3 chướng ngại vật chính đang cản đường thị trường châu Á năm 2022
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Nhìn chung, các thị trường mới nổi châu Á, dù có vị thế tốt, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố này, đặc biệt là khi Fed hành động mạnh tay về mặt chính sách.
“Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng các ca lây nhiễm Omicron ngày một tăng cao. Nền kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm lại. Và gần đây nhất, biên bản cuộc họp của Fed cho thấy quá trình siết hỗ trợ sẽ được đẩy nhanh hơn. Ba yếu tố kể trên đang là mối đe dọa tới toàn bộ khu vực”, ông chia sẻ.
Fed khiến giới đầu tư Mỹ đứng ngồi không yên sau khi biên bản phiên họp tháng 12 của cơ quan này được công bố, qua đó cho thấy các thành viên đều sẵn sàng thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh hơn so với kỳ vọng.
Fed ám chỉ rằng họ sẽ bắt đầu nâng lãi suất, giảm chương trình thu mua trái phiếu và đang trong quá trình bàn luận về việc giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ngân khố và cổ phiếu đảm bảo.
Trong khi các thị trường mới nổi châu Á đang đạt được mức độ ổn định nhất định, nhưng họ rất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố kẻ trên, đặc biệt trong trường hợp Fed đẩy nhanh quá trình siết hỗ trợ, ông nhấn mạnh.
“Khoảng cách lãi suất giữa các nền kinh tế mới nổi tại châu Á và Mỹ sẽ được thu hẹp. Điều này có thể dẫn tới việc dòng tiền trái phiếu chảy ra khỏi khu vực này, đặc biệt là các nền kinh tế dễ bị tổn thương”, ông bổ sung.
Trong năm 2013, Fed gây ra hiện tượng “thịnh nộ siết hỗ trợ” khi cơ quan này bắt đầu giảm chương trình thu mua tài sản. Các nhà đầu tư hoảng loạn và làn sóng bán tháo trái phiếu được khởi xướng, khiến cho lợi suất tăng mạnh. Lợi suất biến động ngược chiều với giá.
Kết quả, các thị trường mới nổi tại châu Á đã phải đối mặt với tình trạng thất thoát vốn và mất giá đồng tiền nội địa.
Tất cả sẽ phụ thuộc vào cách mà Fed thực hiện quá trình bình thường hóa chính sách trong vài tháng tới, Casanova cho biết.
“Điều chúng ta không muốn xảy ra đó chính là quá trình chủ động siết hỗ trợ của Fed sẽ diễn ra đồng thời với ba đợt tăng lãi suất trong năm 2022”, ông nhấn mạnh. Viễn cảnh này có thể sẽ khiến dòng vốn chảy ra khỏi khu vực một cách mạnh mẽ hơn và áp lực giảm phát cũng sẽ lớn hơn.
Link gốc tại đây.
Theo NDH