Ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế tại Trung Quốc đang lan rộng trên toàn cầu?
Đoàn Phương Thảo
Junior Analyst
Vào thứ Hai, kinh tế Trung Quốc gần như sụp đổ khi chỉ số CSI 1000 giảm khoảng 6%. Kết quả là chính phủ Trung Quốc đã phải ban hành lệnh cấm bán khống cổ phiếu ngay trong ngày. Lịch sử cho thấy đây chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời và vô nghĩa.
Thị trường đang rất quan tâm về các gói giải cứu khác nhau mà Trung Quốc có thể tung ra. Cổ phiếu Trung Quốc bị bán khống mạnh trong thời gian dài, đã tăng điểm trong hai ngày qua. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm ra gói cứu trợ đúng đắn.
Dưới đây là biểu đồ tháng của ASHR ETF (chỉ số CSI 300), bao gồm 300 cổ phiếu hàng đầu của Trung Quốc. Cho đến nay, ASHR ETF đã giảm gần 45% kể từ tháng 12 năm 2021.
ASHR hiện đang dao động xung quanh mức hỗ trợ mạnh. Vì vậy, hiện tại không phải thời điểm thích hợp để bán khống.
Dưới đây là biểu đồ tuần của Alibaba (BABA), công ty tiêu dùng hàng đầu tại Trung Quốc. BABA đã có một đợt lao dốc nghiêm trọng, giảm tới 80% trong 2 năm (từ mức cao nhất vào tháng 10 năm 2020 xuống mức thấp nhất vào tháng 10 năm 2022).
Alibaba không phải là công ty được chính quyền Trung Quốc yêu thích. Trên thực tế, công ty được niêm yết dưới dạng VIE, một loại công ty đặc biệt cho phép các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch và dưới sự đồng ý của Chính phủ. Cổ phiếu BABA được bán cho người Mỹ không phải cổ phiếu BABA TRUNG QUỐC mà là một công ty ở Đảo Cayman có tên VIE. Phố Wall đã rất "cẩn thận" che dấu điều đó.
Theo một số nguồn tin, chính phủ Trung Quốc có thể xóa bỏ tình trạng đó. Điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu được giao dịch ở Mỹ?
Trước đây Trung Quốc được coi là “đầu máy của nền kinh tế thế giới”. Hiện tại, kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, điều này có thể thấy rõ thông qua tỷ lệ thất nghiệp của những người trẻ tuổi là khoảng 25%.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một nền kinh tế không chỉ trì trệ mà còn tăng trưởng âm. Đồng thời, chi phí lao động sản xuất của nước này đã tăng vọt và hiện cao hơn khoảng 400% so với các nước sản xuất cạnh tranh khác ở Đông Nam Á.
Dưới đây là biểu đồ so sánh chi phí lao động của Trung Quốc (đường màu đỏ) với các nước châu Á khác (thông qua The Economist). Với chi phí tăng vọt, thị trường lao động Trung Quốc đã bão hòa.
Trung Quốc đã rơi vào tình trạng giảm phát. Bên dưới là biểu đồ thể hiện sự vận động của dòng vốn nước ngoài tại Trung Quốc (FDI). Kể từ năm 2000, dòng vốn FDI vào Trung Quốc đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây.
Vào cuối năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ rút ròng hơn 100 tỷ USD. Điều này cho thấy mức giảm kỷ lục về dòng vốn vào và lượng vốn rút ra ngày càng nhiều.
Các cuộc thảo luận về kinh tế Trung Quốc không còn xuất hiện nhiều trên truyền hình. Phố Wall đã không còn đánh giá cao sự quan trọng của nền kinh tế nước này.
Liệu rằng Phố Wall có đang nhanh chóng thay đổi danh mục đầu tư của mình trước khi đưa ra những cảnh báo về Trung Quốc? Chúng ta sẽ biết điều đó trước khi họ chuẩn bị cho một sự sụp đổ của thị trường.
Việc rút vốn khỏi Trung Quốc được xem như là điều tích cực cho Mỹ khi hoạt động sản xuất quay trở lại. Chi phí lao động hấp dẫn không còn, thị trường tiềm năng thay thế Trung Quốc có lẽ sẽ là Ấn Độ.
Trong một thời gian dài, các công ty Mỹ đã vô cùng mệt mỏi trước cuộc đua tài sản trí tuệ (IP) với Trung Quốc và bị áp lực do nhiều chính sách vô lí mà Trung Quốc áp đặt. Đã đến lúc Mỹ lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng trở thành giải pháp thay thế vì bộ máy quan liêu khổng lồ và tham nhũng.
Trong thời gian tới, suy thoái kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu?
Liệu Trung Quốc có xâm lược Đài Loan để đánh lạc hướng thị trường?
Hay cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc sẽ gây ra làn sóng tháo chạy khỏi cổ phiếu nội địa và quay trở lại sử dụng tiền mặt ở Mỹ, giống như lúc đầu năm 2023?
Trong đợt phục hồi của thị trường chứng khoán hơn 2 tháng qua, đà tăng giá ở Mỹ, bằng nhiều thước đo, đã ở mức hoặc gần mức cao kỷ lục. Điều đó thường được thấy khi chứng khoán sắp đạt đỉnh.
ZeroHedge