suất đầu tư kém nhất trong nhóm G7
Trần Quốc Khải
Junior Editor
Lĩnh vực đầu tư của Anh tụt hậu so với những nền kinh tế lớn khác trong 24 năm qua. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và mức sống của nước này.
Viện Nghiên cứu Chính sách Công (IPPR) sẽ nhận được thêm 1.9 nghìn tỷ GBP (2.4 nghìn tỷ USD) tiền mặt nếu đầu tư tư nhân và chính phủ của Anh được giữ ở mức trung bình của nhóm G7 trong gần ba thập kỷ qua. Thay vào đó, lần cuối cùng Anh có tỷ lệ đầu tư sánh ngang với các thành viên G7 là vào năm 1990. Đầu tư của Anh đứng cuối bảng xếp hạng trong 3 năm liên tiếp vào năm 2022.
Những phát hiện này nhấn mạnh những thách thức đang chờ đợi chính phủ mới sau cuộc tổng tuyển cử ngày 4 tháng 7. Cả Đảng Bảo thủ cầm quyền và Đảng Lao động đối lập đều cam kết sự tích cực trong tăng trưởng của quốc gia này.
Tỷ lệ đầu tư của Anh sụt giảm so với các nước G7
Phó giám đốc bộ phận chính sách kinh tế tại IPPR, George Dibb cho biết: “Năng suất kém của Anh là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến mức sống tồi tệ của người dân. Nếu không có các nguồn đầu tư mới, thật khó để thấy hiệu suất kinh tế của Anh được cải thiện”.
Nhiệm vụ thực hiện những lời hứa kinh tế có thể sẽ thuộc về Đảng Lao động, đảng đang có lợi thế trước Đảng Bảo thủ trong các cuộc thăm dò ý kiến. Nếu được bầu, lãnh đạo Keir Starmer và nhóm của ông sẽ chịu áp lực phải giải quyết “bài toán năng suất” đã đeo bám nền kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Các số liệu yếu kém được IPPR đề cập bao gồm đầu tư của các công ty tư nhân và chính phủ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Anh có kết quả lạc quan hơn, khi giá trị các dự án đầu tư chảy vào Anh chỉ đứng sau Mỹ.
Các nhà đầu tư quốc tế đã lạc quan hơn về Anh nhờ sự ổn định trở lại sau những biến động kinh tế và chính trị kể từ sau đại dịch.
Tỷ lệ đầu tư của Anh bị kéo xuống bởi mức đầu tư tư nhân thấp vào những thứ như nhà máy, thiết bị hoặc sự đổi mới tính theo GDP. Anh xếp thứ 28 trong số 31 thành viên OECD về đầu tư kinh doanh vào năm 2022, chỉ đứng trên Hy Lạp, Luxembourg và Ba Lan.
Năng suất ''yếu kém'' của Anh
IPPR cảnh báo lời kêu gọi của Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ đều hàm ý rằng đầu tư công sẽ giảm. Theo đó, bất cứ Đảng nào chiến thắng nên ưu tiên đầu tư công vào giáo dục, cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe để thúc đẩy tăng trưởng và giúp hướng nguồn vốn của khu vực tư nhân vào các ngành công nghiệp như xe điện và năng lượng tái tạo.
Điều đó sẽ đòi hỏi phải theo đuổi một chiến lược công nghiệp xanh dài hạn, thiết kế lại các quy tắc tài chính để loại bỏ những hạn chế đối với hoạt động đầu tư của chính phủ và thiết lập các tiêu chuẩn cần thiết để đạt được mục tiêu đầu tư công.
Bloomberg