Báo cáo tuần GBP/USD: Thông tin tăng trưởng của Anh và lạm phát Mỹ sẽ không để các trader nghỉ ngơi
Nguyễn Thanh Lịch
Junior Analyst
GBP/USD giảm mạnh sau quyết định giữ nguyên mức lãi suất của BoE và tapering của Fed. Suy đoán về Brexit và BoE đang thu hút nhiều sự chú ý.
Tuần đầu tiên của tháng 11 là một tuần đáng nhớ - cặp tiền này đã có mức giảm 300 pips sau quyết định của BOE không tăng lãi suất và quyết định cắt giảm QE theo dự kiến của Fed. Quan điểm chính sách của 2 nước dần trở nên quan trọng.
Cập nhật diễn biến GBP/USD: Đồng bảng Anh bị nhấn chìm
"Các thị trường cần sự linh hoạt để đáp lại các tuyên bố có điều kiện" - Thống đốc NHTW Anh A.Bailey giải thích lý do tại sao các thị trường đã dự báo sai lầm về quyết định lãi suất. Chỉ có hai trong số chín thành viên lựa chọn chống lại lạm phát gia tăng với chi phí đi vay cao hơn. Đồng bảng Anh đã giảm mạnh sau khi phản ứng với tin tức.
Dự báo việc làm tốt hơn và kỳ vọng lạm phát 5% không khiến đồng bảng Anh bị suy yếu, cũng như kỳ vọng về động thái chính sách vào tháng 12, khi chương trình mua trái phiếu của BOE kết thúc.
Ở khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng. FED đã thông báo cắt giảm kế hoạch mua trái phiếu với mức cắt giảm 15 tỷ USD mỗi tháng - ít nhất là trong tháng 11 và tháng 12. Tính chất linh hoạt của kế hoạch đã làm dấy lên suy đoán về việc tăng lãi suất sẽ không còn xa. Tuy nhiên, chủ tịch FED ông J.Powell vẫn kiên nhẫn về việc tăng lãi suất. Hơn nữa, ông dần nghiêng về việc sẽ tapering, điều mà có thể dự đoán trước được. Đồng USD không giữ được đà tăng đầu ngày thứ 6. Tuy nhiên, đồng bạc xanh sau đó được hưởng lợi từ việc đầu cơ dự báo lãi suất tăng.
Về Brexit: Sau một thời gian tương đối yên ắng khi các quan chức Pháp ca ngợi các nhà đàm phán Anh liên quan đến việc đánh bắt cá, Anh đã đưa ra phương án kích hoạt Điều 16 trong thỏa thuận rút lui. Việc chỉ nói về hướng sử dụng cơ chế khẩn cấp đơn phương này để phá vỡ thỏa thuận đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại và làm tạo thêm nhiều áp lực cho đồng bảng Anh.
Tại Washington, các nhà lập pháp khó tính của đảng Dân chủ đã dần đồng ý về một dự luật cắt giảm quy mô chi tiêu, nhưng vẫn chưa có tin tức gì thêm vào thời điểm viết bài. Bên cạnh đó, các chỉ số kinh tế của Mỹ hầu như đều lạc quan, với chủ đề nổi bật là lạm phát đang tăng. Chỉ số nhà quản lý mua hàng dịch vụ ISM đạt 66.7 điểm, cao nhất kể từ năm 2005. Chi phí lao động tính theo năm cũng tăng lên 8.3%, phản ánh áp lực tiền lương.
Đó là những khởi đầu trước khi báo cáo NFP được đưa ra vào thứ 6. Con số này vượt ước tính với số lượng việc làm đạt 531.000 trong tháng 10, và nằm trên con số điều chỉnh tăng lên mức 235.000 cho những tháng trước đó. Đồng USD được hưởng lợi từ việc tiền lương tăng cũng đã lên 4.9% YoY.
Các sự kiện ở Anh: Liệu quyết định giữ lãi suất thấp của NHTW Anh là hợp lý?
Số liệu GDP hàng quý sẽ phần nào đưa ra câu trả lời cho quý thứ ba sau khi tăng 5.5% theo quý, dự báo đà tăng sẽ chậm lại đáng kể.
