Bidenomics có thể duy trì sự ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản
Không quyết liệt, Đảng Dân chủ muốn cứu thị trường bằng cách làm dịu chúng
Con người được cho là ngày càng bảo thủ hơn theo tuổi tác. Những người trẻ mơ mộng trở thành người thực dụng ở tuổi trung niên, và điều này tiếp tục xoay vòng ở các thế hệ trẻ tiếp theo. Một đặc điểm gây tò mò trong câu chuyện của Joe Biden là nó thách thức vòng lặp cổ điển này. Ứng cử viên Đảng Dân chủ mới năm ngoái, cứng rắn với phúc lợi và thậm chí còn cứng rắn hơn với tội phạm, hiện là ứng cử viên tiến bộ nhất của đảng cho Nhà Trắng kể từ những năm 1980.
Nền tảng kinh tế của ông chính là điều làm nên tiếng tăm vang dội này. Tổng thống Biden sẽ chi tới 2 nghìn tỷ đô la cho việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Số tiền tăng gấp đôi cho một biện pháp kích thích cho một nền kinh tế đang gặp khó khăn, sẽ không chỉ tài trợ cho nghiên cứu năng lượng sạch mà còn trực tiếp cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất của Mỹ.
Cũng sẽ có nhiều khoản viện trợ liên bang hơn cho các trường học ở các khu vực khó khăn, cho những người mua nhà lần đầu, cho một số nhóm người nhận an sinh xã hội. Về chăm sóc sức khỏe, cựu phó tổng thống tạm dừng lại giấc mơ của phe cánh tả - Medicare cho mọi nhà - nhưng ông sẽ xây dựng dựa trên những cải cách của người sếp cấp cao của mình, Barack Obama. Moody’s Analytics cho biết, kết hợp lại với nhau, các kế hoạch của ông kêu gọi “tăng chi tiêu chính phủ thêm 7.3 nghìn tỷ đô la trong thập kỷ tới”. Cả Obama và Bill Clinton đều không tham vọng đến thế
Nếu chi tiêu tăng bất thường, thì mức độ sẵn sàng đánh thuế rõ ràng cũng vậy. Không có sự hèn nhát nào như thời Clinton, khi đảng Dân chủ cố gắng đánh mất "danh hiệu" đảng chống thành công. Ông Biden sẽ tăng thuế suất biên cao nhất cho các công ty và hủy bỏ việc cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump đối với những người có thu nhập hàng năm trên 400.000 đô la. Nhìn chung, hơn một nửa chi tiêu đề xuất của ông sẽ được tài trợ bằng thuế, và phần còn lại là khoản thâm hụt vốn đã rất lớn.
Dù ông Trump nói gì, đây không phải là mối đe dọa đáng báo động cho khu vực tư nhân. Trừ khi đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Thượng viện trong cuộc bầu cử vào tháng tới, hầu hết các kế hoạch này vẫn sẽ cần được xem xét. Ngay cả khi họ có quyền kiểm soát,một số thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đại diện cho các bang bảo thủ, họ có thể bỏ phiếu phù hợp . Và trong khi ông Biden dự tính sẽ có vai trò lớn hơn đối với nhà nước so với ông Clinton hay ông Obama, thì những dự luật của ông khó có thể so sánh với Chính sách kinh tế mới (New Deal) hoặc Chính sách Đại Xã hội (Great Society) những năm 1960, nó sẽ tạo nên một sự bứt phá mạnh mẽ. Trên thực tế, với xu hướng thiên tả của dư luận Mỹ trong những năm gần đây, ông có thể còn tiến xa hơn. Những người ủng hộ Bernie Sanders, nhà xã hội chủ nghĩa ở Vermont, chắc chắn sẽ nghĩ như vậy.
Những gì Bidenomics thể hiện là sự tái xác nhận vai trò của chính phủ nói chung với nền dân chủ toàn cầu. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, chính phủ Bảo thủ của Vương quốc Anh đã ngăn cản chủ nghĩa Thatcher để ủng hộ chiến lược công nghiệp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron theo đuổi các cải cách bên cung ở quê nhà, nhưng ông cũng có một đường lối bảo hộ ở cấp độ EU. Giờ đây, với việc nhà nước đang chống đỡ gánh nặng kinh tế của đại dịch ở hầu hết các quốc gia, khu vực công hiếm khi trở nên quan trọng như vậy. Sự chuyển dịch của nền kinh tế lớn nhất thế giới sang các bàn tay dân chủ-xã hội sẽ xác nhận xu hướng này.
Kể từ thời John Maynard Keynes, cách tốt nhất để chính phủ can thiệp vào thị trường không phải là xóa bỏ nó, mà là duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với nó. Một chủ nghĩa tư bản không được kiểm soát sẽ không tồn tại trước sự phán xét của cử tri. Chắc chắn, đã có những thời điểm kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008 khi sự bất bình đẳng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ, đã đe dọa ảnh hưởng tới nhu cầu thay đổi toàn bộ hệ thống. Nếu được triển khai, Bidenomics sẽ khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp và đối với những người có thu nhập cao. Nhưng nó cũng có thể ngăn chặn một sự thâm hụt sâu hơn.