Anh và EU cần tìm điểm cân bằng mới hậu Brexit
Đức Nguyễn
FX Strategist
Căng thẳng tại eo biển Anh - Pháp gần đây cho thấy ngoại giao bằng vũ lực không có chỗ trong quan hệ song phương hậu Brexit.
Dù tình hình có căng thẳng tới mấy, sự hiện diện của tàu hải quân Anh và Pháp trong tranh chấp đánh bắt hải sản ngoài khơi đảo Jersey là không thể chấp nhận được. Anh đưa tàu chiến ra đây sau khi hàng chục tàu cá Pháp từ Normandy di chuyển ra St Helier, và nước này đe dọa cắt điện của hòn đảo. Sự kiện này là lời cảnh tỉnh về việc một sự bất đồng nhỏ có thể leo thang nhanh như thế nào thời kỳ hậu Brexit.
Trên thực tế có 2 tranh chấp chồng chéo nhau. Trước hết là các điều kiện mà chính quyền đảo Jersey, 1 lãnh thổ của Anh Quốc, đưa ra trong việc đánh cá, trong đó gồm việc tàu Pháp phải có thiết bị theo dõi. Anh nói rằng theo thỏa thuận thương mại với EU, tàu cá Pháp phải có bằng chứng về hoạt động của mình trong lãnh hải đảo Jersey. Các đội đánh cá Pháp cũng đang than phiền về việc bị làm khó khi lấy giấy phép đánh cá trong vùng nước của Anh.
Cũng có những yếu tố chính trị nhất định ở đây. Xavier Bertrand, lãnh đạo vùng Hauts-de-France gồm cả Normandy, là một đối thủ tiềm năng của tổng thống Emmanuel Macron trong cuộc tranh cử năm tới. Annick Girardin, bộ trưởng muốn cắt điện cả đảo Jersey, là con gái một ngư dân Pháp.
Các quốc gia EU hiện đang rất muốn gây khó dễ cho Anh sau Brexit. Nhiều công ty chở hàng của quốc gia này đã phàn nàn về sự lòng vòng của chính quyền Pháp khi áp dụng thủ tục EU, với nhiều câu chuyện về hàng bị trả lại do ký sai màu mực. Ủy ban Châu Âu cũng không muốn Anh quay lại Công ước Lugano (công ước đảm bảo các phán quyết của tòa án dân sự và thương mại được thực thi toàn EU), dù một số nước ủng hộ điều này.
Về phần mình, chính phủ thủ tướng Boris Johnson muốn đánh bắt hải sản thu lợi nhờ Brexit, nhưng lại ký một thỏa thuận gây bất lợi cho ngành này. Dù phía Anh đã bác bỏ, việc tàu chiến xuất hiện gần eo biển Anh trong ngày bầu cử địa phương không thể nào là trùng hợp.
Dù vậy ngành đánh cá cũng đang gây hại cho các ngành khác. Tranh chấp xảy ra ngay lúc hiệp định thương mại giữa Anh và EU đáng lẽ ra sẽ đưa 24 ủy ban và các nhóm công tác vào quản lý mối quan hệ song phương. Nó cho thấy Anh đang khó khăn như thế nào trong tìm ra cân bằng với EU khi nước này muốn tiến đến các thỏa thuận hợp tác - từ việc sáp nhập mua bán phát thải của Anh với EU, đến các quy định chung về hóa chất.
Chính quyền thủ tướng Johnson đã tự làm khó mình khi cho David Frost, một người có tiếng cứng rắn, chịu trách nhiệm trong các vấn đề với EU. Niềm tin với EU đang suy giảm sau khi Anh thực hiện các biện pháp đơn phương để giải quyết ảnh hưởng của Brexit đến các doanh nghiệp Bắc Ireland, điều đã khiến EU thực hiện hành động pháp lý. Với EU, việc đạt được thỏa thuận về Bắc Ireland đã thành 1 phép thử với Anh.
Thái độ trong giải quyết tranh chấp với đại sứ EU tại London cho thấy một số người tại Anh cũng đang muốn một mối quan hệ đứng đắn hơn. Nhưng cả 2 bên cần thực tế hơn, và cư xử như những quốc gia phát triển, thay vì hù dọa nhau bằng tàu chiến.
Financial Times