Nền kinh tế Mỹ chỉ tăng 0.5% theo quý, một phần do lạm phát cao hơn so với ở Anh. Với sự nhạy cảm ngày càng tăng đối với các chỉ số kinh tế như là những yếu tố dự báo về việc tăng lãi suất, đồng bảng Anh có nhiều dư địa phản ứng với số liệu về GDP. Nó có thể sẽ làm lu mờ các số liệu thống kê khác trong đó có số liệu về sản xuất công nghiệp.
Liệu các vấn đề về Brexit kéo dài có dẫn đến chiến tranh thương mại giữa Anh và EU?
Đó là một lựa chọn thiếu đúng đắn, vì cả hai bên đều sẽ thua - nhưng không thể loại trừ. Một vụ vận động hành lang bê bối đã làm rung chuyển chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson, và xung đột với một đối thủ bên ngoài sẽ là một định hướng chính trị khôn ngoan. Tuy nhiên, có lẽ cần bình tĩnh và có những cuộc đàm phán nhẹ nhàng hơn. Điều đó sẽ có lợi cho đồng bảng Anh.
Các ca nhiễm COVID-19 vẫn tăng khi nhiệt độ tiếp tục giảm. Trong khi áp dụng các hạn chế mới có vẻ như là một lựa chọn xa vời, vấn đề về dịch bệnh có thể gây nhiều áp lực lên đồng bảng Anh nếu hệ thống y tế gặp khó khăn.
Về Mỹ: Lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao, hay sẽ vẫn chỉ là tạm thời?
Tất cả các chỉ báo đều cho thấy lạm phát vẫn tiếp tục tăng, và các nhà kinh tế cũng kỳ vọng áp lực về lạm phát sẽ tiếp diễn. Báo cáo mức tăng chỉ số CPI là 5.3% trong tháng 10, chỉ thấp hơn 0.1% trong tháng 9.
Chỉ số Core CPI - vốn được quan tâm hơn và Fed dự kiến sẽ giữ ở mức 4%. Bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng có thể tác động tới USD. Nếu CPI cơ bản trên 4% thì sẽ tốt cho đồng USD.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng từ báo cáo của Đại học Michigan cho tháng 11 cũng đáng được đề cập - mặc dù nó thiếu mối tương quan với doanh số bán lẻ. Nó vẫn là một động lực thúc đẩy tới thị trường. Chỉ báo này đã không thể phục hồi sau đợt giảm mạnh vào tháng 8 và có thể còn giảm sâu hơn nữa.
Xét về mặt chính trị, có vẻ như đảng Dân chủ đang đạt được thỏa thuận phê duyệt các chương trình chi tiêu dài hạn lớn và những thay đổi đối với nền kinh tế Mỹ. Hơn nữa, cần phải nhớ rằng số tiền được đề cập là để chi tiêu trong cả một thập kỷ chứ không phải là một khoản tiền mặt để dùng ngay lập tức. Phản ứng của thị trường có thể sẽ không mạnh.
Phân tích kỹ thuật GBP/USD
Cặp tiền này vẫn đang duy trì ở mức ổn định, và điều đó cũng có thể thấy rõ trên biểu đồ khung ngày. Đà tăng đã chuyển sang giảm ngay sau khi cặp tiền không thể vượt qua đường SMA50. Đầu tuần, GBP/USD cũng giảm sâu xuyên thủng đường hỗ trợ.
Chỉ số RSI vẫn trên mức 30 ở vùng quá bán cho tới thời điểm hiện tại. Hỗ trợ quan trọng tại 1.34, mức thấp nhất từ cuối tháng 9 tiếp theo là các mức 1.33 và 1.32. Mức kháng cự là 1.35, một mức cản tâm lý, tiếp đó là 1.3550, hỗ trợ vào đầu tháng 10. Xa hơn phía trên là 1.3665, đường kháng cự được nhìn thấy ba tuần trước và 1.37, nơi giá chạm SMA 50.
Phân tích tâm lý thị trường GBP/USD
Được cho là sẽ phục hồi khi BOE vẫn đang trong quá trình tăng lãi suất vào tháng 12, và lực mua để cân trạng thái short đến hạn.
Cuộc khảo sát của FXStreet cho thấy một xu hướng giảm giá ngắn hạn và đi lên sau đó. Có vẻ như các chuyên gia dự đoán BOE sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn trước khi phục hồi, mặc dù không bằng các mức trước đó.
Fxstreet